NHŨNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng cho doanh nghiệp vừa nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh sóc trăng 2 (Trang 31 - 60)

3.5.1 Thuận lợi

- Trụ sở của Ngân hàng đuợc đặt tại trung tâm mua bán của thành phố, đứng bề thế trên con đuờng lớn, giao thông đi lại khá thuận tiện cho các khách gửi tiền cũng nhu vay vốn.

- Chi nhánh Ngân hàng thuộc hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam có quy mô lớn, mang tầm cỡ quốc gia, nguồn vốn lớn để hỗ trợ tốt cho các đối tuợng thuộc lĩnh

NôngNghỊ^jfàPhát^TỊiểnNôngIhônChiNhmhTmhSócTyăn^^^^^ ^^^^

vực nông nghiệp (chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành nghề tại Việt Nam). Ngoài ra, chi nhánh Ngân hàng còn được đặt tại Sóc Trăng có thế manh về nông nghiệp nhất là thủy sản.

- Ban lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên là một đại gia đình đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm cao, tác phong chuyên nghiệp luôn nhiệt tình chào đón khách hàng.

3.5.2 Khó khăn

- Hiện nay, địa bàn Sóc Trăng có khá nhiều Ngân hàng như Viettinbank, VietCombank, Sacombank, Vietbank, ACB,.. khiến các Ngân hàng luôn trong tư thế cạnh tranh quyết liệt về huy động lẫn cho vay, chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng không nằm ngoài xu thế đó.

- Cơ cấu chuyển dịch kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đất nước còn thấp, ngành công nghiệp chỉ chiếm khoảng 50% trong thành phần kinh tế. Do sự hoạt động công nghiệp chưa sâu rộng nên người dân cũng như các tổ chức kinh tế vẫn chưa quan tâm nhiều đến tín dụng Ngân hàng mà thường tìm đến tín dụng phi Ngân hàng.

- Vị trí địa lý Sóc Trăng gồm có hệ thống sông ngòi chằng chịt, tốt cho trồng trọt chăn nuôi, một phần lại tiếp giáp với biển nên những năm hạn hán thì có hiện tượng nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền, lũ lụt thiên tai cũng thường xảy ra, các loại bệnh dịch trên vật nuôi thường lan trên diện rộng. Khó khăn trong nông nghiệp làm suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng. Các hoạt động tín dụng chậm hoàn thiện về chất lượng hơn.

Phân Tích Tình Hình Tín Dụng Cho Doanh Nghiệp Vừa & Nhỏ Tại Ngân Hàng

Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Tỉnh Sóc Trăng _____________

Chương 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP YỪA VÀ NHỎ TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH TỈNH SÓC TRĂNG

4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP VỪA

NHỎ TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH TỈNH SÓC TRĂNG TRONG 3 NĂM

2009-2011

4.1.1 Vai trò tín dụng Doanh Nghiệp vừa và nhỏ

Trong nền kinh tế thị trường, sự tồn tại và phát triển của các Doanh nghiệp vừa & nhỏ là một yếu tố khách quan và cũng như các loại hình doanh nghiệp khác trong quá trinh hoạt động sản xuất kinh doanh, các Doanh nghiệp này cũng sử dụng vốn tín dụng Ngân hàng để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn cũng như để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn của mình, vốn tín dụng của Ngân hàng đầu tư cho các Doanh nghiệp vừa & nhỏ đóng vai trò rất quan trọng, nó chẳng những thúc đẩy sự phất triển khu vực kinh tế này mà thông qua đó tác động trở lại thúc đẩy hệ thống ngân hàng, đổi mới chính sách tiền tệ hoàn thiện các cơ chế chính sách về tín dụng, thanh toán ngoại hối...Để thấy được vai trò tín dụng Ngân hàng trong việc phát triển Doanh nghiệp vừa & nhỏ, ta xét một số vai trò sau:

- Tín dụng Ngân hàng góp phần đàm bào cho hoạt động cấc Doanh nghiệp vừa & nhỏ hên tục. Trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các Doanh nghiệp luôn cần cải tiến kỹ thuật máy móc thiết bị để tồn tại đứng vững và phát triển cạnh tranh. Trên thực tế không một Doanh nghiệp nào có thể đảm bảo đủ 100% vốn nhu cầu sàn xuất kinh. Vốn tín dụng của Ngân hàng đã tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm máy móc thiết bị, cải tiến phương thức kinh doanh. Từ đó góp phần thúc đẩy điều kiện cho quá trinh phát triển sản xuất kinh doanh được liên tục.

- Tín dụng Ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Doanh nghiệp vừa & nhỏ. Khi sử dụng vốn tín dụng ngân hàng các Doanh nghiệp phải tôn

Thành phần kinh tế 2010 2011 Số lượng Tỷ trọng % Số lượng Tỷ trọng % Số lượng Tỷ trọng %

Doanh nghiệp vừa & nhỏ 426 0,459 600 0,838 689 0,997

Cá nhân 91.676 98,678 68.117 95,143 64.979 93,993

Hộ gia đình 707 0,761 2.779 3,882 3.374 4,881

Hcrp tác xã 12 0,013 11 0,015 10 0,014

Công ty cổ phần 60 0,065 83 0,116 78 0,113

Doanh nghiệp Nhà nước 8 0,009 4 0,006 2 0,003

Các tổ chức kinh tế khác 15 0,016 0 0 0 0

Tổng 92.904 100 71.594 100 69.132 100

Phân Tích Tình Hình Tín Dụng Cho Doanh Nghiệp Vừa & Nhỏ Tại Ngân Hàng

NôngNghỊ^jfàPh^TrịểnNôngIhôn^ChiNhánhTmhSócTrăn^^^^^ ^^^^

trọng hợp đồng tín dụng, đảm bảo hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn và tôn trọng cấc điều khoản của hợp đồng cho dù Doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hay không. Do đó đòi hỏi các Doanh nghiệp muốn có vốn tín dụng của Ngân hàng phải có phương án sản xuất khả thi. Không chi thu hồi đủ vốn mà các Doanh nghiệp còn phải tìm cách sử dụng vốn tín dụng có hiệu quả, tăng nhanh chóng vòng quay vốn , đảm bảo tỷ suất sinh lợi nhuận phải lớn hơn lãi suất ngân hàng thì mới trả được nợ và kin doanh có lãi. Trong quá trình cho vay, Ngân hàng thực hiện kiểm soát trước, trong và sau khi giải ngân buộc Doanh nghiệp phải sử dụng vốn đúng mục đích có hiệu quả.

- Tín dụng Ngân hàng góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong nền kinh tế thị trưòrng hiếm Doanh nghiệp nào dùng vốn tụ có để sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn vay chính là công cụ đòn bẩy để Doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn. đối với các Doanh nghiệp vừa & nhỏ, do hạn chế về vốn nên việc sử dụng vốn tự có để sản xuất là khó khăn vì vốn hạn chế. Nếu sử dụng thì giá vốn sẽ cao và sản phẩm khó được thị trường chấp nhận. Để hiệu quả thì Doanh nghiệp phải có một cơ cấu vốn tối ưu, kết cấu hợp lý nhất là nguồn vốn tự có và vốn vay nhằm tối đa hóa lọi nhuận tại mức giấ bình quân rẻ nhất.

- Tín dụng ngân hàng góp phần tập trung vốn sản xuất, nâng cao khảnăng cạnh tranh của cấc doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cạnh tranh là một quy luậttất yếu của nền kinh tế thị trường, muốn tồn tại và đứng vững thì đòi hỏi cácdoanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh. Đặc biệt đối với các doanhnghiệp vừa và nhỏ, do có một số hạn chế nhất định, việc chiếm lĩnh ưu thếtrong cạnh tranh trước các doanh nghiệp lớn trong nước và nước ngoài là mộtvấn đề khó khăn. Xu hướng hiện nay của các doanh nghiệp này là tăng cườngliên doanh, liên kết, tập trung vốn đầu tư và mở rộng sản xuất, trang bị kỹ thuật hiện đại để tăng sức cạnh tranh. Tuy nhiên để có một lượng vốn đủ đầu tư cho sự phát triển trong khi vốn tự có lại hạn chế., khả năng tích lũy thấp thì phải mất nhiều thời gian thực hiện được. Khi đó cơ hội đầu tư phát triển không còn nữa. Như vậy có thể đáp ứng kịp thời, các Doanh nghiệp vừa & nhỏ chỉ có thể tìm đến tín dụng Ngân hàng, có tín dụng Ngân hàng mới có thể giúp

GVHD: Phạm Xuân Minh 28 SVTIỈ: Đinh Công Hung

Phân Tích Tình Hình Tín Dụng Cho Doanh Nghiệp Vừa & Nhỏ Tại Ngân Hàng

NôngNghỊ^jfàPh^TrịểnNôngIhôn^ChiNhánhTmhSócTrăn^^^^ ^^^^^

Doanh nghiệp thực hiện được mục đích của mình là mở rộng phát triển kinh doanh sản xuất.

4.1.2 Tỷ trọng của Doanh nghiệp vừa và nhỏ so vói các thành phần kinh tế khác Bảng 5. TỶ TRỌNG DOANH NGHIỆP VỪA & NHỎ so VỚI CÁC THÀNH

PHẦN KINH TẾ KHÁC

{Nguồn: Phòng tín dụng thuộc NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Sóc Trăng)

Trong 3 năm 2009 - 2010, số lượng Doanh nghiệp vừa & nhỏ tham gia hoạt động tín dụng không ngừng tăng lên. Cụ thể như sau: số lượng khách hàng năm 2009 là 426, năm 2010 là 600, đến nay Ngân hàng đã có 689 khách hàng. Nguyên nhân số lượng khách hàng tăng qua từng năm là do Luật Doanh nghiệp ngày càng chặt chẽ, kiến thức về luật không ngừng được tăng lên ở địa phương, những lợi thế của Doanh nghiệp so với cá nhân như: đầy đủ tư cách pháp nhân, hưởng nhiều ưu đãi trong kinh doanh từ chính phủ, có thể mở rộng quy mô sản xuất nhờ vốn Ngân hàng. Nắm bắt được vấn đề này, số lượng lớn cá nhân tham gia kinh doanh thành Doanh nghiệp vừa & nhỏ, đồng thời làm cho thành phần cá nhân trong hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Sóc Trăng cũng giảm đi đáng kể: năm 2009 - 2011 số lượng khách hàng từ 91.676 giảm còn 64.979.

GVHD: Phạm Xuân Minh 29 SVTIỈ: Đinh Công Hung

Phân Tích Tình Hình Tín Dụng Cho Doanh Nghiệp Vừa & Nhỏ Tại Ngân Hàng

NôngNghị^vàPháíTriểnNớngThônChiNhánhTỉnhSócTrăng^^^^ ^^^^

NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Sóc Trăng chuyên hoạt động bên lĩnh vực tín dụng Nông nghiệp, cho nên đối tượng chủ yếu của Ngân hàng tham gia là cấ nhân và hộ gia đình. Tuy nhiên, tỷ trọng Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ba năm gần đây cho thấy tăng lên đáng kể. năm 2009 - 2011 tỷ trọng lần lượt là 0.459%, 0.646%, 0.742%, mặc dù con số chưa vượt qua 1% vì cá nhân vẫn là những đối tượng chiếm phần lớn trong kinh tế cho nên tính tỷ trọng tổng thành phần kinh tế ta sẽ thấy Doanh nghiệp vừa & nhỏ chiếm rất ít, so với các thành phần khác thì đối tượng này đứng hàng thứ ba trong các thành phần qua từng năm, đây là một tín hiệu đáng mừng Doanh Nghiệp địa phưomg ngày càng lớn mạnh về việc tham gia tín dụng. Việc tham gia tín dụng càng nhiều giúp Doanh nghiệp có thể trang trải một số chi phí hợp lý trong quá trinh hoạt động khi nguồn vốn Doanh nghiệp chưa kịp xoay vòng có thể do ứ đọng hàng hóa bán ra, các đối tác chưa kịp thanh toán các món nợ hay hàng hóa gởi bán chưa kịp thanh toán.

4.1.3 Khái quát tình hình tín dụng cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Sóc Trăng trong 3 năm 2009 - 2011

Trong 3 năm 2009 - 2011, Sóc Trăng gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh tế, cấc chính sách tiền tệ năm 2010 chưa hiệu quả như mong đợi, lạm phất cao ở mức hai con số, giá cà hàng hóa tăng nhanh, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Các Doanh nghiệp không có nhu cầu mở rộng thị trường, hoạt động tín dụng giảm đi về lượng. Cho nên doanh số cho vay năm 2010 chỉ đạt 3.137.392trđ, so vói năm 2009 giảm di 1.457.846 trđ ( về tỷ lệ giảm 31,73% ).

Theo thông tin ngày 31/12/2010 của NHNN Việt Nam thì tổng phương tiện thanh toán (gồm tiền mặt trong lưu thông, tiền gửi tại Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng kể cả nội tệ lẫn ngoại tệ) tăng 35,3% so với năm 2009. Tính chất của tổng phương tiện thanh toán là độ trễ, do đó tổng phương tiện thanh toán năm 2010 tăng làm động lực để tăng khả năng cho vay của NHNo & PTNT trong năm 2011.

Cuối năm 2010 bước sang 2011, người dân và Doanh nghiệp luôn găm giữ vàng, ngoại tệ, thị trường bị bong bóng trên bất động sản, chứng khoán, những yếu điểm trong nền kinh tế dần lộ rõ. Chính sách thực hiện bắt đầu từ Nghị quyết 11/NQ

Năm 2009 2010 2011 Số tiền % Sổ tiền % Doanh số cho vay 4.595.2383.137.392 4.460.236 -1.457.846 -31,73 1.322.844 42,16 Doanh số thu nợ 4.678.6523.112.956 3.959.785 -1.565.696 -33,46 846.829 27,20 Tổng dư nợ 1.982.9502.007.386 2.507.837 24.436 1,23 500.451 24,93 Nợ xấu 11.104 12.646 20.781 1.542 13,89 8.135 64,33

Phân Tích Tình Hình Tín Dụng Cho Doanh Nghiệp Vừa & Nhỏ Tại Ngân Hàng NôngNghị^vàPháíTriểnNớngThônChiNhánhTỉnhSócTrăng^^^^^^^^

- CP ngày 24/02/2011 nội dung gồm “ thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khốã để kiềm chế lạm phát; điều hành và kiểm soát để bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán khoảng 15 - 16%; tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phất triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa; giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán”, hoạt động bình ổn giá cả trên các mặt hàng thiết yếu, không cho buôn bán vàng và ngoại tệ trên thị trường chợ đen, ngoại tệ được bán ra tại Ngân hàng khi cấ nhân vì mục đích chữa bệnh ở nước ngoài, Doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Mãi đến cuối 6 tháng 2011 nền kinh tế dần ổn định, mặc dầu lạm phát tăng cao hom năm 2010, đổi lại thị trường mua bán trở nên điều hòa, hom thế thông tin Chính phủ sẽ vẫn tiếp tục ưu tiên kiềm chế lạm phát, động lực khiến Doanh nghiệp vừa & nhỏ yên tâm bắt đầu quá trình tái sản xuất, chờ đợi sự khôi phục kinh tế của quốc gia. Đánh giá kịp thời thuận lợi trên, NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Sóc Trăng quyết định mở rộng việc cho vay của mình, vì thế doanh số cho vay năm 2011 tăng 1.322.844 trđ (về tỷ lệ tăng 42,16%) so với năm 2010.

Năm 2011, hệ thống ngân hàng Việt Nam bắt đầu triển khai Luật NHNN và Luật các TCTD mới, đây là cột mốc quan trọng nhằm đẩy nhanh hom nữa quá trình đổi mới ngành Ngân hàng theo cơ chế thị trường. Trong tương lai dẫn đến sự cạnh tranh lãi suất công bằng, các Ngân hàng thực sự phải dựa trên uy tín, vốn và khả năng tiếp cận khách hàng, NHNN chỉ đứng trên vai trò là người quản lý, điều tiết thị trường bằng những công cụ mền như: tăng giảm lượng cung tiền, thay đổi dự trữ bắt buộc. Ngân hàng NNo & PTNT đứng trên vị thế là Ngân hàng hàng đầu Việt Nam về quy mô vốn, số lượng chi nhánh, phòng giao dịch, và đội ngũ cán bộ chuyên môn cao sẽ giúp Ngân hàng mở rộng quy mô doanh số cho vay, thúc đẩy phất triển tín dụng của Ngân hàng.

GVHD: Phạm Xuân Minh 31 SVTIỈ: Đinh Công Hung

Phân Tích Tình Hình Tín Dụng Cho Doanh Nghiệp Vừa & Nhỏ Tại Ngân Hàng NôngNghị^vàPháíTriểnNớngThônChiNhánhTỉnhSócTrăng^^^^^^^^

Bảng 6. TÌNH HÌNH TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP VỪA & NHỎ TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH TỈNH SÓC TRĂNG

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Phòng tín dụng thuộc NHNo & PTNT chi nhánh tinh Sóc Trăng)

Doanh số thu nợ năm 2010 đạt 3.112.956trđ, so với 2009 giảm 1.565.696trđ (tương đương giảm 33,46%). Nguyên nhân giảm được đánh giá như sau: thứ nhất, tình hình cho vay giảm đi đáng kể so vói năm 2009, thứ hai DNVVN hoạt động kinh doanh trong năm có lời nhưng không nhiều, nguồn lợi nhuận chỉ đủ cho quá trình tái sản xuất, công tác thu hồi nợ cũng trở nên khó khăn. Tuy nhiên, doanh số thu nợ năm 2011 tăng 846.829trđ (về tỷ lệ tăng 27,20%) so với năm 2010, công tác thu hồi nợ tương đối thuận lợi. Doanh số thu nợ năm 2011 vẫn thấp hơn so với năm 2009 là 4.678.652trđ. Nguyên nhân lãi suất cho vay năm này khá cao, các Doanh nghiệp phải trả những món tiền lãi lớn hơn những năm trước, phần khấc các Doanh nghiệp mói đi vào quỹ đạo kinh doanh vì thế công tác thu nợ chỉ được Ngân hàng siết chặt có phần nới lỏng, một phần giúp Doanh nghiệp vượt khó trong thời kỳ này.

Tăng trưởng tín dụng là một mục tiêu mà Ngân hàng nào cũng hướng tói vì đó là cơ sở để tạo ra lợi nhuận. Không nằm ngoài mục tiêu đó, NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Sóc Trăng hướng tới tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn 2009 - 2011. Tình hình biến động tổng dư nợ phụ thuộc rất lớn bởi hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Khi doanh số cho vay tăng sẽ đẩy tổng dư nợ tăng theo, doanh số thu nợ tăng thì tổng dư nợ lại giảm và ngược lại. Nhìn chung tổng dư nợ tăng dần qua các năm, cụ thể năm 2009 đến 2011 làn lượt dư nợ là 1.982.950 trđ, 2.007.386trđ, 2.507.837trđ. Nguyên nhân kinh tế thế giói lấy đà phục hồi năm 2009,

Phân Tích Tĩnh Hình Tín Dụng Cho Doanh Nghiệp Vừa & Nhỏ Tại Ngân Hàng

NôngNghị^vàPhátTrỉểnNôngThônChiNhánhTỉnhSócTrăn^^^^^^^^ ^

Việt Nam hòa chung xu thế cải thiện. Các chủ trương kích cầu, chính sách thắt chặt chuyển sang nới lỏng, liên tục các quyết định, thông tư ra đời vào thời điểm này như: quyết định số 131/QĐ - TTg đối với các khoản cho vay ngắn hạn hỗ trợ lãi suất cho vay 4%, quyết định 443/QĐ - TTg đối với cấc khoản vay trung dài hạn hỗ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng cho doanh nghiệp vừa nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh sóc trăng 2 (Trang 31 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w