Nội dung quản lý hoạt động dạy học chương trình GDTX cấp THPT

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh điện biên trong bối cảnh hiện nay luận văn ths giáo dục học 60 14 01 14 pdf (Trang 32 - 40)

Cũng như các loại hình trường khác, quản lý hoạt động dạy học chương trình GDTX cấp THPT là chương trình quản lý dạy học, điều khiển quá trình dạy học theo kế hoạch, có tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra một cách thường xuyên, liên tục. Nội dung cụ thể của việc quản lý hoạt động dạy học chương trình GDTX cấp THPT cụ thể như sau:

1.4.2.1. Phân công giảng dạy cho giáo viên

Việc phân công giáo viên giảng dạy là một vấn đề hết sức quan trọng, nó quyết định đến sự thành bại của một tổ chức; vì vậy, Giám đốc nên xem xét

triển vọng và khả năng cũng như kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy của giáo viên mà lựa chọn phương án tối ưu. Trong quá trình quản lý của mình, Giám đốc phải hết sức thận trọng cân nhắc các yêu cầu của công tác, khả năng của từng giáo viên, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của họ mà phân công một cách khoa học, hợp lý, phù hợp với điều kiện, năng lực của từng giáo viên, nhằm tạo ra sự công bằng, tạo ra thời gian phù hợp để giáo viên dự giờ, tái tạo sức lao động, tham gia các hoạt động khác...vv; sẽ tạo ra được bầu không khí tâm lý tập thể sư phạm rất tốt, cụ thể:

- Có sự tiếp xúc thoải mái giữa các thành viên, mọi người dược tự do tư tưởng, kỷ luật không phải là bắt buộc mà là nhu cầu của họ;

- Có nhiều cuộc trao đổi ý kiến, thảo luận về các vấn đề khác nhau, đặc biệt là những vấn đề về nâng cao hiệu suất lao động và xây dựng tập thể vững mạnh;

- Mục đích hoạt động của tập thể (nhiệm vụ của tập thể) được mọi người hiểu rõ và nhất trí;

- Mọi người tôn trọng nhau và giúp đỡ nhau lao động sáng tạo;

- Trách nhiệm của mỗi người trong tập thể được xác định rõ ràng, đúng đắn. Mỗi người ra sức làm tròn nhiệm vụ của mình;

- Sự nhận xét, phê bình mang tính chất xây dựng. Không có tính chất đả kích, soi mói nhau dù là công khai hay ngấm ngầm;

- Người lãnh đạo vừa là thủ trưởng, vừa là thủ lĩnh;

- Không có hiện tượng cán bộ, giáo viên, công nhân viên tốt bất mãn, xin chuyển công tác;

- Năng suất lao động và hiệu quả công tác cao;

- Những người mới đến mau chóng hòa nhập được vào tập thể, cảm thấy hài lòng vì được làm việc trong tập thể đó;

Nếu không làm được điều này sẽ tạo ra bầu không khí tâm lý sư phạm u ám, gây ảnh hưởng nhiều mặt cho tổ chức.

1.4.2.2. Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch giảng dạy

Việc xây dựng kế hoạch giảng dạy là việc xác định mục tiêu công tác giảng dạy của mỗi giáo viên phải dựa trên nhiều yếu tố mà trong đó chủ yếu dựa vào tình hình học tập của học viên theo từng khối lớp. Giám đốc trước khi hướng dẫn cần nên phân tích tình hình trường lớp cụ thể, tình hình giáo viên và học viên để hướng dẫn cho giáo viên xác định mục tiêu đúng đắn, biết tìm ra biện pháp để xây dựng quy trình lập kế hoạch phù hợp và hiệu quả nhất. Trong công tác quản lý của trung tâm, Giám đốc nên coi việc giáo viên thực hiện tốt kế hoạch giảng dạy là quan trọng nhất để đảm bảo chất lượng giờ dạy đồng thời đảm bảo hiệu quả giáo dục.

1.4.2.3. Quản lý giáo viên thực hiện chương trình dạy học

Chương trình dạy học quy định phương pháp, hình thức dạy học, thời gian dạy học từng môn học nhằm thực hiện những yêu cầu mục tiêu cấp học. Thực hiện chương trình dạy học là thực hiện kế hoạch đào tạo, chương trình dạy học là Pháp lệnh của Nhà nước do Bộ GD&ĐT ban hành. Giám đốc phải thực hiện nghiêm túc, không được thay đổi tuỳ tiện, thêm hoặc cắt giảm làm sai lệch chương trình dạy học. Vì vậy, hằng năm Giám đốc trung tâm phải cập nhật, nắm vững và tổ chức cho toàn bộ giáo viên nghiên cứu, học tập để nắm vững mục tiêu, chương trình dạy học của cấp học.

Quản lý giáo viên dạy đúng chương trình, đủ chương trình là nắm toàn bộ hoạt động dạy của giáo viên, cụ thể như: Kế hoạch giảng dạy, việc soạn giáo án, giờ giấc lên lớp, việc ôn tập, kiểm tra, việc tổ chức các hình thức học tập ngoài lớp học, việc học tập có hướng dẫn, muốn vậy cần thực hiện:

+ Ban Giám đốc, tổ trưởng chuyên môn yêu cầu giáo viên xây dựng chương trình dạy học môn học do mình phụ trách, trong đó kế hoạch dạy học phải được thể hiện rõ ràng;

+ Sử dụng các biểu bảng, sổ sách như: Phiếu báo giảng, sổ đầu bài, phân phối chương trình... để nắm các tình hình có liên quan đến việc thực hiện chương trình;

+ Dùng thời khoá biểu, phân phối chương trình để điều khiển và kiểm soát tiến độ thực hiện chương trình dạy học của tất cả các môn học, các lớp sao cho đồng đều, cân đối, tránh chồng chéo, thiếu giờ, thiếu bài, môn dạy nhanh môn dạy chậm so với kế hoạch của từng môn.

1.4.2.4. Quản lý giáo viên soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp

Có hai hình thức về việc chuẩn bị lên lớp của giáo viên, đó là việc chuẩn bị dài hạn và việc chuẩn bị cho từng tiết lên lớp.

+ Chuẩn bị dài hạn: là việc giáo viên xây dựng được kế hoạch dạy học từng môn học cho toàn năm học hay từng kỳ, dựa trên chương trình dạy học, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, tình hình học tập của học viên...vv và khi xây dựng cần tính đến khả năng hiện có của trung tâm về CSVC, TBDH, phục vụ cho công tác giảng dạy cho bài giảng đó;

+ Chuẩn bị cho từng tiết lên lớp: là việc soạn giáo án của giáo viên. Đây là việc chuẩn bị quan trọng nhất; vì rằng: giáo án là bản thiết kế cụ thể về tiết lên lớp, do đó cần phải xác định rõ nội dung khoa học mà học viên cần nắm, các hoạt động với cách thức và phương tiện cụ thể gắn liền với thời gian phân phối cho phép trong tiết học.

1.4.2.5. Quản lý giờ lên lớp của giáo viên

Hoạt động dạy học ở trung tâm được thực hiện bằng hình thức dạy học trên lớp với những tiết giảng trên lớp và hệ thống bài học trên lớp giữ vai trò quyết định chất lượng dạy học. Vì vậy, Giám đốc cần có những biện pháp tạo

điều kiện cho giáo viên lên lớp có hiệu quả:

+ Phân công giáo viên giỏi, có nhiều kinh nghiệm, kèm cặp, dự giờ thăm lớp giáo viên mới vào nghề;

+ Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức trao đổi phương pháp giảng dạy từng bài, những bài khó, những tài liệu và tư liệu cần bổ sung cho bài giảng;

+ Tạo điều kiện hết sức thuận lợi về điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, phương tiện dạy học để đảm bảo cho bài giảng đạt kết quả;

+ Chỉ đạo tổ chuyên môn, tập thể sư phạm nhà trường xây dựng bộ chuẩn đánh giá trong đó mỗi tiêu chuẩn bao gồm nhiều tiêu chí nhằm giúp cho việc đánh giá giờ dạy đồng thời phân loại được giáo viên cũng như nâng cao tay nghề của giáo viên;

+ Xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp để quản lý việc đánh giá giờ lên lớp của giáo viên; cụ thể là:

- Xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp để kiểm tra, để định hướng đối với các loại giờ lên lớp, từng bước nâng cao chất lượng giờ giảng của giáo viên;

- Xây dựng thời khoá biểu khoa học để theo dõi quản lý giờ lên lớp. Thời khoá biểu luôn duy trì nề nếp dạy học, điều khiển nhịp điệu dạy học, điều tiết giờ lên lớp của giáo viên;

- Kiểm tra giờ dạy của giáo viên trên lớp bằng hình thức dự giờ là chính, kết hợp với trao đổi trực tiếp với giáo viên về sự nhận thức của học viên;

- Từng tháng, từng kỳ cần sơ kết, phân tích đánh giá tình hình giờ lên lớp của giáo viên về mọi mặt; trình độ giảng dạy, tình hình học tập, chất lượng toàn diện của giờ lên lớp.

Trong thực tế, tùy tình hình cụ thể mà vận dụng linh hoạt các yếu tố nói trên cho phù hợp.

1.4.2.6. Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên

Kiểm tra và đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của học viên là khâu quan trọng của quá trình dạy học. Nó có tác dụng phát hiện và điều chỉnh thực trạng hoạt động học và hoạt động dạy, củng cố và phát triển trí tuệ của học viên cũng như giáo dục phẩm chất, nhân cách cho học viên. Để làm được điều này, giám đốc cần nắm chắc tình hình của giáo viên trong việc thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên với các nội dung sau:

- Thực hiện chế độ kiểm tra, chế độ cho điểm theo quy định;

- Chấm bài, trả bài đúng thời hạn, thời gian quy định và đặc biệt phải có lời nhận xét và lời phê cụ thể của giáo viên để học viên rút kinh nghiệm; - Cho điểm đúng tiêu chuẩn, biểu điểm, đáp án đã đề ra;

- Báo cáo tình hình kiểm tra theo quy định và kết quả điểm kiểm tra trong sổ ghi điểm cá nhân và sổ điểm nhà trường;

- Tổng kết phân loại, đánh giá học viên qua mỗi kỳ và cuối năm học.

Để nắm bắt được các nội dung trên thì Giám đốc cần phân công cho Phó Giám đốc, tổ trưởng chuyên môn, thư ký hội đồng theo dõi và tổng hợp tình hình hàng tuần, hàng tháng. Ngoài ra nên trực tiếp kiểm tra các loại sổ sách của giáo viên cũng như vở ghi của học viên và sau khi thu thập các thông tin thì Giám đốc cần phân tích, đánh giá, tổng kết để điều chỉnh, uốn nắn kịp thời.

1.4.2.7. Quản lý hoạt động học tập của học viên

Quản lý hoạt động này bao gồm quản lý động cơ, thái độ học tập, quản lý phương pháp học tập ở trong trung tâm cũng như ở ngoài trung tâm. Cần tạo điều kiện để HV hình thành phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng tự học, bồi dưỡng thói quen, ý chí tự học, phương pháp đọc sách, phương pháp tự nghiên cứu...khơi dậy lòng say mê học tập, bộc lộ và phát triển năng lực trong HV.

Triển khai linh hoạt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” để huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài trung tâm nhằm xây dựng môi trường giáo dục an toàn, hiệu quả, phù hợp với điều kiện địa phương , đồng thời giúp các em tự tin trong học tập, khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên. Để quản lý tốt lĩnh vực này, giám đốc nên thực hiện một số nội dung cơ bản sau:

- Động viên, kích thích sự nỗ lực, lòng say mê học tập và tạo niềm tin cho học viên;

- Tạo động lực học tập cho HV;

- Thật sự khách quan, công bằng trong việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại; - Tổ chức chỉ đạo việc bồi dưỡng phương pháp và kỹ năng tự học cho HV

- Xây dựng và tổ chức tốt các phong trào, hoạt động, hội thi...

1.4.2.8. Quản lý môi trường dạy học, các điều kiện phục vụ dạy học

Đây là một trong những nội dung hết sức quan trọng trong quản lý hoạt động dạy học, vì rằng; môi trường dạy học (khuôn viên, cảnh quan sư phạm, an toàn, không có tệ nạn xã hội thâm nhập) được quan tâm đúng mức ắt hẵn sẽ có tác động tích cực đối với người học. Các điều kiện phục vụ dạy học (CSVC&TBDH) là các phương tiện lao động sư phạm cần thiết cùng với các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học khác đóng vai trò quan trọng trong việc đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng dạy học. Giám đốc nên:

- Thường xuyên nắm bắt tình hình công sản của trung tâm, bổ sung và xây dựng CSVC&TBDH đáp ứng với yêu cầu tối thiểu của công tác dạy học;

- Tổ chức khai thác một cách khoa học và sử dụng có hiệu quả các CSVC&TBDH hiện có;

- Thường xuyên phát động thi tự làm đồ dùng giảng dạy và thi sử dụng đồ dùng giảng dạy có hiệu quả;

- Tổ chức tốt việc bảo quản và nên biên chế nhân sự cụ thể cho công tác này.

1.4.2.9. Tổ chức công tác thi đua khen thưởng

Thi đua là biện pháp quan trọng để động viên tích cực hoạt động của cá nhân và tập thể. Khi tham gia vào phong trào thi đua thì họ sẽ thấy rõ ràng vị trí của mình trong mọi công việc mà tập thể đã đề ra, từ đó sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ đối với công việc. Cần lãnh đạo tư tưởng mọi người sao cho họ thông quy về mọi sự cố gắng để lập thành tích cá nhân, hướng dẫn họ giúp đỡ nhau tinh thần, thái độ, trao đổi để cùng nhau tiến bộ... Vì vậy phải làm cho mọi người tham gia thi đua hiểu rõ và hiểu đúng quan hệ hữu cơ giữa việc đạt danh hiệu thi đua, phần thưởng với lợi ích tập thể, xã hội. Trong khi sơ kết, bình bầu khen thưởng phải thật sự công bằng, công khai và làm cho mọi người có ý thức noi theo gương điển hình tiên tiến, đồng thời nhắc nhở,

động viên khuyến khích những người chậm tiến, giúp họ có ý thức thực hiện tốt các hoạt động để tạo ra những chuyển biến tốt.

1.5. Các yếu tố tác động đến quá trình quản lý HĐDH chương trình GDTX cấp THPT

1.5.1. Điều kiện dân cư, kinh tế - xã hội

Yếu tố về dân cư có tác động quan trọng đến hoạt động dạy học và quản lý dạy học. Bởi vì tồn tại xã hội bao gồm ba nhân tố: tự nhiên, phương thức sản xuất và dân số. Ba nhân tố này có mối quan hệ hữu cơ với nhau, trong đó dân số đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển xã hội và những biến đổi về dân số có ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi gia đình cũng như đến toàn xã hội, đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Ngược lại, các mặt của đời sống xã hội và môi trường tác động trở lại đến dân số. Dân số đông thì tỷ lệ người tham gia học tập cao, qui mô của rtrung tâm lớn hay nhỏ phụ thuộc vào số lượng người tham gia học tập. Hãy tưởng tượng một đơn vị trường học mà chỉ có vài ba lớp, mỗi lớp mười lăm đến hai mươi học viên thì chắc chắn chất lượng hoạt động dạy học không thể ngang bằng với những đơn vị có qui mô lớn hơn, bởi ở những đơn vị có qui mô lớn hơn thì người học tiếp cận và cọ sát với nhiều người hơn; sự nhận thức, động cơ, thái độ học tập của học viên cũng như tâm lý của giáo viên thích được cống hiến, được thể hiện dẫn đến quá trình giáo dục tích cực và lúc này chắc chắn rằng học viên sẽ được thụ hưởng một môi trường dạy học tốt hơn; Điều kiện dân cư, kinh tế- xã hội có tác động đến quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm GDTX. Một cơ sở giáo dục được ở một vị trí thuận lợi, địa bàn đi lại dễ dàng, sẽ thuận lợi cho người học về nhiều mặt; nếu ngược lại sẽ gây cản trở và gây ảnh hưởng lớn cho người học và tất yếu kéo theo việc ảnh hưởng của hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học;

1.5.2. Nội dung, chương trình, phương pháp tổ chức dạy học, về cơ sở vật chất và trang thiết bị

Nội dung, chương trình dạy học phù hợp với đối tượng và nhu cầu học tập của người học là yếu tố có tác động lớn đến người học. Nội dung chương trình học ở GDTX khác với nội dung chương trình ở THPT. GDTX chương trình hiện nay gồm 7 môn bắt buộc gồm: Toán học, Ngữ văn, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Địa lý và Lịch sử; ngoài ra tùy thuộc vào tình hình của đơn vị mà có

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh điện biên trong bối cảnh hiện nay luận văn ths giáo dục học 60 14 01 14 pdf (Trang 32 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)