Hiện trạng cơ sở hạ tầng tại các xã vùng

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng thực vật thân gỗ kiểu rừng kín thường xanh trên núi đá độ cao dưới 700m thuộc Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 32 - 33)

2.3.4.1. Giao thông, thủy lợi * Giao thông

Các xã vùng Khu bảo tồn đã có đường giao thông đến trung tâm xã, từ trung tâm xã đi các thôn đều bằng đường đất, tuy nhiên do đường đất, độ dốc

cao, nền địa chất kém bền vững nên hiện tượng sạt lở, thậm chí trượt núi gây tắc đường không có khả năng khắc phục ngay. Hiện nay để đi một số thôn trong xã phải đi bộ. Việc giao lưu văn hoá, hàng hoá gặp nhiều khó khăn, không muốn nói là cách biệt với bên ngoài. Mặc dù xã đã chú trọng xây dựng đường liên thôn, xã, nhưng đường hẹp, dốc, lầy lội vào mùa mưa đi lại rất khó khăn..

* Thủy lợi

Trên các khu vực canh tác nông nghiệp điều kiện nguồn nước không khó khăn, nhưng do chưa được đầu tư nên hệ thống thuỷ lợi chưa phát triển. Người dân địa phương thường đắp các phai đập nhỏ làm hệ thống tự chảy phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Các công trình tự tạo này chỉ tồn tại được trong mùa khô, đến mùa mưa chúng bị nước cuốn trôi và rất cần đầu tư cho hệ thống thủy lợi để tăng năng suất cây trồng, tăng vụ trên diện tích đã có, đảm bảo an ninh lương thực, góp phần cho người dân tham gia vào công cuộc bảo tồn đa dạng sinh học.

2.3.4.2. Điện lưới quốc gia

Hiện có khoảng 75% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia dùng vào sinh hoạt. Điện lưới quốc gia đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ khâu sản xuất mang lại diện mạo của vùng nông thôn miền núi trong thời kỳ đổi mới. Số hộ còn lại chủ yếu dùng điện thắp sáng từ máy thuỷ điện nhỏ, bình quân từ 2-3 hộ/1 máy.

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng thực vật thân gỗ kiểu rừng kín thường xanh trên núi đá độ cao dưới 700m thuộc Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)