Tổng quan tình hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại tổng công ty cổ phần bảo hiểm BIDV luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 05 pdf (Trang 31)

Đối với doanh nghiệp, việc phân tích tài chính là một công cụ giúp đơn vị thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh rong kỳ của chính đơn vị từ đó đánh giá được tiềm năng cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như những rủi ro và triển vọng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp.

Phân tích tài chính doanh nghiệp cung cấp thông tin quan trọng cho nhiều đối tượng khác quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như nhà đầu tư, nhà cung cấp, khách hàng. Chính vì vậy phân tích tài chính luôn được chú trọng và quan tâm.

Trong thời gian qua đã có rất nhiều các công trình, luận văn thạc sỹ nghiên cứu về phân tích tài chính doanh nghiệp.

- Ngô Thế Chi và cộng sự, 2009, Giáo trình phân tích Tài chính doanh nghiệp. Lần 3. Hà Nội: Nhà xuất bản tài chính.

- Lê thị Xuân và cộng sự, 2012, Giáo trình phân tích Tài chính doanh nghiệp. Lần 3. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân

- Ngô Kim Phượng và cộng sự, 2013, phân tích Tài chính doanh nghiệp.

Lần 3. Hồ Chí Minh : Nhà xuất bản Lao Động.

- Nguyễn Hồng Nhung, 2011, Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam – Vinaconex. Luận

văn thạc sỹ, trường Đại học kinh tế quốc dân.

- Nguyễn Anh Tuấn, 2011. Hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính tại Tổng công ty cổ phân cơ điện lạnh. Luận văn thạc sỹ, trường Đại học kinh tế

quốc dân.

Sau khi nghiên cứu các tác giả nhận thấy các công trình đã hệ thống hóa được các vấn đề chung nhất về phân tích tài chính, đưa ra được những kết quả đạt được cũng như những tồn tại đồng thời cũng đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực tài chính tại doanh nghiệp tiến hành phân tích.

Tuy nhiên trong thời gian qua chưa có một nghiên cứu cụ thể về phân tích tài chính tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm BIDV. Để có cái nhìn chuyên sâu và khách quan hơn về tình hình kinh doanh, tài chính của công ty, tác giả chọn đề tài nghiên cứu phân tích tài chính tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm BIDV.

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu

2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Nghiên cứu lý thuyết, kế thừa các nghiên cứu có liên quan trước đó: tiến hành nghiên cứu các tài liệu về phân tích tài chính như giáo trình, các sách về kinh tế, các công trình nghiên cứu luận văn thạc sỹ.

- Tìm hiểu thông tin về môi trường kinh tế, chính trị, luật pháp, chủ trương chính sách của Nhà nước về nội dung nghiên cứu.

- Thu thập trực tiếp: tiến hành thu thập các báo cáo tài chính, quy trình, báo cáo tổng kết có liên quan đến tài chính… của tổng công ty cổ phần bảo hiểm BIDV từ năm 2011 đến năm 2013.

2.1.2. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu

Qua các tài liệu được tiến hành thống kê tổng hợp, phân tích các số liệu -Tiến hành thống kê tổng hợp báo cáo tài chính, báo cáo, tổng kết liên quan đến tài chính của tổng công ty cổ phần bảo hiểm BIDV, tổng hợp các thông tin về pháp luật, kinh tế, môi trường, chỉ số ngành phục vụ cho việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính của công ty.

- Từ các dữ liệu đã thống kê tổng hợp được tiến hành phân tích số liệu + Phân tích theo chiều ngang: Phân tích theo chiều ngang các báo cáo tài chính sẽ làm nổi bật lên được sự biến động về số lượng và tỷ lệ của một khoản mục nào đó qua thời gian qua việc áp dụng phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối và số tương đối số liệu kỳ nghiên cứu với số liệu kỳ gốc

Mức tăng giảm = Chỉ tiêu kỳ này – chỉ tiêu kỳ trước

% tăng, giảm = Chỉ tiêu kỳ này X 100 Chỉ tiêu kỳ trước

Phân tích theo chiều ngang giúp đánh giá khái quát tình hình biến động của các chỉ tiêu tài chính từ đó đánh giá tình hình tài chính công ty. Sau khi đánh giá liên kết các thông tin, đánh giá những khả năng và rủi ro, nhận ra những khoản mục biến động cần tập trung phân tích xác định nguyên nhân.

+ Phân tích xu hướng:

Các số tỷ lệ xu hướng đã xảy ra từ kỳ này qua kỳ khác được dùng để so sánh một sự kiện kéo dài qua nhiều năm…

So sánh xu hướng của những khoản mục có quan hệ với nhau để tìm ra xu hướng biến động tình hình tài chính công ty. Ví dụ: xu hướng giảm của doanh thu cung xu hướng tăng hàng tồn kho, các khoản phải thu của khách hàng, chỉ ra tình hình tài chính không tốt. Ngược lại xu hướng tăng của doanh thu với xu hướng giảm hoặc xu hướng tăng chậm hơn của các khoản phải thu khách hàng, hàng tồn kho, giá vốn hàng bán phản ánh sự tăng lên về hiệu quả hoạt động kinh doanh.

+ Phân tích theo chiều dọc

Với báo cáo quy mô chung, từng khoản mục trên báo cáo được thể hiện bằng một số tỷ lệ kết cấu so với một khoản mục được chọn làm gốc có tỷ lệ 100%.

Sử dụng phương pháp so sánh chỉ tiêu bộ phận trên tổng thể giúp đưa về một điều kiện so sánh, dễ thấy được kết cấu của từng chỉ tiêu bộ phận so với tổng thể tăng giảm như thế nào.

Như đối với bảng cân đối kế toán, chỉ tiêu tổng thể là tổng tài sản và nguồn vốn. Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều dọc có ích cho việc nghiên cứu mối quan hệ giữa nguồn vốn vay với nguồn vốn chủ sở hữu. Đối với báo cáo kết quả kinh doanh thì chỉ tiêu tổng thể là doanh thu thuần. theo phương pháp này ta thấy được quan hệ kết cấu và biến động kết cấu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và quá trình sinh lợi của công ty.

+ Phân tích các chỉ số chủ yếu:

Phân tích các chỉ số chủ yếu cho biết mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính giúp chúng ta có thể đánh giá tình hình tài chính của công ty. Các loại chỉ số tài chính quan trọng nhất:

Tỷ số thanh toán đo lường khả năng toán của công ty.

Tỷ số hoạt động đo lường mức độ hoạt động liên quan đến tài sản cua công ty.

Tỷ số đòn bẩy cho biết hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

Tỷ số sinh lời biểu hiện khả năng sinh lãi của tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu.

2.2. Quy trình nghiên cứu

Tác giả sẽ trình bày cụ thể về quy trình nghiên cứu, phương pháp thu thập thông tin, cách thức phân tích và xử lí số liệu. Quá trình nghiên cứu thực hiện qua các bước sau:

- Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu. - Bước 2: Xây dựng khung lý thuyết

- Bước 3: Thu thập số liệu - Bước 4: Phân tích số liệu

- Bước 5: Kết luận về kết quả nghiên cứu được.

2.2.1. Xác định vấn đề nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu tình hình tài chính tổng công ty cổ phần bảo hiểm BIDV từ năm 2011 đến năm 2013 nhằm mục đích đánh giá thực tài chính công ty và đưa ra nhóm giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty.

2.2.2. Xây dựng khung lý thuyết

Tìm hiểu cơ sở lý thuyết về phân tích tài chính doanh nghiệp: tầm quan trọng, ý nghĩa, nguồn thông tin, phương pháp, cách thức tổ chức và nội dung của phân tích tài chính doanh nghiệp.

2.2.3. Thu thập số liệu

- Thống kê, tổng hợp báo cáo tài chính, sổ chi tiết tài khoản của tổng công ty cổ phần bảo hiểm BIDV, báo cáo tài chính, chỉ số tăng trưởng của nhóm ngành bảo hiểm từ năm 2011 đến năm 2013.

2.2.4. Phân tích số liệu

- Phân tích theo chiều ngang, chiều dọc báo cáo kết quả kinh doanh, cân đối kế toán, phân tích xu hướng nhằm đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty.

- Phân tích chi tiết các tỷ số tài chính dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh, cân đối kế toán, kết hợp so sánh với trung bình ngành để mô tả thực trạng tài chính, đưa ra nhận xét cụ thể về tình hình tài chính công ty.

2.2.5 Kết luận về két quả nghiên cứu được

Trên cơ sở phân tích trên, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu về tình hình tài chính của công ty. Từ đó đưa ra nhóm các giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty.

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CP BẢO HIỂM NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.1. Giới thiệu chung về công ty:

- Tên Việt Nam : Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

- Tên Tiếng Anh : BIDV Insurance Joint Stock Corporation. - Tên viết tắt : BIC

Trụ sở chính : Tầng 16, Tháp A, Tòa tháp Vincom, 191 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

- Điện thoại : (84-4) 222 00 282 - Fax : (84-4) 222 00 281 - Email : bic@bidv.com.vn - Website : www.bic.vn

Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Ngân Hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là đơn vị thành viên của BIDV, tiền thân là liên doanh bảo hiểm Việt Úc - liên doanh giữa BIDV và tập đoàn bảo hiểm QBE (Úc) được cấp phép và hoạt động tại thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 1999. Năm 2005, nhận thấy tiềm năng của thị truờng bảo hiểm phi nhân thọ cùng với định hướng chuyển đổi sang mô hình tập đoàn tài chính BIDV với hai lĩnh vực kinh doanh trụ cột là Ngân hàng và Bảo hiểm, BIDV đã mua lại phần vốn góp của QBE trong liên doanh và thành lập Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Ngày 01/10/2010, BIC đã hoàn tất qua trình cổ phần hoá nâng vốn điều lệ nên 660 tỷ và chính thức chuyển đổi thành Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIC).

Kể từ khi thành lập, BIC đã có những bước tiến vượt bậc về quy mô kinh doanh và mạng lưới kênh phân phối. Hiện nay, BIC có hơn 600 cán bộ nhân

viên, phục vụ khách hàng tại 21 Công ty thành viên, 91 Phòng Kinh doanh và gần 1.000 đại lý bảo hiểm trên toàn quốc. Định hướng phát triển của BIC là sẽ trở thành 1 trong 5 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có thị phần, hiệu quả nhất và được ưa thích nhất Việt Nam, duy trì vị trí 1 trong 2 trụ cột chính của hệ thống BIDV. BIC đã chính thức niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán T.p Hồ Chí Minh (HOSE) với mã chứng khoán là BIC từ 6/9/2011.

BIC đồng thời là doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có mạng lưới hoạt động phủ kín 3 nước Đông Dương thông qua việc đưa vào hoạt động Công ty liên doanh bảo hiểm Lào Việt và Công ty bảo hiểm Cambodia.

Với 11 năm kinh nghiệm, BIC ngày càng khẳng định vị trí của mình với việc triển khai hơn 70 sản phẩm bảo hiểm trong các lĩnh vực xây dựng - lắp đặt, cháy, tài sản, con người, xe cơ giới, hàng hoá, bảo hiểm trách nhiệm, tàu biển, xuất nhập khẩu, bảo hiểm bảo lãnh.. đặc biệt BIC còn phát triển thành công kênh bán lẻ qua Ngân hàng, kênh phân phối trực tuyến qua Internet, ATM, SMS. Để ngày càng đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng phục vụ cũng như nâng cao năng lực nhận bảo hiểm cho các dự án lớn thì BIC đã tăng cường hợp tác với các nhà tái bảo hiểm hàng đầu thế giới như CCR (Pháp), Swiss Re (Thuỵ Sỹ), Chartis (Mỹ)... Bên cạnh đó nhằm thực hiện công tác bồi thường nhanh chóng thì BIC đã ký kết và có mối quan hệ chặt chẽ với các công ty giám định tổn thất chuyên nghiệp như: Crawford, Mc Larens... BIC luôn coi nhiệm vụ bồi thường là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo quyền lợi của khách hàng cũng là đảm bảo uy tín của BIC trên thị trường Việt Nam.

Năm 2011 trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động nhưng BIC đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch năm với tổng doanh thu toàn công ty đạt 548 tỷ đồng, tăng trưởng 50% so với năm 2008 với mức lợi nhuận trước thuế đạt

80,68 tỷ đồng duy trì vị trí thứ 6/28 công ty bảo hiểm phi nhân thọ về thị phần. Đặc biệt BIC đã vinh dự nhận được giải thưởng Vietnam Golden FDI 2009 - giải thưởng tôn vinh các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài và lọt vào top 100 Doanh nghiệp đạt giải Sao vàng Đất Việt năm 2010 - một trong những giải thưởng uy tín nhất hiện nay.

BIC có chức năng kinh doanh các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ cụ thể như sau:

-Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản.

-Bảo hiểm máy móc thiết bị xây dựng.

-Bảo hiểm mọi rủi ro trong xây dựng và lắp đặt.

-Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển.

-Bảo hiểm tiền.

-Bảo hiểm tàu.

-Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu (P&I).

-Bảo hiểm trách nhiệm chung.

-Bảo hiểm xe cơ giới, mô tô – xe máy.

-Bảo hiểm du lịch.

-Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính.

-Bảo hiểm con người.

-Bảo hiểm Hàng không.

3.2. Thực trạng tình hình tài chính tại Tổng công ty CP bảo hiểm BIDV: Để phân tích tình hình tài chính người ta thường căn cứ và sử dụng rất Để phân tích tình hình tài chính người ta thường căn cứ và sử dụng rất nhiều nguồn tài liệu khác nhau nhưng một trong những tài liệu quan trọng nhất vẫn là các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính không những phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp mà còn phản ánh kết quả hoạt động trong kinh doanh của doanh nghiệp. Trong báo cáo tài chính thì bảng cân đối kế toán phản ánh tình hình tài sản, nguồn vốn cũng như sự biến động tài sản và nguồn vốn như thế nào, báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và kết quả hoạt động của doanh nghiệp làm ăn ra sao.

3.2.1. Phân tích tài chính qua bảng cân đối kế toán:

Bảng 3.1: Cơ cấu tài sản tại Tổng công ty CP bảo hiểm BIDV trong 3 năm 2011, 2012, 2013

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2012/2011 Năm 2013/2012

Chênh lệch % Chênh lệch % A. TSNH 1.449.850.583.653 1.571.544.541.178 2.277.952.177.675 121.693.957.555 1.08 706.407.636.497 1.45 1. Tiền 24.866.425.912 27.886.801.466 21.421.465..480 3.020.375.554 1.12 (6.465.335.986) 0.77 2. Đầu tư NH 967.173.080.867 1.297.268.294.500 1.842.075.027.576 330.095.213.633 1.34 544.806.733.076 1.42 3. Các khoản phải thu 447.369.514.866 241.209.515.484 410.809.964.905 (206.159.999.382) 0.54 169.600.449.421 1.70 4. TSNH khác 10.441.562.008 5.179.929.728 3.645.719.714 (5.261.632.280) 0.49 (1.534.210.014) 0.70 B TSDH 296.256.141.824 241.470.438.674 220.483.810.738 (54.785.703.150) 0.81 (20.986.627.936) 0.91 1. TSCĐ 6.275.566.361 8.168.106.135 10.110.995.554 1.892.539.774 1.30 1.942.889.419 1.24 2. Các khoản đầu tư tài chính DH

283.133.660.763 226.838.120.138 198.831.412.583 (56.295.540.625) 0.80 (28.006.707.555) 0.87

3. TSDH khác 6.846.914.700 6.464.212.401 11.541.402.601 (382.702.299) 0.94 5.077.190.200 1.78

Tổng cộng

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2011, 2012 và năm 2013 đã kiểm toán)

Qua bảng phân tích cơ cấu tài sản tại doanh nghiệp ta nhận thấy rằng: Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp tăng đều qua các năm: Năm 2012 tăng 121.693.957.555 đồng so với năm 2011, năm 2013 tăng 706.407.636.497 đồng so với năm 2012 cụ thể như sau:

Các khoản tiền của năm 2012 tăng so với năm 2011 là 3.020.375.554 đồng và đến năm 2013 lại giảm 6.465.335.986 đồng. Khoản tiền này giảm đi là do doanh nghiệp có hướng đầu tư vào các khoản đầu tư ngắn hạn (cổ phiếu, trái phiếu, tiền gửi...) hoặc dài hạn hay mua sắm tài sản cố định...

Ảnh hưởng lớn và trực tiếp nhất là sự tăng trưởng mạnh của các khoản đầu tư ngắn hạn khác, trong đó lượng tiền gửi ngắn hạn ngân hàng chiểm tỷ trọng lớn:

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại tổng công ty cổ phần bảo hiểm BIDV luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 05 pdf (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)