Tăng cường công tác quản lí kiểm soát rủi ro

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại tổng công ty cổ phần bảo hiểm BIDV luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 05 pdf (Trang 55 - 57)

Gần đây, trước những tác động mạnh mẽ của lạm phát cao và suy thoái kinh tế do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gây ra đối với các doanh nghiệp, người ta càng đề cập nhiều hơn đến hoạt động quản lý rủi ro trong doanh nghiệp. Nhiều chuyên gia cho rằng một hệ thống quản lý rủi ro được tổ chức tốt và vận hành hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững và vượt qua những biến động. Tuy nhiên, việc tổ chức một hệ thống quản lý rủi ro hoàn chỉnh như thế nào lại là điều không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu rõ. Điều đáng lo ngại là, không ít doanh nghiệp cho rằng với việc sử dụng các dịch vụ bảo hiểm là doanh nghiệp đã thực hiện tốt và đầy đủ công tác quản lý rủi ro. Điều này hoàn toàn không chính xác. Một cách khái quát, rủi ro là bất cứ sự không chắc chắn nào có thể là nguy cơ đối với khả năng thực hiện thành công mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thể nhận diện được các rủi ro tiềm ẩn để "quản lý". Hiểu một cách đầy đủ, quản lý rủi ro là một quá trình xem xét đánh giá toàn diện các hoạt động của doanh nghiệp để nhận biết những nguy cơ tiềm ẩn có thể tác động xấu đến các mặt hoạt động của doanh nghiệp, trên cơ sở đó sẽ đưa ra các giải pháp ứng phó, phòng ngừa phù hợp tương ứng với từng nguy cơ. Chúng ta cũng có thể hiểu quản lý rủi ro là một quá trình được tổ chức một cách chính thức và được thực hiện liên tục để xác định, kiểm soát và báo cáo các rủi ro có thể ảnh hưởng đến việc đạt được những mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Thực tế cho thấy, hoạt động quản lý rủi ro được tổ chức tốt và vận hành hiệu quả sẽ góp phần tăng thêm giá trị cho doanh nghiệp, cụ thể là:

- Giúp cải thiện hiệu quả hoạt động và tạo lợi thế cạnh tranh;

- Góp phần phân bổ và sử dụng hiệu quả những nguồn lực trong doanh nghiệp; - Giảm thiểu những sai sót trong mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp… Kiểm soát rủi ro trong doanh nghiệp có mục đích hoạt động là bảo vệ và đóng góp những giá trị tăng thêm cho doanh nghiệp và các đối tác liên quan của doanh nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã đề ra thông qua những nội dung cơ bản sau thể hiện tác dụng của quản lý rủi ro doanh nghiệp ví dụ như: Xây dựng khuôn khổ nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện kế hoạch tương lai có tính nhất quán và có thể kiểm soát; Tăng cường năng lực trong việc ra quyết định, lập kế hoạch và sắp xếp thứ tự ưu tiên công việc trên cơ sở hiểu biết thấu đáo và chặt chẽ về hoạt động kinh doanh, môi trường kinh doanh, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp; Góp phần phân bổ và sử dụng hiệu quả những nguồn lực trong doanh nghiệp; Giảm thiểu những sai sót trong mọi khía cạnh của doanh nghiệp; Bảo vệ và tăng cường tài sản cũng như hình ảnh doanh nghiệp; Phát triển và hỗ trợ nguồn nhân lực và nền tảng tri thức của doanh nghiệp; Tối ưu hóa hiệu quả hoạt động...

Chính vì vậy, Tổng công ty nên tổ chức các lớp đào tạo thẩm định các nghiệp vụ cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn hệ thống để nắm được cách đánh giá rủi ro các tài sản tham gia bảo hiểm từ đó đề phòng và hạn chế được tổn thất.

- Đối với các loại hình bảo hiểm xe cơ giới, tài sản, máy móc thiết bị, thậm chí các công trình lớn phức tạp, cán bộ bảo hiểm phải đi tận nơi chụp hình và làm đánh giá rủi ro, nghiên cứu xem địa hình địa lý có ảnh hưởng như thế nào cho việc bảo hiểm, máy móc có mới không, tàu hoạt động ở vùng nào… để phòng ngừa được tổn thất đến mức thấp nhất và cũng từ đó cán bộ bảo hiểm có thể đưa ra mức tỷ lệ phí cho mỗi loại hình bảo hiểm phù hợp tránh tình trạng mức độ rủi ro cao nhưng phí bảo hiểm lại thấp và ngược lại.

- Thực tế trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ hiện nay, hiện tượng trục lợi bảo hiểm là khá phổ biến chính vì vậy Tổng công ty phải luôn luôn kiểm soát chặt chẽ các hoạt động bồi thường, ngăn chặn và có chế tài xử lí nghiêm khắc các hành vi bồi thường thương mại vì mối quan hệ, vì mục đích trục lợi…

- Nâng cao nhận thức của các cán bộ trong công ty vể rủi ro cũng như khả năng ứng phó với các rủi ro trong công việc.

- Doanh nghiệp cũng cần xây dựng một chính sách quản lý rủi ro. Chính sách này sẽ giúp tiếp cận với các rủi ro và giúp quản lý rủi ro tốt hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại tổng công ty cổ phần bảo hiểm BIDV luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 05 pdf (Trang 55 - 57)