0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Cơ chế quản lý GDTX của từng địa phương

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH ĐIỆN BIÊN TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY LUẬN VĂN THS GIÁO DỤC HỌC 60 14 01 14 PDF (Trang 42 -42 )

Về vấn đề phân cấp quản lý, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức, nhân sự, tài chính của GDTX là một trong những nội dung đổi mới quản lý giáo dục đã được các cơ quan có thẫm quyền ban hành. Khi được phân cấp mạnh mẽ trong quản lý thì trung tâm GDTX có đủ cơ sở pháp lý để chủ động tổ chức các hoạt động của trung tâm nói riêng và hoạt động dạy học nói riêng, tạo ra thương hiệu nhằm lôi cuốn người dạy có chất lượng, người học đến trung tâm ngày càng nhiều, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

Về nhu cầu học tập thường xuyên của cộng đồng. Nhà quản lý thường xuyên khảo sát nắm bắt nhu cầu học tập trong xã hội, đối tượng học tập, số lượng người học ,trình độ người học cũng như nắm bắt mục đích, động cơ học tập và điều kiện kinh tế người học trong cộng đồng, nếu làm được điều này thì trung tâm dễ dàng chủ động về tuyển sinh, phân bổ nguồn lực, lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức dạy học, điều kiện CSVC&TBDH... phù hợp.

Tiểu kết chương 1

Hoạt động dạy học chương trình GDTX cấp THPT là một trong những hoạt động chính của trung tâm GDTX. Quản lý hoạt động dạy học chính là điều khiển quá trình dạy học làm cho quá trình đó tiến hành một cách có kế hoạch, có tổ chức và được chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thường xuyên nhằm thực hiện mục tiêu dạy học. Quản lý hoạt động dạy học của trung tâm GDTX về cơ bản đều mang những đặc điểm, nội dung và chức năng quản lý của một cơ sở giáo dục. Tuy nhiên Trung tâm GDTX có những đặc điểm riêng về mục tiêu, nội dung chương trình, đối tượng học tập, môi trường dạy học, hình thức tổ chức, phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập..., nét đặc thù rõ nét nhất của trung tâm GDTX được qui định trước hết bởi bản chất lao động sư phạm của người giáo viên, bản chất của hoạt động dạy học là: học viên vừa là đối tượng quản lý vừa là chủ thể tự quản lý hoạt động của bản thân.

Quản lý hoạt động dạy học là quản lý đồng bộ và thống nhất các thành tố của hoạt động dạy học. Trong đó có các nội dung cụ thể là quản lý người dạy, quản lý người học, quản lý cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học. Đồng thời chú ý đến các yếu tố có tác động đến quản lý hoạt động dạy học như: yếu tố dân cư, kinh tế - xã hội, nội dung , chương trình, phương pháp dạy học, CSVC&TBDH, nhu cầu học tập, nhận thức của các lực lượng giáo dục, quyển tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nhân sự, tài chính... để xác định được các biện pháp quản lý hoạt động có hiệu quả.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH ĐIỆN BIÊN 2.1. Khái quát về kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo tỉnh Điện Biên

2.1.1. Đặc điểm tình hình về địa lý, dân cư và kinh tế - xã hội

Điện Biên là một tỉnh vùng cao, nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam, có tổng diện tích tự nhiên 9.562,9 km2, chiếm 2,89% diện tích cả nước. Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam giáp với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km đường bộ. Điện Biên là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với CHND Trung Hoa 40,86 km và CHDCND Lào 360 km. Điện Biên có 10 đơn vị hành chính (01 Thành phố (tỉnh lỵ), 01 thị xã và 08 huyện với 130 xã, phường, thị trấn, trong đó có 05 huyện thuộc chương trình 30a của Chính phủ; 02 huyện được hưởng cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo Nghị quyết 30a tại Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Tỉnh có 19 dân tộc sinh sống với tổng dân số 52,7 vạn dân, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 81,2%. Mật độ dân số bình quân 49 người/km2 so với mật độ dân số trung bình của vùng Tây Bắc: 69 người/km2 và cả nước: 254 người/km2.

Là tỉnh miền núi nên Điện Biên có tiềm năng về đất rừng và đất có khả năng phát triển rừng rất lớn. Tỉnh Điện Biên có tiềm năng du lịch rất phong phú, đa dạng, bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Điện Biên có nhiều di tích lịch sử gắn với công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đặc biệt là cụm di tích chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ... là những tài sản vô cùng quý giá để khai thác phát triển du lịch lịch sử. Tuy nhiên, so với các tỉnh trong vùng và cả nước thì nến kinh tế của tỉnh Điện Biên còn ở mức độ thấp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế từng ngành, lĩnh vực còn chậm, chưa vững chắc, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội còn yếu, một số ngành

2.1.2. Khái quát về tình hình giáo dục và đào tạo tỉnh Điện Biên

Đến nay toàn tỉnh Điện Biên có 491 cơ sở giáo dục các cấp gồm: 165 trường mầm non; 175 trường tiểu học; 114 trường THCS; 29 trường THPT; 10 trung tâm, trong đó 08 trung tâm GDTX, 02 Trung tâm Ngoại ngữ-Tin học (01 trung tâm ngoài công lập). Hệ thống các trường, lớp mẫu giáo mầm non trong toàn tỉnh nói chung và ở các xã vùng cao biên giới, các xã đặc biệt khó

khăn nói riêng được củng cố và mở rộng.

Trong những năm qua, chất lượng giáo dục học sinh của tỉnh Điện Biên từng bước được nâng lên. Chất lượng và giáo dục phổ thông có những chuyển biến tích cực. Quy mô trường, lớp, học sinh tiếp tục phát triển, bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu học tập của xã hội. Năm học 2013-2014 toàn tỉnh hiện có 491trường, 6.921 lớp học, 155.638 học sinh. (không bao gồm sinh viên

Cao đẳng sư phạm), trong đó:

Tính đến cuối tháng 12/2013, số trường đạt chuẩn quốc gia là 155 trường, đạt 32,36% tổng số trường mầm non và phổ thông; trong đó: mầm non 43 trường đạt 26,4%, tiểu học 72 trường đạt 41,6%, THCS 35 trường đạt

30,7%, THPT 06 trường đạt 20,7%.

Tuy nhiên, công tác quản lý giáo dục tại tỉnh Điện Biên còn hạn chế. Chất lượng giáo dục không đồng đều, còn chênh lệch giữa các vùng trong tỉnh nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Tỉ lệ huy động học sinh đến trường và duy trì sĩ số ở một số đơn vị không ổn định, một số địa phương, số học sinh nghỉ học cao bất thường và chất lượng giáo dục chưa bền vững. Nguy cơ mất chuẩn phổ cập GDTHCS cao. Tỷ lệ học sinh giỏi, học sinh đạt giải trong các kỳ thi

Quốc gia, học sinh đỗ đại học còn thấp.

Chất lượng đội ngũ CBQL, giáo viên ở một số nơi chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ. Giáo viên và cán bộ quản lý có trình độ về

Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng đủ nhu cầu dạy học. Trang thiết bị, phòng thí nghiệm, thư viện phục vụ dạy và học tập chưa đáp ứng được nhu cầu. Yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học chưa được đáp ứng.

2.2. Vài nét về trung tâm GDTX tỉnh Điện Biên

2.2.1. Qúa trình phát triển của trung tâm

Trung tâm GDTX tỉnh được thành lập theo Quyết định số 465/QĐ- UB ngày 22/7/1996 của UBND tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên). Tổng diện tích: 15.000m2; Địa chỉ: Tổ dân phố 12 - Phường Thanh Bình, Thành phố Điện Biên phủ, tỉnh Điện Biên.

Trung tâm GDTX tỉnh với các chức năng, nhiệm vụ cơ bản sau: 1. Tổ chức dạy bổ túc văn hóa THPT:

Đây là nhiệm vụ rất quan trọng của trung tâm GDTX tỉnh, việc nâng cao trình độ học vấn THPT cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ chiến sĩ các lực lượng vũ trang trong tỉnh là một trong những yêu cầu hết sức cấp thiết trong chiến lược quy hoạch và đào tạo cán bộ của tỉnh.

2. Đào tạo Tin học ứng dụng và Tiếng Anh thực hành:

Đây là nhiệm vụ hoàn toàn mới đối với giáo dục Điện Biên nói chung, đối với trung tâm GDTX nói riêng. Được sự nhất trí của Sở GD&ĐT và Bộ GD&ĐT cho phép, trung tâm GDTX tỉnh đã đào tạo và cấp chứng chỉ Tin học ứng dụng và Tiếng Anh trình độ A, B, C theo chương trình đào tạo mà Bộ GD&ĐT đã ban hành.

3. Công tác đào tạo và bồi dưỡng ngắn hạn:

Việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cho cán bộ, viên chức đang công tác và làm việc là một trong những nhiệm vụ rất cơ bản và thường xuyên của trung tâm GDTX tỉnh.

Trung tâm GDTX Điện Biên được phép liên kết đào tạo trình đọ Cao đẳng, đại học với tất cả các cơ sở giáo dục đại học trong cả nước để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho tỉnh.

5. Quản lý, nuôi dưỡng và đào tạo Tiếng Việt cho lưu học sinh Nước CHDCND Lào:

Trung tâm GDTX tỉnh là một trong cơ sở giáo dục được tỉnh và ngành giao cho nhiệm vụ quản lý nuôi dưỡng và đào tạo Tiếng Việt cho lưu học sinh 3 tỉnh LuôngPhraBang, UĐômXay, PhongSaLy nước CHDCND Lào.

* Biên chế của trung tâm

Tổng lao động: 42, trong đó nữ: 32 chiếm (76%), Dân tộc thiểu số: 08 chiếm (19%), Đảng viên 27 chiếm (64%).

+ Đội ngũ giáo viên: 27 (Trực tiếp giảng dạy và giáo dục học viên: 12, làm công việc khác và tham gia giảng dạy: 07, đi học thạc sĩ: 09)

+ Trình độ đào tạo của giáo viên: Cao đẳng 0, Đại học: 21, Thạc sĩ: 02 * Tổ chức bộ máy của TTGDTX tỉnh Điện Biên

1. Các Ban (04 ban)

- Ban Giám đốc; Ban quản lý lưu học sinh nước CHDCND Lào; Ban Thanh tra nhân dân; Ban Đại diện Hội phụ huynh

2. Các phòng chuyên môn (04 phòng)

- Phòng Tổ chức hành chính; Phòng Quản lý Đào tạo

- Phòng Quản lý Bổ túc văn hóa; Phòng Đào tạo Tin học - Dạy nghề 3. Các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội

- Chi bộ cơ sở trực thuộc Đảng bộ Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên, - Công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn ngành giáo dục Điện Biên,

- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trực thuộc Đoàn Dân chính Đảng tỉnh Trung tâm GDTX vận hành theo sự phân cấp: Chi bộ, Ban giám đốc - người chịu trách nhiệm chính là giám đốc - các tổ chức đoàn thể quần chúng, các phòng, tổ chuyên môn, bộ phận hành chính, kế toán, cùng tham gia hoạt

2.2.2. Kết quả giáo dục cấp THPT của trung tâm GDTX

Thống kê tình hình đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên ở trung tâm GDTX tỉnh Điện Biên từ 2009 đến 2014

Bảng 2.1. Thống kê đội ngũ CBQL, giáo viên của Trung tâm

NĂM HỌC

ĐỘI NGŨ CBQL ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN

Tổng số

Chuyên môn Bồi

dưỡng Số lượng Chuyên môn Đạt chuẩn Trên chuẩn QLGD Tổng số Cơ hữu Hợp đồng Trên chuẩn Đạt chuẩn Chưa đạt chuẩn 2009 – 2010 3 3 0 3 23 23 0 0 23 0 2010 – 2011 3 3 0 3 24 24 0 1 23 0 2011- 2012 4 4 0 4 24 24 0 1 23 0 2012-2013 4 4 0 4 25 25 0 1 24 0 2013-2014 3 3 0 3 25 25 0 1 24 0

(Nguồn do trung tâm GDTX tỉnh Điện Biên)

Qua số liệu thống kê bảng 2.1 ta thấy: 100% cán bộ quản lý của trung tâm có trình độ chuyên môn đạt chuẩn. Số cán bộ quản lý đã qua đào tạo bồi dưỡng về quản lý mới ở mức nhỏ hơn hoặc bằng 50%. Hiện nay, trung tâm chưa có cán bộ quản lý đạt trình độ sau đại học.

Đội ngũ CBQL, giáo viên trung tâm cơ bản đủ về số lượng, đáp ứng đủ nhu cầu và quy mô phát triển giáo dục. Trung tâm GDTX tỉnh Điện Biên đã chú trọng công tác bồi dưỡng nâng chuẩn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. Đã có giáo viên trên chuẩn, không có giáo viên chưa đạt chuẩn. Hiện tại trung tâm GDTX tỉnh Điện Biên có 9 cán bộ và giáo viên đang theo học chương trình sau đại học tại các trường Đại học tại Hà Nội và Trung Quốc.

- Thống kê kết quả xếp loại học lực BTVH cấp THPT tại trung tâm GDTX tỉnh Điện Biên trong 5 năm ( Từ năm 2009 đến 2014):

Bảng 2.2. Thống kê kết quả học tập của học viên BTVH 5 năm gần đây NĂM HỌC Tổng số XẾP LOẠI HỌC LỰC

Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém

SL % SL % SL % SL % SL % 2009-2010 430 1 0.23 15 3.48 145 33.72 229 53.25 40 9.30 2010-2011 271 1 0.37 12 4.43 69 25.46 170 62.73 19 7.01 2011-2012 211 0 0 9 4.26 108 51.18 94 44.54 0 0 2012-2013 168 0 0 8 4.76 90 33.57 66 39.29 4 2.38 2013-2014 228 1 0.48 17 8.21 129 62.32 56 27.05 4 1.93

[ Nguồn do trung tâm GDTX tỉnh Điện Biên cung cấp]

Số liệu cho thấy: chất lượng học tập của học viên ở trung tâm còn quá thấp, tỷ lệ học viên xếp loại học lực loại khá ít, vẫn còn nhiều học viên xếp loại học lực yếu và kém.

- Thống kê kết quả xếp loại hạnh kiểm của học viên BTVH cấp THPT tại trung tâm GDTX tỉnh Điện Biên trong 5 năm gần đây:

Bảng 2.3. Thống kê kết quả hạnh kiểm của học viên BTVH (2009-2014)

NĂM HỌC Tổng số XẾP LOẠI HẠNH KIỂM Tốt Khá Trungbình Yếu Ko xếp SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) 2009-2010 430 103 23.95 190 44.18 94 21.86 38 8.83 5 1.16 2010-2011 267 51 19.32 142 53.79 63 23.86 8 3.03 0 0 2011-2012 210 85 40.47 102 48.57 23 10.95 31 18.56 0 0 2012-2013 167 63 37.72 73 43.71 31 18.56 0 0 0 0 2013-2014 126 53 42.06 51 40.48 14 11.11 8 6.35 81 39.13

[ Nguồn do trung tâm GDTX tỉnh Điện Biên cung cấp]

Số liệu bảng 2.3 cho thấy: tỷ lệ học viên xếp loại khá, tốt chiếm đa số, học viên xếp loại hạnh kiểm trung bình không nhiều. Vẫn còn có học viên xếp loại hạnh kiểm yếu. Điều đó cho thấy: Ý thức học tập của một số học viên

- Thống kê kết quả thi tốt nghiệp THPT trong 5 năm gần đây: Bảng 2.4. Thống kê kết quả tốt nghiệp của học viên BTVH

Năm học Tổng số dự thi Số tốt nghiệp Tỷ lệ Ghi chú

2009 - 2010 137 35 25.55

2010 - 2011 126 124 98.41

2011 - 2012 84 72 85.71

2012 - 2013 82 72 87.80

2013 - 2014 146 128 87.67

[ Nguồn do trung tâm GDTX tỉnh Điện Biên cung cấp]

Qua bảng số liệu ta thấy: tỷ lệ học viên dự thi tốt nghiệp BTVH cấp THPT tại trung tâm hàng năm đều đạt trên 80% trở lên. Mặc dù là tỉnh miền núi nhưng chất lượng giáo dục như vậy là khá tốt. Điều đó chứng tỏ sự cố gắng rất lớn của cán bộ, giáo viên của trung tâm. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục cấp THPT của trung tâm vẫn còn thấp so với các trung tâm GDTX và các trường THPT khác trong tỉnh.

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học chương trình GDTX cấp THPT ở trung tâm GDTX tỉnh Điện Biên THPT ở trung tâm GDTX tỉnh Điện Biên

2.3.1. Tổ chức khảo sát 2.3.1.1. Mục tiêu của khảo sát 2.3.1.1. Mục tiêu của khảo sát

Để đánh giá khách quan thực trạng quản lý hoạt động dạy học chương trình GDTX cấp THPT ở trung tâm GDTX tỉnh Điện Biên.

2.3.1.2. Quy mô và địa bàn khảo sát

Vì số lượng CBQL và giáo viên của trung tâm GDTX tỉnh rất ít nên chúng tôi tiến hành khảo sát 05 trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Điện Biên gồm 01 trung tâm GDTX tỉnh và 04 trung tâm GDTX cấp huyện: trung tâm GDTX huyện Điện Biên, trung tâm GDTX huyện Điện Biên đông, trung tâm GDTX huyện Tuần Giáo, trung tâm GDTX huyện Mường Chà bằng phiếu điều tra với hai nhóm khách thể:

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH ĐIỆN BIÊN TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY LUẬN VĂN THS GIÁO DỤC HỌC 60 14 01 14 PDF (Trang 42 -42 )

×