Tổ thành thực vật thân gỗ
Tổ thành rừng là nhân tố cấu trúc sinh thái có ảnh hưởng quyết định tới các nhân tố sinh thái và hình thái khác của rừng. Tổ thành rừng là một trong những chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá tính bền vững, ổn định và đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng
Kiểu rừng này được phân bố chủ yếu ở khu vực chân núi Tam Sao giáp Lũng Lỳ trên độ cao từ 500-700m. Rừng có cấu trúc gồm 4 tầng, trong đó có 2 tầng cây gỗ, 1 tầng cây bụi và tầng thảm tươi. Cấu trúc tổ thành thực vật thân gỗ của kiểu rừng này được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.1. Cấu trúc tổ thành thực vật thân gỗ kiểu rừng kín thường xanh trên núi đá có độ cao từ 500 - 700m
ÔTC Công thức tổ thành 1 17,82Ngh + 10,11Sn + 7,75Tr + 7,43Trl + 7,3 Mtr + 6,08Nh + 43,47LK 2 23,91Ngh+ 16,39 Nhr+ 14,62Gvn+ 9,02Nh+ 8,14Nhđ+ 7,20Sđ+ 6,65 Tbb+ 5,11Trl+ 8,96Lk 3 44,44Ngh+ 10,51Nh+ 7,90Gvn+ 7,81Kh+ 6,94Trl+ 5,33Trđ+ 17,08LK 4 34,16Ngh + 13,29Nh+ 11,40Trl + 10,75Th + 10,65Gvn + 19,76LK 5 19,37Trk+ 10,44Mtr+ 8,55Dv+ 6,69Nh+ 5,73Tmx+ 5,62Lm+ 43,59LK
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Chú thích:
- Ngh: Nghiến - Sn: Sến nạc - Tr: Trâm
- Trl: Trai lý - Mtr: Muồng trắng - Nhr: Nhãn rừng - Gvn: Găng Việt Nam - Nhđen: Nhọc đen - Sđ: Sến đất
- Nh: Nhọc - Lm: Lộc mại - Tbb: Thích bắc bộ - Trk: Trường kẹn - Dv: Dâu vàng - Tmx: Thổ mật xoan
- Vm: Vò mản - Kh: Kháo - LK: Loài khác
Qua bảng trên, ta thấy cấu trúc tổ thành thực vật thân gỗ có sự khác nhau ở các ô tiêu chuẩn được điều tra. Số lượng các loài cây tham gia vào công thức tổ thành ở các ô tiêu chuẩn khoảng 6 đến 10 loài, số lượng loài biến động giữa các ô tiêu chuẩn không lớn. Công thức tổ thành thực vật thân gỗ ở độ cao từ 500- 700m: 29,36 Ngh + 9,90 Nh+ 9,19 Gvn + 6,88 Trl + 44,68 LK
Các loài cây tham gia vào công thức tổ thành của kiểu rừng bao gồm Nghiến, Nhọc, Trái lý, Găng Việt Nam.
Chỉ sốđa dạng.
Mức độ đa dạng trong các quần xã thực vật được đánh giá thông qua chỉ số đa dạng. Trong nghiên cứu đa dạng, người ta có thể dùng các chỉ số khác nhau để đánh giá như chỉ số Shannon - Wiener (H’) hay còn gọi là chỉ số đa dạng tuyệt đối, chỉ số Simpson (D1), chỉ số hợp lý (J), chỉ số Margalef (d1), chỉ số Menhinik (d2),…
Các chỉ đa dạng của kiểu rừng kín thường xanh trên núi đá vôi có độ cao từ 500 - 700m được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.2. Chỉ sốđa dạng thực vật thân gỗ kiểu kín thường xanh trên núi đá có độ cao từ 500 - 700m ÔTC D1 d1 d2 H' Ghi chú 1 0,94 15,764 3,466 3,09 2 0,88 6,866 1,897 2,29 3 0,86 7,710 2,166 2,24 4 0,86 7,542 2,081 2,19 5 0,94 14,216 4,016 2,95
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
Qua bảng trên cho thấy các chỉ số đa dạng có sự khác nhau ở các ô tiêu chuẩn. Ô tiêu chuẩn 01 và 05 có các chỉ số đa dạng cao hơn nhất, ô tiêu chuẩn 02 có các chỉ số đa dạng thấp nhất.