5. Bố cục của đề tài
2.2.2.7 Xây dựng chính sách khách hàng linh hoạt
Ngân hàng tiến hành phân loại khách hàng truyền thống, khách hàng tiềm năng và các đối tượng khách hàng khác để có những chính sách khách hàng hợp lý. Cần có chính sách ưu đãi với doanh nghiệp truyền thống đặc biệt là những doanh nghiệp quan trọng như các doanh nghiệp có uy tín và có hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả trên thị trường, đồng thời có những chính sách để thu hút thêm các doanh nghiệp mới. Để thực hiện được điều này, chi nhánh cần xây dựng được hệ thống chỉ tiêu đánh giá khách hàng cụ thể, thực hiện đầy đủ phương pháp tính điểm tín dụng để nâng cao hơn nữa hiệu quả cho vay của ngân hàng. Thực tế cho thấy, ứng dụng phương pháp tính điểm tín dụng cho phép giảm bớt chi phí và thời gian cho vay đối với DNNVV, do đó cho phép các tổ chức tín dụng mở rộng vốn vay với khách hàng, cho phép các NHTM xây dựng được quy trình thẩm định tín dụng chặt chẽ hơn qua đó kiểm soát tín dụng được chính xác hơn. Tính điểm tín dụng sẽ giúp giảm bớt sự phụ thuộc nặng nề của ngân hàng vào ký quỹ bằng việc đánh giá chủ doanh nghiệp hay nhà quản lý. Điều này đặc biệt có lợi cho các doanh nghiệp trẻ trong tình trạng thiếu báo cáo thống kê về kinh doanh và các yêu cầu đmả bảo tín dụng khác. Hiện nay chi nhánh MHB Nghệ An đã xây dựng được một
hệ thống chấm điểm khách hàng doanh nghiệp với nhiều chỉ tiêu như ngành, quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh lời, quan hệ của doanh nghiệp với ngân hàng, tỷ số đòn bẩy, thương hiệu sản phẩm... Đây là việc làm hết sức quan trọng giúp cho ngân hàng đánh giá đúng các đối tượng khách hàng. Tuy nhiên để việc chấm điểm khách hàng được thực hiện đầy đủ và chính xác, chi nhánh cần mở rộng các chỉ tiêu xếp hạng khách hàng thông qua các chỉ tiêu như NPV, IRR..., nâng cao công tác thu thập và xử lý thông tin khách hàng. Do phần lớn các DNNVV thường có mối quan hệ chặt chẽ giữa chủ sở hữu với nhà quản lý doanh nghiệp (hầu hết các DNNVV có chủ sở hữu là người trực tiếp điều hành hoạt động của doanh nghiệp) nên ngân hàng cần tập trung phân tích các thông tin của cá nhân hơn là thông tin doanh nghiệp, cần xác định những chỉ tiêu quan trọng cho việc xếp hạng.
2.2.2.8 Hoàn thiện chương trình tin học trong nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng.
MHB chi nhánh Nghệ An áp dụng tin học hoá trên tất cả các lĩnh vực nghiệp vụ, kể cả nghiệp vụ cho vay. Các giao dịch giao dịch cho vay hàng ngày đều được kế toán thực hiện ngay trên máy tính, giúp thời gian giao dịch được nhanh chóng và chính xác. Tuy nhiên chương trình này vẫn chưa được hoàn hảo, nhiều khi vãn còn bị sai sót buộc kế toán cho vay phải thực hiện thủ công, mà không phải do lỗi của cán bộ kế toán. Từ đó ảnh hưởng đến việc thu nợ , thu lãi...cũng như việc thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh của ngân hàng. Từ thực tế đó đặt ra một yêu cầu là MHB chi nhánh Nghệ An cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống tin học đáp ứng với đòi hỏi của nền kinh tế thị trường giúp cho việc kinh doanh của ngân hàng ngày càng thuận lợi hơn.
Trên đây là những giải pháp dựa trên tình hình thực tế tại Ngân hàng và những suy nghĩ của bản thân em, song để những giải pháp đó được thực hiện
có hiệu quả thì ngoài sự nỗ lực của bản thân MHB Nghệ An còn cần sự hỗ trợ của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và MHB.