Thống kê thực vật thân gỗ của kiểu rừng

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng thực vật thân gỗ kiểu rừng kín thường xanh trên núi đá độ cao dưới 700m thuộc Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 51 - 52)

Dựa trên kết quả nghiên cứu, thống kê được các loài thực vật thân gỗ theo phân loại ở kiểu rừng kín thường xanh trên núi đá độ cao dưới 700m. Kết quả thống kê thực vật thân gỗ được tổng hợp vào các mẫu bảng sau:

Bảng 4.5.Tổng hợp taxon phân loại thực vật thân gỗ theo ngành và lớp kiểu rừng kín thường xanh trên núi đá độ cao dưới 700m

TT Taxon phân loại Số lượng

1 Ngành ngọc lan (Magnoliophyta)

2 Lớp hai lá mầm (Dicotyledones)

3 Họ (Familia) 33

4 Loài (species) 74

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Qua bảng 4.5 ta thấy, thực vật thân gỗ ở kiểu rừng này đều thuộc Lớp hai lá mầm nằm trong ngành ngọc lan, với 74 loài nằm trong 33 họ thực vật. Các họ điển hình như: họ ba mảnh vỏ (Euphobitaceae), họ xoan (Meliaceae),

họ đay (Tiliaceae), họ Sến (Sapotaceae), họ Mùng quân (Flacourtiaceae), họ Xoài (Anacadiaceae), họ Măng cụt (Clusiaceae), họ Re (Lauraceae)…

Về giá trị sử dụng, thực vật thân gỗ thuộc kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá độ cao dưới 700m có giá trị sử dụng tương đối đa dạng như gỗ, dược liệu, cây cảnh, thực phẩm (quả, rau, củ), tinh dầu Tổng hợp số loài thực vật thân gỗ theo giá trị sử dụng đượctrình bày ở Bảng 4.6.

Bảng 4.6. Tổng hợp số loài thực vật thân gỗ theo giá trị sử dụng TT Giá trị sử dụng Số loài Tỉ lệ (%) Tổng số loài 74 100,00 1 Gỗ 61 82,43 2 Dược liệu 7 9,45 3 Cây cảnh 4 5,40 4 Tinh dầu 2 2,70 5 Rau 1 1,35

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Bảng 4.6 ta thấy, trong 74 loài thực vật thân gỗ có 61 loài được sử sụng lấy gỗ chiếm 82,43% tổng số loài, 7 loài được sử dụng làm dược liệu chiếm 9,45% tổng số loài, 4 loài được sử dụng làm cây cảnh chiếm 5,40% tổng số loài, 2 loài lấy tinh dầu chiếm 2,70% tổng số loài và có 1 loài được sử dụng làm thực phẩm, chiếm 1,35%. Như vậy, các loài thực vật thân gỗ chủ yếu là sử dụng lấy gỗ, những cây có giá trị làm dược liệu, thực phẩm, cây cảnh…với số lượng không lớn, dao động từ 1 đến 6 loài.

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng thực vật thân gỗ kiểu rừng kín thường xanh trên núi đá độ cao dưới 700m thuộc Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)