3.1.3.1. Địa chất
Khu vực nghiên cứu là một bộ phận của dãy núi Tam Đảo nên có cấu tạo địa chất chủ yếu bằng hệ tầng phún trào axít gồm các lớp Rionit, Daxit kết tinh xen kẽ nhau có độ tuổi 256 triệu năm.
3.1.3.2. Thổ nhưỡng
Nhìn chung các loại đá mẹ khá cứng, thành phần khoáng có nhiều Thạch anh, Muscovit, khó phong hóa, hình thành nên các loại đất có thành phần cơ
giới nhẹ, cấp hạt thô, dễ bị rửa trôi và xói mòn, nhất là những nơi dốc cao bị
xói mòn mạnh để trơ lại phần đá rất cứng (điển hình là khu vực từ độ cao 300 - 400 m).
Theo nguồn gốc phát sinh trong vùng có hai loại đất chính sau:
- Ở độ cao trên 300 m là đất Feralit mùn đỏ vàng. Đất có màu vàng ưu thế do độ ẩm cao, hàm lượng sắt di động và nhôm tích luỹ cao. Do đất phát triển trên đá Mácma axit kết tinh chua nên tầng đất mỏng, thành phần
cơ giới nhẹ, tầng mùn mỏng, không có tầng thảm mục, đá lộ đầu nhiều trên 75%.
- Ở độ cao dưới 300 m là đất Feralit vàng đỏ phát triển trên nhiều loại đá khác nhau, đất có khả năng hấp phụ không cao do có nhiều khoáng sét phổ
biến là Kaolinit.
Ngoài ra còn có đất dốc tụ phù sa ven suối ở độ cao dưới 100 m. Thành phần cơ giới của loại đất này là trung bình, tầng đất dày, độ ẩm cao, màu mỡ, đã được khai phá để trồng lúa và hoa màu.
Đất thuộc loại chua với độ pH 3,5 - 5,5 độ dày tầng đất trung bình 30 - 40 cm.
3.1.4. Khí hậu thuỷ văn
3.1.4.1. Khí hậu
Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Số liệu quan sát từ năm 2007 – 2011 tại trạm khí tượng thủy văn Vĩnh Yên (độ cao 50 m).
- Nhiệt độ bình quân năm: 23,9 0C (trung bình mùa Hè là 27-29 0C, trung bình mùa Đông 16-17 0C)
- Nhiệt độ tối cao tương đối (cao nhất): 41,5 0
C
- Lượng mưa bình quân năm: 1358,7 mm. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 90% lượng mưa cả năm. Mưa tập trung vào các tháng 6-9 (cao nhất là vào tháng 8).
- Số ngày mưa: 142,5 ngày/năm
- Lượng mưa cực đại trong ngày: 284 mm
- Độ ẩm trung bình: 83 %
- Độ ẩm cực tiểu (thấp nhất): 14 %
- Lương bốc hơi: 1040,1 mm
3.1.4.2. Thuỷ văn
Trạm Đa dạng sinh học Mê linh là một trong những khu vực đầu nguồn của nhiều suối nhỏđổ vào hồĐại Lải.
Sông suối: Có một suối nhỏ nước chảy quanh năm bắt nguồn từ điểm
cực Bắc, chảy dọc biên giới phía Tây giáp với Vườn quốc gia Tam Đảo và gặp suối Thanh Lộc đổ vào hồ Đại Lải. Ngoài ra còn có một số suối cạn ngắn
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Khu vực nghiên cứu nằm trên địa bàn xã Ngọc Thanh với diện tích đất lâm nghiệp chiếm 51,8% tổng diện tích tự nhiên của toàn xã. Mật độ dân số
của xã là 139 người/km2, dân tộc kinh chiếm 53%, dân tộc thiểu số chiếm 47%. Thu nhập bình quân đầu người của xã là 3 triệu đồng/người/năm.
Trong khu vực nghiên cứu không có người dân sinh sống, tuy nhiên do tập quán của người dân quanh vùng nên rừng trong khu vực nghiên cứu vẫn chịu những tác động tiêu cực như: Thả gia súc sau mùa vụ, lấy củi, lấy măng và khai thác lâm sản ngoài gỗ.
Những năm gần đây do có sự đổi mới các chính sách về kinh tế, xã hội của Nhà nước nên đã có những tác động tích cực đến đời sống của nhân dân trong xã; tổng giá trị thu nhập tăng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của tập quán sinh sống của nhân dân quanh khu vực là nhờ vào việc khai thác các lâm sản trong rừng đã có từ lâu đời nên ý thức bảo vệ rừng của người dân vẫn chưa cao: rừng bị chặt phá để lấy gỗ, củi, săn bắt thú rừng, đốt rừng làm nương rẫy.... Các nguyên nhân này đã làm cho diện tích rừng bị suy giảm
nghiêm trọng, tính đa dạng của sinh vật giảm sút, hệ thực vật rừng bị suy thoái (nhiều cây gỗ lớn, quý hiếm không còn) tạo nên nhiều thảm cỏ, thảm
cây bụi. Theo Niên giám thống kê năm 2003 thì huyện Mê Linh chỉ còn khoảng 300 ha rừng tự nhiên.
3.3. Tài nguyên động thực vật rừng
3.3.1. Hệđộng vật
Kết quả điều tra năm 2003 của Phòng Động vật có xương sống – Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã cho thấy hệ động vật của Trạm Đa dạng simh học Mê Linh gồm 5 lớp: thú, chim, bò sát, ếch nhái, côn trùng. Các nhà khoa học đã thống kê được 25 bộ, 99 họ, 461 loài, trong đó:
- Thú có 13 loài thuộc 6 họ của 4 bộ. - Chim có 109 loài thuộc 38 họ của 12 bộ. - Bò sát có 14 loài thuộc 7 họ của 1 bộ. - Ếch nhái có 13 loài thuộc 5 họ của 1 bộ. - Côn trùng có 312 loài thuộc 43 họ của 7 bộ.
3.3.2. Hệ thực vật
Theo Nguyễn Tiến Bân (2005) khu vực nghiên cứu nằm trong miền địa lý thực vật “ Đông Bắc và Bắc Trung Bộ”, trong đó chủ yếu tồn tại những nhân tố bản địađặc hữu của khu hệ thực vật Bắc Việt Nam – Nam Trung Hoa với các ưu hợp thực vật họ Re (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Dâu tằm (Moracae), họ Mộc lan (Magnoliaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Xoài (Anacardiaceae), họ Trám (Burseraceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ Sau sau (Hamamelidaceae). Đây cũng là nơi có các yếu tố thực vật di cư từ phía Nam lên như các loài cây thuộc họ Dầu. Theo các tài liệu đã thống kê, Trạm
Đa dạng sinh học Mê Linh có 171 họ thực vật với 669 chi và 1126 loài,
trong đó đã gặp các ngành:
- Nghành Thông đất 2 họ, 3 chi, 6 loài. - Nghành Mộc tặc 1 họ, 1 chi, 1 loài. - Nghành Dương xỉ 19 họ, 34 chi, 64 loài. - Nghành Mộc lan 147 họ, 692 chi, 1151 loài.
Trong số 171 họ có 27 họ chỉ có 1 loài; 83 họ có từ 2 - 4 loài; 24 họ có từ 5 - 9 loài; 37 họ có trên 10 loài. Trong số đó có 13 họ có từ 20 loài trở lên gồm: Euphorbiaceae: 71 loài; Rubiaceae: 62 loài; Orchidaceae: 54 loài; Fabaceae: 40 loài; Cyperaceae: 37 loài; Moraceae: 29 loài; Asteraceae: 29 loài; Poaceae: 28 loài; Lauraceae: 27 loài; Myrsinaceae: 24 loài; Verbenaceae:22 loài; Zingiberaceae: 22 loài; Araceae: 20 loài. Có 39 loài
thuộc dạng quý hiếm được ghi trong Sách đỏ Việt Nam, đó là các loài:
Drynaria bonii, D. fortunei, Enicosanthellum petelotii, Goniothalamus takhtajanii, Rauvolfia verticillata, Asarum glabrum, Markhamia stipulata, canarium tramdenum, Codonopsis javanica, Dipterocarpus retusus, Captanopsis tessellata, Lithocarpus hemisphaericus, L. mucronatus, L. sphaerocarpus, Quercus platycalyx, Annamocarya sinensis, Taxillus gracilifolius, Aglaia spectabilis, Stephania dielsiana, Tinospora sagittata, Ardisia silvestris, Embelia parviflora, Melientha suavis, canthium horridum, Fagerlindia depauperata, Murraya glabra, Madhuca pasquieri, Alniphyllum eberhartii, Aquilaria crassna, Amorphophallus interruptus, Calamus platyacanthus, Disporopsis longifolia, Peliosanthes teta, Dendrobium daoense, Dendrobium longicornu, Eria spirodela, Paphiopedilum gratrixianum, Tacca integrifolia.
3.3.3. Hiện trạng thảm thực vật
Kết quả đề tài nghiên cứu “ Xây dựng cơ sở dữ liệu giám sát đa dạng
thực vật Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh ” của Phòng Sinh thái thực vật
(Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật) (Nguyễn Văn Sinh, 2006) đã cho thấy, lớp phủ thực vật tự nhiên của Trạm được chia thành 4 trạng thái đặc
trưng sau: trảng cỏ, trảng cây bụi, rừng thứ sinh kín và rừng thứ sinh thưa. Trong các khu vực phân bố rừng thứ sinh kín và rừng thứ sinh thưa ngoài quần xã rừng cây lá rộng hỗn loài, do nhiều loài cây gỗ cùng tham gia cấu
thành nên tầng tán chiếm phần lớn diện tích, còn có những quần xã do một loài: Sặt (Sinobambusa sat), Nứa (Neohouzeaua dullooa), Giang (Ampelocalamus patellaris), Bồ đề (Styrax tonkinensis) hoặc Chẹo
(Engelhardtia roxburghiana), hoặc do ưu hợp của 2 loài (Giang và Nứa)
Rừng thứ sinh kín phân bố ở độ cao từ 300 m so với mực nước biển trở
lên, gồm quần xã rừng cây lá rộng hỗn loài, quần xã rừng ưu hợp Giang Nứa và quần xã rừng ưu thế Sặt. Các quần xã này có những đặcđiểm chính sau:
+ Quần xã rừng kín cây lá rộng hỗn loài: Đây là quần xã duy nhất trong Trạm ĐDSH mang nhiều đặc trưng của rừng thành thục. Hiện nay được bảo vệ nghiêm ngặt, ít bị tác động, có cấu trúc đặc trưng của rừng nhiệt đới mưa mùa. Rừng thứ sinh được phục hồi sau khai thác kiệt và thời gian phục hồi dài có nhiều cây gỗ lớn, các cây gỗ có chiều cao trong khoảng 8 - 15 m, đường kính dao động trong khoảng 10 - 35 cm, cá biệt có một vài cá thể
Gội (Agalia sp.) họ Xoan (Meliaceae) cao tới 25 m và đường kính 50 cm, Nang trứng (Hydrocarpus sp.) cao tới 20 m, đường kính 40 cm. Các cây gỗ
tạo ra độ tàn che tương đối lớn 90%. Tầng cây bụi chủ yếu là cây tái sinh tự
nhiên còn non, phân bố rải rác. Thảm tươi có thành phần loài nghèo nàn các loài thuộc họ Cỏ (Poaceae), độ dầy rậm. Hệ thống dây leo ít.
+ Quần xã rừng kín ưu hợp Giang và Nứa: Phân bố ở những diện tích ven suối, độ dốc rất lớn, tới 30P0P. Ngoài Giang và Nứa tạo nên độ tàn che dầy 95% còn có một số loài cây gỗ với mật độ cá thể ít như: Tai chua (Garcinia cowa), Ràng ràng (Ormosia balansae), Ngát (Gironniera subaequalis)...
+ Quần xã rừng kín ưu thế Sặt: Phân bố chủ yếu ở đỉnh núi, rải rác có thể gặp một số loài cây gỗ như Sau sau (Liquidamba formosana), Lá nến (Macaranga denticulata), Trám (Canarium sp.)...
Rừng thứ sinh thưa phân bố ở đai thấp hơn, từ 300 m trở xuống đến 100 m so với mực nước biển, gồm quần xã rừng thưa cây lá rộng hỗn loài, quần xã rừng thưa ưu thế Bồ đề (Styrax tonkinensis), Chẹo (Engelhardtia
roxburghiana), Giang, và quần xã rừng thưa ưu hợp Giang và Nứa. Độ tàn che trong các kiểu thảm dao động 40 - 60%. Cây gỗ có chiều cao 5 - 15 m.
+ Quần xã rừng thưa cây lá rộng hỗn loài: Bao gồm các trạng thái thảm
khác nhau về thành phần loài, ưu hợp, cấu trúc nhưng có điểm chung là đang trong quá trình phục hồi bằng diễn thế thứ sinh. Do tầng tán thưa, ánh sáng lọt xuống mặt đất nhiều nên thành phần loài cây bụi và cỏ tương đối phong phú.
+ Quần xã rừng thưa ưu thế Bồ đề (Styrax tonkinensis): Phân bố ở gần
khu rừng trồng Keo tai tượng và Keo lá chàm. Các cá thể Bồ đề phát triển tốt,
đều, nhiều cây đạtđường kính trên 25 cm ở độ cao ngang ngực.
+ Quần xã rừng thưa ưu thế Chẹo (Engelhardtia roxburghiana): Có hai quần xã rừng thưa ưu thế Chẹo, một ở dưới thấp gần suối bên trong quần
xã rừng trồng Keo tai tượng và Keo lá chàm, một ở trên độ cao gần 300 m, gần quần xã rừng thưa ưu thế Giang.
+ Quần xã rừng thưa ưu thế Giang (Ampelocalamus patellaris): Có hai quần xã nhỏ rừng thưa ưu thế Giang, một ở dưới thấp gần quần xã rừng trồng Thông đuôi ngựa và quần xã rừng thưa ưu thế Chẹo, một ở trên độ cao gần 300 m giữa quần xã rừng thưa ưu thế Nứa và quần xã rừng thưa ưu thế
Chẹo.
+ Quần xã rừng thưa ưu thế Nứa (Neohouzeaua dullooa): Nằm ở
gần đỉnh 300 m đầu tiên từ ngoài vào, giáp với ranh giới của Trạm với xã
Ngọc Thanh.
Thảm cây bụi phân bố ở độ cao dưới 100 m so với mực nước biển. Các thảm cây bụi này bao gồm các quần xã có hay không có cây gỗ với nhiều trạng thái khác nhau: Thảm cây bụi thấp sau nương rẫy, thảm cây bụi cao sau nương rẫy, thảm cây bụi cao sau trồng rừng không thành, thảm cây bụi cao
sau khai thác kiệt. Mỗi một trạng thái có thời gian phục hồi khác nhau, tổ
thành thực vật khác nhau chủ yếu thuộc 3 họ: họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Cỏ (Poaceae) và họ Cà phê (Rubiaceae). Cây gỗ chủ yếu là các loài tiên phong, ưa sáng: Ba soi (Macaranga denticulata), Bời lời vòng (Litsea verticillata), Kháo (Machilus sp.), Hu đen (Commersonia bartramia), Thầu
tấu (Aporoza dioica), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa) Hoắc quang (Wendlandia paniculata), Vỏ dụt (Hymenodictyon oriense). Ngoài ra còn gặp một số họ
khác như: Họ Na (Annonaceae), họ Trôm (Sterculiaceae), họ Nhài (Oleaceae), họ Cam (Rutaceae). Cây bụi chủ yếu là các loài thuộc họ Mua (Melastomaceae), họ Sim (Myrtaceae).
Thảm cỏ gồm thảm cỏ dạng lúa trung bình với các ưu hợp Lách (Saccharum spontaneum) + Cỏ tranh (Imperata cylindrrica), và trảng cỏ không dạng lúa có quần hợp Tế (Dicranopteris dichotoma), Guột (Dicranopteris linearis).
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm tổ thành loài
4.1.1. Đặc điểm của thảm thực vật phục hồi tự nhiên tại trạm Đa dạng sinh học Mê Linh sinh học Mê Linh
Theo hệ thống phân loại thảm thực vật theo đặc điểm ngoại mạo của UNESCO (1973), thảm thực vật khu vực Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh thuộc các đơn vị phân loại sau:
- Lớp quần hệ Rừng kín (1. Closed forests),
- Phân lớp quần hệ Rừng thường xanh là chủ yếu (1.1. Mainly evergreen forests),
- Nhóm quần hệ Rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới và á nhiệt đới (1.1.2. Tropical and subtropical evergreen seasonal forests),
- Quần hệ Rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới (hoặc á nhiệt đới) vùng thấp (1.1.2.1. Tropical (or subtropical) evergreen seasonal lowland forest).
Như vậy công thức phân loại theo hệ thống UNESCO cho thảm thực vật khu vực TrạmĐa dạng sinh học Mê Linh là: 1.1.2.1.
Theo hệ thống phân loại thảm thực vật Việt Nam của Thái Văn Trừng (2000) [54] thì thảm thực vật khu vực Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh thuộc các đơn vị phân loại sau:
- Nhóm kiểu thảm thực vật Rừng kín vùng thấp,
- Kiểu thảm thực vật Rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới.
Qua điều tra, chúng tôi thấy trong Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc, thảm thực vật nguyên sinh đã bị phá huỷ hoàn toàn, thay vào
đó là các trạng thái thảm thực vật thứ sinh phục hồi tự nhiên và thứ sinh nhân tác chiếm diện tích lớnđược phân bốở nhiều vị trí khác nhau.
Đây là trạng thái được phân bố ở độ cao trên 300 m so với mặt thủy chuẩn, độ dốc từ 30-350. Toàn bộ diện tích này trước kia là rừng nguyên sinh nhưng sau khi bị khai thác rồi được bỏ hoang hoá, thời gian phục hồi
được xác định khoảng 14-15 năm, thành phần thực vật trong kiểu trạng thái
này phong phú và đa dạng được thể hiệnở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Mật độ loài Diện tích (m2 ) 400 800 1200 1600 2000 2400 2800 Tổng góp loài 12 18 23 28 31 34 38 12 18 23 28 31 34 38 0 5 10 15 20 25 30 35 40 1 2 3 4 5 6 7
Diện tích ô tiêu chuẩn (m2)
S ố l o ài c ây
Đồ thị 4.1. Đường cong diện tích – loài
Từ đồ thị 4.1 chúng tôi nhận thấy, khi tăng dần số OTC số loài cây ban
đầu tăng nhanh. Kết quả điều tra cho thấy: OTC số 1 có 12 loài, các OTC số
1 - 2 có 18 loài (thêm 6 loài), các OTC số 1 - 3 có 23 loài (tăng thêm 11 loài), các OTC số 1 - 4 có 28 loài (tăng 16 loài), các OTC số 1 - 5 có 31 loài ( tăng 19 loài ), các OTC số 1 - 6 có 34 loài ( tăng 22 loài), và các OTC số 1 - 7 có
38 loài ( tăng 26 loài). Ở đây, số loài mới xuất hiện trong các OTC kế tiếp
được cộng thêm vào tổng số loài đã có ở các OTC trước.
Theo quan điểm của Cain và Oliveira đã đề xuất, khi tăng diện tích ô tiêu chuẩn lên 10% mà số loài tăng ít hơn 10% thì có thể dừng lại, diện tích
đại diện tối thiểu được coi là đã đạt được và tổng số loài trong tất cả các ô
điều tra đã bao quát được tổ thành loài của quần hợp cây gỗ rừng đại diện cho
trạng thái nghiên cứu. Kết quả thể hiện trên đồ thị 4.1 cho thấy điều kiện này
đã được thoả mãn trong kết quả thu thập số liệu thực địa của đề tài.
Về thành phần loài, thống kê cho thấy, cây gỗ có 38 loài thuộc 35 chi, 23
họ với tổng số 491 cá thể [ Phụ lục 1]. Tất cả các loài nêu trên đều là cây gỗ.
Đa dạng về các đơn vị phân loại: Họ Thầu dầu có 7 loài (chiếm
18,4%); 2 họ (Đậu và long não) có 4 (mỗi họ chiếm 10,5%); họ Cà phê có 3
loài (7,9%); họ Ban có 2 loài (chiếm 5,3%); các họ còn lại có 1 loài (mỗi họ
chiếm 2,6%).
Đa dạng về dạng sống: 3 loài có khả năng phát triển thành cây gỗ lớn
(chiếm 7,9%); 10 loài có khả năng phát triển thành cây gỗ trung bình (26,3%);
25 loài là cây gỗ nhỏ (65,8%).
Loài có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt nhất là Thành ngạnh nam bộ