sinh học Mê Linh
Hệ thực vật tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh đang trong quá trình
phục hồi và phát triển. Từ thực tế điều tra nghiên cứu, chúng tôi mạnh dạn đề
xuất một số giải pháp nhằm góp phần bảo tồn đa dạng thực vật như sau:
Các cấp chính quyền (tỉnh Vĩnh Phúc, xã Ngọc Thanh) và Viện Hàn lâm
Khoa học Việt Nam cần có chính sách đầu tư hơn nữa cả về nhân lực lẫn kinh
tế phục vụ công tác bảo tồn và phát triển hệ thực vật của Trạm và phụ cận.
Nâng cao nhận thực cộng đồng bằng các hình thức: vận động, tuyên
truyền giáo dục ý thức dân địa phương về việc bảo vệ phát triển rừng, biến
mỗi người dân thành một cán bộ kiểm lâm; nâng cao đời sống cho nhân dân
trong khu vực.
Tránh những tác động tiêu cực của con người, gia súc; phòng chống lửa
rừng, cấm chặt cây, phá rừng, đốt nương làm rẫy,...
Đầy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế để tạo điều kiện tiếp cận những thông
tin mới, phương pháp mới và hỗ trợ kinh phí thực hiện công tác bảo tồn đa
dạng sinh học vùng nghiên cứu.
Xúc tiến các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm đẩy nhanh quá trình phục
hồi rừng. Các bước cụ thể là:
- Khoanh nuôi các loài có khả năng tái sinh mạnh, như: Thành ngạnh
nam (Cratoxylum cochinchinense), Trám chim (Canarium tonkinense), Máu chó lá lớn (Knema pierrei), Chẹo (Engelhardtia roxburghiana), … nhằm
xây dựng các mô hình ưu hợp thực vật phục vụ công tác nghiên cứu khoa
học và tham quan du lịch.
- Nghiên cứu thử nghiệm trồng bổ sung các loài cây có giá trị kinh tế,
- Nâng cao năng lực quản lý và thực thi pháp luật trong việc quản lý, bảo
vệ rừng như: Củng cố và xây dựng kế hoạch cho hợp lý, nâng cao trách
nhiệm, tính gương mẫu của các cấp lãnh đạo địa phương, tăng cường tính
nghiêm minh trong thi hành pháp luật, phối hợp với địa phương cùng tham
gia công tác bảo tồn
- Xây dựng các phương án bảo tồn ở cấp quần thể và loài quý hiếm theo phương pháp nguyên vị, nhằm bảo tồn đa dạng sinh học trong điều kiện tự
nhiên.
- Trạm Kiểm lâm xã Ngọc Thanh phối hợp với Trạm Đa dạng sinh học
Mê Linh và Trung tâm Khoa học Sản xuất Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ thực
hiện các biện pháp tuần tra, kiểm soát và nghiên cứu khoa học phục vụ công
tác bảo tồn, nâng cao đa dạng sinh học vùng nghiên cứu.
- Đầy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế để tạo điều kiện tiếp cận những
thông tin mới, phương pháp mới và hỗ trợ kinh phí thực hiện công tác bảo tồn đa dạng sinh học vùng nghiên cứu.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
1.1. Đặc điểm tổ thành loài
1.1.1. Đặc điểm cấu trúc tổ thành sinh thái: Trạng thái TTV tại đây với thời
gian phục hồi từ 14 – 15 năm. Các loài cây gỗ có độ phong phú từ 37 – 40 loài. Số loài tham gia vào cấu trúc tổ thành là 3 loài, trong đó có sự tham gia của một số loài ưa sáng, mọc nhanh, đạt tầm vóc nhỏ như: Thành ngạnh nam
bộ (Cratoxylum cochinchinense) , Trám chim (Canarium tonkinense), Re
(Phoebe pallida) .
1.1.2. Sự biến động thành phần loài giữa các nhóm cây: Chỉ số tương đồng về thành phần loài giữa các nhóm cây trong các ô tiêu chuẩn còn thấp.
1.1.3. Chỉ số đa dạng sinh học quần hợp cây gỗ: Chỉ số Shanon là 2,979
chứng tỏ độ đa dạng của các loài trong vùng nghiên cứu chưa cao.
1.1.4. Mật độ cá thể: Mật độ đạt trên 200 cá thể/ha gồm các loài: Thành
ngạnh nam bộ (Cratoxylum cochinchinense) có mật độ 221 cây/ ha , Trám
chim (Canarium tonkinense) có mật độ 218 cây/ ha, Re (Phoebe pallida) có
mật độ 214 cây / ha. Một số loài có mật độ thấp (3 cá thể/ha) như: Xoan đào
(Prunus arborea), Thanh thất (Ailanthus triphysa), Hồ bì (Linociera ramiflora)…
1.2. Phân bố cây theo chiều cao (N/HVN)
Phân bố thực nghiệm số loài, số cây theo cấp chiều cao là đường cong gấp khúc có dạng một đỉnh lệch trái, đỉnh đường cong nằm ở cấp chiều cao 5,1 - 10 m. Đây là biểu hiện chưa có sự phân tầng.
1.3. Phân bố cây theo đường kính (N/D1.3)
1.3.1. Phân bố số loài theo nhóm tần số xuất hiện: Đa số số loài cây giảm dần
toàn bộ diện tích.
1.3.2. Phân bố số loài, số cây theo cấp đường kính: Phân bố thực nghiệm số
loài, số cây theo cấp đường kính là một đường cong phức tạp nhưng về cơ
bản tuân theo quy luật phân bố giảm. Số loài và số cây tập chung nhiều nhất ở
cấp kính 5,1 – 10 cm, điều đó thể hiện các trạng thái rừng phục hồi đang ở
giai đoạn rừng non tái sinh, số loài và số cây có đường kính lớn rất ít. 1.4. Về mối tương quan chiều cao - đường kính cây
Tương quan giữa chiều cao và đường kính thân cây không chặt, với độ
tin cậy 95%. Phương trình hồi quy tuyến tính thực nghiệm giữa chiều cao và
đường kính thân cây là y = 0,4869 x + 3,8553
1.5. Một số giải pháp nhằm bảo tồn đa dạng thực vật tại trạm Đa dạng sinh
học Mê Linh
- Khoanh nuôi các loài có khả năng tái sinh mạnh, như: Thành ngạnh
nam (Cratoxylum cochinchinense), Trám chim (Canarium tonkinense), Máu chó lá lớn (Knema pierrei), Chẹo (Engelhardtia roxburghiana), … nhằm
xây dựng các mô hình ưu hợp thực vật phục vụ công tác nghiên cứu khoa
học và tham quan du lịch.
- Nghiên cứu thử nghiệm trồng bổ sung các loài cây có giá trị kinh tế,
các cây gỗ quý, các cây làm thuốc cho rừng thứ sinh nghèo kiệt.
- Nâng cao năng lực quản lý và thực thi pháp luật trong việc quản lý, bảo
vệ rừng như: Củng cố và xây dựng kế hoạch cho hợp lý, nâng cao trách
nhiệm, tính gương mẫu của các cấp lãnh đạo địa phương, tăng cường tính
nghiêm minh trong thi hành pháp luật, phối hợp với địa phương cùng tham
- Xây dựng các phương án bảo tồn ở cấp quần thể và loài quý hiếm theo phương pháp nguyên vị, nhằm bảo tồn đa dạng sinh học trong điều kiện tự
nhiên.
- Trạm Kiểm lâm xã Ngọc Thanh phối hợp với Trạm Đa dạng sinh học
Mê Linh và Trung tâm Khoa học Sản xuất Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ thực
hiện các biện pháp tuần tra, kiểm soát và nghiên cứu khoa học phục vụ công
tác bảo tồn, nâng cao đa dạng sinh học vùng nghiên cứu.
- Đầy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế để tạo điều kiện tiếp cận những
thông tin mới, phương pháp mới và hỗ trợ kinh phí thực hiện công tác bảo tồn đa dạng sinh học vùng nghiên cứu.
Kiến nghị
- Cần tiếp tục nghiên cứu về tất cả các mặt: Phân loại thực vật, sâu
bênh, điều kiện sinh thái, tái sinh phục hồi rừng, đa dạng thực vật.
- Đi sâu nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ tái sinh tự
nhiên của TTV và quá trình tái sinh của tất cả các nhóm dạng sống bao gồm
cả cây bụi, cây thảo và cây leo để có đầy đủ căn cứ cho việc khoanh nuôi tái
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Hồng Ban (2000), Nghiên cứu tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái sau nương rẫy ở vùng Tây nam Nghệ An, Luận án Tiến sỹ sinh
học, Đại học sư phạm Vinh, Nghệ An.
2. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật
hạt kín (Magnoliophyta, Angiospermae) ở Việt Nam, 532 tr., Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) & nnk. (2003), Danh lục các loài thực vật
Việt Nam, tập II, 1203 tr., Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) & nnk. (2005), Danh lục các loài thực vật
Việt Nam, tập III, 1248 tr., Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
5. Baur G.N. (1976), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. (Người dịch: Vương Tấn Nhị).
6. Bộ NN và PTNT (1998), Qui phạm phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
7. Catinot R. (1965), Lâm sinh học trong rừng rậm Châu Phi, Viện KHLN Việt Nam. (Người dịch: Vương Tấn Nhị).
8. Trần Văn Con (1991), Khả năng ứng dụng mô phỏng toán để nghiên cứu cấu trúc và động thái của hệ sinh thái rừng khộp ở cao nguyên DakNong, Daklak, Luận văn PTS KHNN, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
9. Trần Văn Con (2001), “Nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên ở Tây Nguyên và khả năng ứng dụng trong kinh doanh rừng tự nhiên”, Nghiên cứu rừng tự nhiên, Nxb Thống kê, Hà Nội, tr. 44-59.
10. Lê Ngọc Công (2003), Nghiên cứu quá trình phục hồi rừng bằng khoanh nuôi trên một số thảm thực vật tại Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ sinh học, Viện ST&TNSV, Viện KH&KT Việt Nam, Hà Nội.
11. Nguyễn Duy Chuyên (1988), Cấu trúc tăng trưởng sản lượng và tái sinh tự nhiên rừng thường xanh lá rộng hỗn loài thuộc ba vùng kinh tế lâm nghiệp ở Việt Nam, Tóm tắt luận án tiến sĩ khoa học tại
Hungary, bản tiếng Việt tại Thư viện Quốc gia, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
12. Bùi Văn Chúc (1996), Bước đầu tìm hiểu đặc điểm cấu trúc rừng phòng hộ đầu nguồn làm cơ sở đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý tại Lâm trường Sông đà - Hoà Bình, Luận văn thạc sĩ
KHLN, Trường Đại học Lâm Nghiệp.
13. Ngô Quang Đê, Triệu Văn Hùng, Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Hữu Vĩnh, Lâm Xuân Sanh, Nguyễn Hữu Lộc (1992), Lâm sinh học, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
14. Bùi Thế Đồi (2001), Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên quần xã thực vật rừng trên núi đã vôi tại ba địa phương ở miền Bắc Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ khoa học Lâm Nghiệp, Trường
Đại Học Lâm nghiệp.
15. Chu Đức (2001), Mô hình toán các hệ thống sinh thái, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
16. Võ Đại Hải (2008), Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng Vối thuốc (Schima wallichii) vùng Tây Bắc. Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, số 5, tháng 5/2008, tr.100-104.
17. Vũ Tiến Hinh (1991), “Về đặc điểm tái sinh của rừng tự nhiên”, Tạp chí Lâm nghiệp, 2/91, tr. 3-4.
18. Vũ Tiến Hinh (2003), Sản lượng rừng, Nxb Nông nghiệp.
19. Vũ Đình Huề (1969), “Tiêu chuẩn đánh giá tái sinh tự nhiên”, Tập san lâm nghiệp, 7/69, tr. 28-30.
20. Vũ Đình Huề (1975), Khái quát về tình hình tái sinh tự nhiên ở rừng miền Bắc Việt nam, Báo cáo khoa học, Viện Điều tra quy hoạch
rừng, Hà Nội.
21. Đào Công Khanh (1996), Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc của rừng lá rộng thường xanh ở Hương Sơn, Hà Tĩnh làm cơ sở đề xuất các biện pháp lâm sinh phục vụ khai thác và nuôi dưỡng rừng, Luận án PTS Khoa học Nông nghiệp, Hà Nội.
22. Phùng Ngọc Lan (1984), “Bảo đảm tái sinh trong khai thác rừng”, Tạp chí Lâm nghiệp, (9).
23. Nguyễn Ngọc Lung, Phục hồi rừng ở Việt Nam, Thông tin Khoa học Kỹ thuật Lâm Nghiệp, 1/1991, 3-11.
24. Nguyễn Ngọc Lung, Phó Đức Chỉnh, Đào Công Khanh, Trịnh
Khắc Mười. Quy luật tái sinh phục hồi sau nương rẫy trong phát
triển kinh tế môi trường bền vững vùng núi cao. Tài liệu hội thảo Khoa học Mô hình phát triển Kinh tế - Môi trường, Hà Nội 1993.
25. Phạm Hoàng Hộ (1999-2001), Cây cỏ Việt Nam, Tập 1-3, Nxb Trẻ, Tp.
Hồ Chí Minh.
26. Phan Kế Lộc (1985), Thử vận dụng bảng phân loại UNESCO để xây dựng khung phân loại thảm thực vật Việt Nam, Hà Nội.
27. Trần Đình Lý (2003), Giáo trình sinh thái thảm thực vật (chuyên đề sau đại học), Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.
28. Trần Đình Lý (2007), Hệ sinh thái gò đồi các tỉnh Bắc Trung Bộ, Nxb KH & CN, Viện KH và CN Việt Nam.
29. Trần Đình Lý, Đỗ Hữu Thư, Lê Đồng Tấn (1995), “ Khả năng tái sinh tự nhiên thảm thực vật vùng núi cao Sa Pa”, Tạp chí Lâm Nghiệp, 2, tr. 12-13.
30. Trần Đình Lý, Đỗ Hữu Thư, Lê Đồng Tấn (1997), “Diễn thế thảm thực vật sau cháy rừng ở Phan Xi Phăng”, Tạp chí Lâm Nghiệp, 2, tr. 8-9.
31. P. Odum (1978), Cơ sở sinh thái học, Tập 1, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
32. Trần Ngũ Phương (1970), Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
33. Vũ Đình Phương (1987) “Cấu trúc rừng và vốn rừng trong không gian và thời gian”, Thông tin Khoa học lâm nghiệp (1).
34. Vũ Đình Phương, Đào Công Khanh “Kết quả thử nghiệm phương pháp nghiên cứu một số quy luật cấu trúc, sinh trưởng phục vụ điều chế rừng lá rộng, hỗn loại thường xan ở Kon Hà Nừng - Gia Lai”,
Nghiên cứu rừng tự nhiên, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2001, tr 94 - 100.
35. Vũ Xuân Phương & nnk. (2001), Đa dạng sinh học của hệ thực vật tại
Trạm đa dạng sinh học Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc.
36. Plaudy. J- Rừng nhiệt đới ẩm, Văn Tùng dịch, Tổng luận chuyên đề
số 8/1987, Bộ Lâm nghiệp.
37. Richards P.W (1959, 1968, 1970), Rừng mưa nhiệt đới, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. (Người dịch: Vương Tấn Nhị).
38. Phạm Đình Tam (1987), “Khả năng tái sinh tự nhiên dưới tán rừng thứ sinh vùng Hương Sơn , Hà Tĩnh”, Thông tin khoa học kỹ thuật lâm
39. Lê Đồng Tấn (1999), Nghiên cứu quá trình phục hồi tự nhiên của một số quần xã thực vật sau nương rẫy tại Sơn La phục vụ cho việc khoanh nuôi. Luận án Tiến sỹ sinh học, Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, Hà Nội.
40. Lê Đồng Tấn (2003), “Nghiên cứu rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên trên đất sau nương rẫy ở Sơn La”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, (3), tr. 341-343.
41. Lê Đồng Tấn, Trần Đình Lý, Đỗ Hữu Thư (1997), “Diễn thế thảm
thực vật trên đất nương rẫy ở các vùng đồi núi Việt Nam”, Kỷ yếu hội nghị môi trường các tỉnh phía Bắc tại Sơn La, tr. 106-109.
42. Lê Đồng Tấn, Đỗ Hữu Thư (1998), “Một số dẫn liệu về thảm thực vật tái sinh trên đất sau nương rẫy tại Sơn La”, Tạp chí Lâm nghiệp,
(7), tr. 39-42.
43. Lê Đồng Tấn (chủ nhiệm) & nnk. (2003), Nghiên cứu cơ sở khoa học và
các giải pháp phục hồi hệ sinh thái rừng nhiệt đới tại Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh và các vùng phụ cận, Đề tài cấp cơ sở, Viện Sinh
thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.
44. Nguyễn Hải Tuất (1982), Thống kê toán học trong lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
45. Nguyễn Văn Thêm (1992), Nghiên cứu quá trình tái sinh của Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri Pierre) trong rừng kín ẩm thường xanh và nửa rụng lá nhiệt đới mưa ẩm ở Đồng Nai nhằm đề xuất biện pháp khai thác tái sinh và nuôi dưỡng rừng, Luận án PTS Nông nghiệp, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội
46. Trần Xuân Thiệp (1995), “Nghiên cứu qui luật phân bố chiều cao cây tái sinh trong rừng chặt chọn tại lâm trường Hương Sơn, Hà
Tĩnh”, Công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật, Viện Điều tra qui hoạch rừng 1991-1995, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
47. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
48. Nguyễn Nghĩa Thìn (2004), Hệ sinh thái rừng nhiệt đới, 248 tr., Nxb Đại
học quốc gia Hà Nội.
49. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Các phương pháp nghiên cứu thực vật, 171
tr., Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
50. Phạm Ngọc Thường (2003), “Một số đặc điểm tái sinh tự nhiên của thảm thực vật cây gỗ sau canh tác nương rẫy ở Bắc Kạn”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 03(1), tr. 104,98.
51. Ngô Văn Trai (1995), Tái sinh rừng và các biện pháp lâm sinh phục hồi rừng, Viện Điều tra qui hoạch rừng, Bộ Lâm nghiệp.
52. Nguyễn Văn Trường (1983), Quy luật cấu trúc rừng gỗ hỗn loài, Nxb
Khoa học kỹ thuật , Hà Nội.
53. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
54. Thái Văn Trừng (2000), Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam, Nxb KH & KT, Hà Nội.
55. Đặng Kim Vui (2002), “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi sau