Rừng kín thường xanh trên núi đá có độ cao 500-700m

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng thực vật thân gỗ kiểu rừng kín thường xanh trên núi đá độ cao dưới 700m thuộc Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 54)

Nghiên cứu khả năng tái sinh tự nhiên của các loài là một trong những cơ sở để đưa ra các giải pháp việc bảo tồn, đặc biệt đối với các loài thực vật thân gỗ quý hiếm trong khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc

Bảng 4.9. Cấu trúc tổ thành thực vật thân gỗ tái sinh kiểu rừng kín thường xanh trên núi đá có độ cao từ 500 - 700m

ÔTC Công thức tổ thành 1 52.71Ngh + 19.38Trl + 10.8Nhr + 5.43Nh + 12.40Lk 2 23.53Nh + 17.64Gvn + 11.76Sđ + 11,76 Tbb + 11.76 Trđ+ 11.76Trl + 5.88Hđ + 5.88Thld 3 50.0Ngh + 14.28Gvn+ 7.14Nhr+ 7.14Tbb+ 7.14Trl+ 14.28LK 4 24.0NGh + 12.0Nh + 12,0Tbb + 12,0Vt + 8.0Kld + 8.0Trl+ 12.0LK 5 53.94Nh + 29.41Ngh + 5.88Kh + 5.88Mt + 5.88Bđ (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Chú thích: - Ngh: Nghiến - Bđ: Bã đậu - Nhr: Nhãn rừng - Nh: Nhọc - Gvn: Găng Việt Nam - Sđ: Sến đất - Tbb: Thích Bắc Bộ - Trđ : Trai đỏ - Trl: Trai lý - Hđ: Han đổng - Thld: Thị lá dài - Vt: Vương tùng - Kld: Kháo lá dài - Kh: kháo - Mt: Mạy táp - Lk: loài khác

Qua bảng trên, ta thấy tổ thành các loài thực vật thân gỗ tái sinh có sự khác nhau ở các ô tiêu chuẩn. Các loài cây tham gia vào công thức tổ thành của kiểu rừng bao gồm: Nghiến, Nhọc, Trai đỏ, Nhãn rừng, Găng Việt Nam, Trai lý, kháo, Bã đậu, Vương tùng, Thị lá dài. Tất cả các loài tái sinh ở ô tiêu chuẩn số 02 đều tham gia vào công thức tổ thành cây tái sinh

Mật độ và chất lượng cây tái sinh của các loài thực vật thân gỗ tại khu vực nghiên cứu được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.10. Mật độ và chất lượng cây tái sinh của các loài thực vật thân gỗ kiểu rừng kín thường xanh trên núi đá có độ cao từ 500 - 700m ÔTC Số cây

tái sinh

Mật độ (cây/ha)

Tỉ lệ cây tái sinh (%)

Ghi chú Tốt Trung bình Xấu 1 129 10320 2,33 57,36 40,31 2 17 1360 23,53 35,29 41,18 3 28 2240 28,57 39,29 32,14 4 25 2000 28,57 39,29 32,14 5 17 1360 23,53 64,71 11,76

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Qua số liệu ở bảng trên, ta thấy mật độ cây tái sinh ở các ô tiêu chuẩn có sự khác nhau, ô tiêu chuẩn 01 có mật độ cây tái sinh cao hơn nhiều so với các ô tiêu chuẩn là 10320 cây/ha và có số lượng 129 cây, những ô tiêu chuẩn còn lại có mật cây tái sinh khá đồng đều, thấp nhất là ô tiêu chuẩn 02 và 05 với mật độ cây tái sinh là 1360 cây/ha và số lượng cây tái sinh đều là 17 cây.

Ở cả 5 OTC này, tỷ lệ cây tái sinh có phẩm chất tốt, trung bình, xấu tương đối đồng đều, riêng OTC 01 mặc dù mật độ cây tái sinh nhiều nhưng tỷ lệ cấy tái sinh có phẩm chất tốt rất thấp, mới chỉ chiếm 2,33%.

4.5.2. Rừng kín thường xanh trên núi đá có độ cao dưới 500m

Công thức tổ thành

Bảng 4.11. Cấu trúc tổ thành thực vật thân gỗ tái sinh kiểu rừng kín thường xanh trên núi đá có độ cao dưới 500m.

ÔTC Công thức tổ thành 6 23.07 Trl + 23.07 Thb + 19.23 Ddx+ 15.38 Bđ+ 11.53 Sb+ 7.6 Trđ 7 34.78 Gvn+19.56 Trl+17.39 Ddx+ 13.04 Trđ+ 6.52 Sb+ 8.69 Lk 8 23.25 Gvn + 18.60 Ddx + 16.2 Sb + 16.28 Thb + 16.28 Trđ + 6.97 Trl+ 2,33 Lk 9 26.67 Trl + 20.0 Sb + 15.56 Khv + 13.33 Thb + 24.44 LK

Chú thích:

- Thb: Thôi ba - Ddx: Dâu da xoan - Bđ: Bồ đề - Sb: Sòi bàng - Bđ: Bã đậu - Trl: Trai lý

- Tbb: Thích Bắc Bộ - Trđ : Trai đỏ - Khv: kháo vàng - Gvn: Găng Việt Nam - Lk: loài khác

Qua bảng công thức tổ thành trên, có thể thấy trong Rừng kín thường xanh trên núi đá có độ cao dưới 500m, tổ thành cây tái sinh chiếm ưu thế là: Sòi bàng, Thích Bắc Bộ, Thôi ba, Dâu da xoan, Bã đậu, Trai đỏ, Bồ đề, Trai lý, kháo vàng, Găng Việt Nam. Riêng ô têu chuẩn 02 thì tất cả các loài tái sinh ở đều tham gia vào công thức tổ thành cây tái sinh.

Mật độ, số lượng và chất lượng cây tái sinh của các loài thực vật thân gỗ tại kiểu rừng này được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.12. Mật độ và chất lượng cây tái sinh của các loài thực vật thân gỗ kiểu rừng kín thường xanh trên núi đá có độ cao dưới 500m.

ÔTC Số cây tái sinh Mật độ (cây/ha) Tỉ lệ cây tái sinh (%) Ghi chú Tốt Trung bình Xấu 6 26 2080 15,38 61,54 23,08 7 46 3680 13,04 63,04 23,91 8 43 3440 26,19 52,38 21,43 9 45 3600 31,11 51,11 17,78 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Trong các ô tiêu chuẩn đã nghiên cứu trên thì OTC 06 có số cây tái sinh thấp nhất là 26 cây, mật độ đạt 2080 cây/ha, các OTC 07, 08 và 09 có mật độ cây tái sinh gần bằng nhau, cao nhất là OTC 07 và 08 với mật độ là 3680 cây/ha

Trong các OTC trên thì chủ yếu là cây có phẩm chất trung bình, chiếm trên 50%, còn tỷ lệ cây tốt và xấu gần ngang nhau, tỷ lệ cây tốt cao nhất là 23,26 % ở OTC số 08.

Sự liên quan giữa cây tái sinh và tầng cây cao

Nhìn chung , kiểu rừng kín thường xanh trên núi đá nằm ở độ cao dưới 500m và độ cao 500 - 700m đều xuất hiện các loài cây tái sinh của những cây thân gỗ tầng cao, mật độ cây tái sinh tương đối cao. Nhưng đa số những cây tái sinh có phẩm chất trung bình và xấu chiếm tỉ lệ nhiều hơn, điều này cho thấy tiềm năng cây tái sinh và phát triển của chúng trong tương lai để trở thành cây tàng cao đang mức thấp.

Đa phần cây tái sinh bị ảnh hưởng lớn của độ tàn che cây tầng cao, cây tầng cao quyết định độ chiếu sáng dưới tán rừng, nó quyết định loài tái sinh là cây ưa sáng hay là ưa bóng. Ngoài ra cây tầng cao còn quyết định đến tính chất đất rừng, độ dày tầng thảm mục, độ ẩm... từ đó nó có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây tái sinh. Các cây tầng cao cũng là nguồn cây mẹ cung cấp hạt tại chỗ cho quá trình tái sinh, do sự phân bố cây mẹ không đồng đều, nên dẫn đến sự phân bố cây tái sinh của nhiều loài trong khu vực nghiên cứu không đồng đều.

Những cây tái sinh lại là thế hệ cây con của những cây tầng cao, sự sinh trưởng của chúng sẽ quyết định đến cấu trúc tầng thứ và cấu trúc tổ thành các loài cây thân gỗ trong tương lai.

4.6. Giải pháp bảo tồn và phát triển hệ thực vật thân gỗ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.6.1. Giải pháp chung

Để thực hiện thành công chiến lược phát triển bền vững, thì việc bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên là rất quan trọng, trong đó có tài nguyên rừng. Đây là một tài nguyên quý giá đem lại cho chúng ta nhiều lợi ích to lớn, cần được ưu tiên bảo vệ và phát triển đặc biệt là thành phần cây thân gỗ.

- Hỗ trợ nhân dân đặc biệt là các đồng bào dân tộc ít người thay đổi hệ thống canh tác, hướng nguời dân sang những hoạt động sản xuất khác, ít phụ thuộc vào tài nguyên rừng như: kinh doanh du lịch, làng nghề truyền thống,...

- Mở lớp huấn luyện về kĩ thuật quản lí bảo vệ tài nguyên, canh tác trên đất dốc, kĩ thuật nông lâm nghiệp, chăn nuôi.

- Tạo điều kiện cho người dân tham gia vào các công việc và hoạt động của khu bảo tồn để họ có thu nhập ổn định, như nhận khoán bảo vệ rừng, khoán khoanh nuôi phục hồi rừng, liên doanh khai thác du lịch

- Nhà nước cần tăng cường thêm các chính sách phát triển kinh tế xã hội cho nơi đây. Huy động mọi nguồn vốn đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng.

- Bảo vệ có hiệu quả khu bảo tồn, thường xuyên kiểm tra, giám sát mọi hoạt động có tác động bất lợi tới khu bảo tồn, xây dựng nội quy, quy chế bảo vệ, lập hồ sơ quản lí bảo vệ...

- Tăng cường nâng cao năng lực cho cán bộ, tuyên truyền giáo dục về ý thức, trách nhiệm của cộng đồng với công tác bảo vệ rừng...

4.6.2. Giải pháp cụ thể

Đối với trạng thái rừng phân bố ở vùng lõi của khu bảo tồn, ít bị tác động của người dân đại phương, cấu trúc chưa bị thay đổi. Một số biện pháp cụ thể nhằm bảo vệ và phát triển là:

- Cảnh báo, dự báo phòng cháy chữa cháy rừng kịp thời.

- Thường xuyên theo dõi và báo cáo diễn biến tài nguyên rừng.

- Tăng cường tuần tra bảo vệ của lực lượng kiểm lâm, ngăn chặn và xỷ

lý kịp thời các vụ chặt phá rừng.

- Tuyên truyền vận động người dân không chăn thả gia súc trong khu

bảo tồn.

- Nghiên cứu nhân giống một số loài cây thân gỗ quý hiếm mà khả

Với những trạng thái rừng phân bố ở những vùng thấp, giáp ranh với vùng đệm, nên một số nơi đang chịu sự tác động của con người, thì bổ sung một số giải pháp lâm sinh là chủ yếu

- Thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng.

- Trồng bố sung những loài cây gỗ quý hiếm mà khả năng tái sinh tự

nhiên kém.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua điều tra nghiên cứu, có thể thấy cấu trúc của kiểu rừng kín thường xanh trên núi đá độ cao dưới 700m tại khu bảo tồn đều có 4 tầng cây, song một số nơi chỉ có cấu trúc 3 tầng do chịu sự tác động của con người nên cấu trúc bị thay đổi phần nào. Một số loài tham gia vào tầng cây ưu thế như là: Nghiến, Thung, Trai lý, Kẹn, Kháo, Nhãn rừng…

Tại khu vực nghiên cứu thì thành phần cây gỗ rất đa dạng, biến động từ 40 đến 80 loài. Số loài cây tham gia vào công thức tổ thành từ 6 đến 10 loài, điển hình là: Nghiến, Nhọc, Thung, Trai lý, Kẹn, Muồng trắng

Về phân loại thực vật tại khu vực nghiên cứu thì tất cả 74 loài đề nằm trong lớp một lá mầm thuộc ngành ngọc lan, phân bố trong 33 họ. Sự đa dạng còn được thể hiện qua giá trị sử dụng, bao gồm giá trị về dược liệu, cây cảnh, tinh dầu, thực phẩm và đa phần các loài đều sử dụng để lấy gỗ.

Một số loài cây thân gỗ quý hiếm cao giá trị cao như: Nghiến, Giổi lông, Lát hoa, Sến mật, Trai lý, Vương tùng đều được phân cấp bảo tồn trong Sách đỏ Việt Nam, Sách đỏ IUCN và Nghị đinh 32.

Trong điều tra cây tái sinh tự nhiên, điều tra 9 OTC thì có OTC số 01 có mật độ cây tái sinh cao nhất. Một số loài cây thân gỗ tái sinh xuất hiện ở 9 OTC là: Nghiến, Nhãn rừng, Nhọc, kháo, Găng Việt Nam, Thích bắc bộ, Thôi ba. Đa số những cây tái sinh đều là những cây có phẩm chất trung bình chiếm tỷ lệ cao.

5.2. Kiến nghị

Qua việc xác định một số chỉ số đa dạng sinh học đã cho thấy mức độ đa dạng sinh học khá cao, với thành phần loài phong phú. Có thể xem đây là một trong những cơ sở khoa học để tiếp tục thực hiện các nghiên cứu khác và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đánh giá các nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh học, đồng thời cũng là cơ sở để đề xuất giải pháp bảo tồn một cách phù hợp nhằm giữ ổn định đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan.

Trong quá trình thực hiện đề tài, còn gặp nhiều khó khăn về thời gian và năng lực của bản thân, nên đề tài vẫn chưa thể nghiên cứu đánh giá một cách chi tiết về sự đa dạng của các loài và các yếu tố tác động ảnh hưởng đến sự đa dạng trong khu vực nghiên cứu. Vì vậy, để góp phần đánh giá đa dạng khu hệ thực vật của Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc đầy đủ hơn thì cần có nhiều những nghiên cứu về nơi đây. Đặc biệt là các nghiên cứu về thành phần cây thân gỗ, cần tăng số lượng các ô nghiên cứu để thu thập được kết quả một cách đầy đủ, chi tiết và khách quan hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt.

1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2002-Báo cáo quốc gia về các khu bảo tồn và Phát triển kinh tế.

2. Bộ tài nguyên môi trường, Ngân hàng Thế giới, Sida (2005), Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2005 - Đa dạng sinh học, Nxb Lao Động xã hội. 3. Công ước đa dạng sinh học 1992

4. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010, Hà Nội.

5. Bùi Thế Đồi (2001), Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên quần xã thực vật rừng trên núi đã vôi tại ba địa phương ở miền Bắc Việt Nam,

Luận văn Thạc sỹ khoa học Lâm Nghiệp, Trường Đại Học Lâm nghiệp.

6. Vũ Tiến Hinh (1991), “Về đặc điểm tái sinh rừng tự nhiên”, Tạp chí Lâm nghiệp (2), tr 19-21

7. Nguyễn Đức Kháng (1996), “Điều tra tổ thành thực vật rừng vùng núi cao vườn quốc gia Ba Vì”, Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp 1991-1995, trang 30-33, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

8. Nguyễn Gia Lâm (2003), “Đa dạng sinh học tài nguyên rừng ở Bình Định”,

Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (5), tr 609-664).

9. Cao Thị Lý (2007) với luận án: “Nghiên cứu bảo tồn ĐDSH: những vấn đề liên quan đến quản lý tổng hợp tài nguyên rừng ở một số khu bảo tồn thiên nhiên vùng Tây Nguyên”

10. Trần Ngũ Phương (1970), Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam,

Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

11. Sở Nông nghiệp & PTNT Thái Nguyên, Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên (2008), Báo cáo dự án xác lập Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

12. Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997, Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, NXB

Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Nguyễn Bá Thụ (2002), “Tính đa dạng thực vật ở Vườn quốc gia Cúc Phương”, Bảo tồn thiên nhiên Vườn quốc gia Cúc Phương, tr 73 - 86, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

14. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

II. Website:

PHỤ LỤC 1: CÁC MẪU BIỂU ĐIỀU TRA MẪU BIỂU 01: PHIẾU ĐIỀU TRA TẦNG CÂY CAO

Tuyến đièu tra: ... Ô định vị: ... Ô tiêu chuẩn: ... Toạ độ: ... Độ cao: ... Kiểu thảm thực vật: ... Ngày điều tra: ... Người điều tra ... ...

TT Loài cây D1.3 (cm) Hvn (m) Phẩm chất Tên phổ thông Tên địa phương Tốt TB Xấu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

MẪU BIỂU 02: PHIẾU ĐIỀU TRA CÂY TÁI SINH

Tuyến đièu tra: ... Ô định vị: ... Ô tiêu chuẩn: ... Toạ độ: ... Độ cao: ... Kiểu thảm thực vật: ... Ngày điều tra: ... Người điều tra ... ...

TT ODB

Tên loài Nguồn gốc

TS

Chiều cao (cm) Chất lượng Tên phổ thông Tên địa phương 0-50 50- 100 >100 Tốt TB Xấu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHỤ LỤC 2: DANH MỤC CÁC LOÀI THỰC VẬT THÂN GỖ

STT Tên cây Họ Giá trị sử dụng Ghi chú

1 Ba lá lẻ Cỏi roi ngựa G

2 Bình linh Cỏi roi ngựa G, Th, C

3 Bồ đề Bồ đề G

4 Chân chim Ngũ gia bì

5 Chay Dâu tằm Q

6 Chò chỉ Dầu G

7 Chò đái Hồ đào G

8 Côm Côm G

9 Đại phong tử Mùng quân Th

10 Dâu da xoan Xoài G

11 Dâu vàng Dâu tằm G, C, Th

12 Dẻ lá tre Dẻ G

13 Găng việt nam Cà phê

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng thực vật thân gỗ kiểu rừng kín thường xanh trên núi đá độ cao dưới 700m thuộc Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 54)