Thường cấu trúc tổ thành loài của rừng được tính dựa vào trữ lượng gỗ
của các loài cây gỗ. Tuy nhiên cách tính này làm cho công thức tổ thành loài thiên về thể hiện tiềm năng kinh tế của rừng chứ không thể hiện vai trò của các loài cây gỗ trong hệ sinh thái rừng. Ví dụ, nếu trên 1 ha rừng với tổng trữ lượng gỗ là 100 m3 có 10 cây gỗ lớn mọc thành đám và mỗi cây có thể
tích là 2 m3 thì loài này đã chiếm 2 trong tổng số 10 đơn vị của công thức tổ
thành, trong khi có thể một loài khác có số lượng cá thể gấp nhiều lần, phân bố đồng đều, có vai trò lớn trong hệ sinh thái rừng (tạo vi khí hậu, tham gia vào mạng thức ăn, sản xuất ra sản phẩmsơ cấp thực) nhưng vì đường kính và chiều cao không lớn nên tổng thể tích ít và không được tham gia vào công thức tổ thành.
Để phục vụ mục đích đánh giá vai trò sinh thái của các loài cây gỗ trong hệ sinh thái rừng, đề tài sử dụng chỉ số IVI (Importance Value Index) để xác
định công thức tổ thành sinh thái. Chỉ số này đã được Curtis và McIntosh (1951) đề xuất. Là giá trị trung bình của các chỉ số về độ ưu thế (tính theo
diện tích mặt cắt thân ởđộ cao 1,3 m), độ phong phú (tính theo mậtđộ cá thể)
và tần số xuất hiện (thể hiện mức độ phân bố đồng đều trên lô rừng), chỉ số
IVI cho phép đánh giá mức độ quan trọng sinh thái của mỗi loài cây gỗ trong một hệ sinh thái rừng. Về bản chất, chỉ số IVI có ý nghĩa sinh thái sâu sắc.
Để làm rõ đặc điểm của thảm thực vật trong các trạng thái rừng
được nghiên cứu, chúng tôi đi vào phân tích chỉ số mức độ quan trọng IVI.
Chỉ số này đánh giá tổng hợp độ phong phú, tần số xuất hiện và độ ưu thế của mỗi loài cây gỗ, chính vì vậy nó đánh giá vai trò sinh thái của loài trong quá trình hình thành nên các kiểu thảm trên. Chúng tôi chỉ lấy số liệu thống kê cây gỗ có h > 1,3 m để tính mật độ, sự đa dạng thành phần loài cây gỗ và sự
tham gia của chúng vào cấu trúc từng tầng.
Danniel marmillod (1958) cho rằng, những loài cây có chỉ số IVI > 5% là những loài có ý nghĩa về mặt sinh thái. Theo Thái Văn Trừng (1978) [60] trong một lâm phần, loài cây nào đó chiếm trên 50% tổng số cá thể tầng cây cao thì nhóm loài đó được coi là nhóm loài ưu thế, đây là những cơ sở
quan trọng để xác định loài hoặc nhóm loài ưu thế. Trên cơ sở đó, chúng tôi thống kê tất cả những loài và cá thể loài cây gỗ có chỉ số IVI > 5%.
Kết quả được thể hiện ở các bảng 4.2
Bảng 4.2: Chỉ số Ai, Di, Fi và IVI.
STT Tên loài Ai Di Fi IVI
1 Thành ngạnh nam 12,6 0,4584 6,18 6,4128 2 Trám chim 12,4 0,4511 6,18 6,3437
3 Re trắng 12,2 0,4438 5,15 5,9313 4 Sau sau 7,3 0,2656 5,15 4,2385
5 Chẹo 9 0,3274 2,06 3,7958 6 Giềnđỏ 4,5 0,1637 5,15 3,2712 7 Thàu táu 3,9 0,1419 4,12 2,7206 8 Sơn 2,4 0,0873 5,15 2,5458 9 Re trắng lá to 3,3 0,1201 4,12 2,5134 10 Bưởi bung 2,2 0,08 5,15 2,4767 11 Máu chó lá lớn 5,7 0,2074 1,08 2,3291 12 Găng tu hú 2,4 0,0873 4,12 2,2024 13 Bộp lông 1,4 0,0509 5,15 2,2003 14 Dung hôi 1,4 0,0509 4,12 1,857 15 Nhãn đông dương 3,1 0,1128 2,06 1,7576 16 Hoắc quang 1 0,0364 4,12 1,7188 17 Dẻ gai ấn độ 2,2 0,08 2,06 1,4467 18 Đỏ ngọn 1,2 0,0437 3,09 1,4446 19 Mán đỉa 1,2 0,0437 2,06 1,1012 20 Bạch đàn xanh 1,8 0,0655 1,08 0,9818 21 Chòi mòi 0,8 0,0291 2,06 0,963 22 Bồ đề 0,6 0,0218 2,06 0,8939 23 Bùm bụp trắng 0,6 0,0218 2,06 0,8939 24 Vỏ dụt 0,4 0,0146 2,06 0,8249 25 Sam ba 1 0,0364 1,08 0,7055
26 Cách hoa 0,8 0,0291 1,08 0,6364 27 Sòi tía 0,8 0,0291 1,08 0,6364 28 Bời lời 0,6 0,0218 1,08 0,5673 29 Lòng mang 0,6 0,0218 1,08 0,5673 30 Ba bét nâu 0,4 0,0146 1,08 0,4982 31 Giâu da đất 0,4 0,0146 1,08 0,4982 32 Côm tầng 0,2 0,0073 1,08 0,4291 33 Keo lá tràm 0,2 0,0073 1,08 0,4291 34 Xoan đào 0,2 0,0073 1,08 0,4291 35 Ràng ràng 0,2 0,0073 1,08 0,4291 36 Vàng anh 0,2 0,0073 1,08 0,4291 37 Thanh thất 0,2 0,0073 1,08 0,4291 38 Hồ bì 0,2 0,0073 1,08 0,4291
Như vậy, trong tổng số 38 loài thì có 3 loài có chỉ số IVI > 5% chiếm
7,9 %. Đó là Thành ngạnh nam bộ (Cratoxylum cochinchinense) có chỉ số IVI
lớn nhất 6,4128 %, Trám chim (Canarium tonkinense) có IVI là 6,3437 % ,
Re trắng (Phoebe pallida) có IVI là 5,9313%. Còn lại 35 loài khác có chỉ
số IVI < 5% chiếm 92,1%, trong đó có một số loài như: Giền đỏ (Xylopia vielana), Bồ đề (Styrax tonkinensis), Sòi tía (Sapium discolor), Bưởi bung
(Acronychia pedunculata)…
Những kết quả trên cho thấy loài ưu thế và công thức tổ thành sinh thái như sau:
Công thức tổ thành sinh thái: 6,4128Th + 6,3437Tra + 5,9313Re
Như vậy, từ việc phân tích kết quả điều tra có thể rút ra những nhận xét như sau
+ Các loài cây gỗ đang trong giai đoạn sinh trưởng phát triển mạnh, độ
tàn che từ 0,6 - 0,8; thành phần loài cây gỗở các OTC đa dạng.
+ Trạng thái rừng nghiên cứu chưa thể hiện ưu thế sinh thái cao, số loài
cây có chỉ số IVI > 5% ít (3 loài) chiếm 7,9 %. Nhưng nó cho thấy một mô hình thay thế loài trong quá trình diễn thế đi lên theo thời gian. Sự thay thế loài là một đặc điểm quan trọng của quá trình tái sinh, phục hồi tự nhiên ở các TTV rừng thứ sinh. Kết quả của sự thay thế loài làm thay đổi cấu trúc tổ thành, mật
độ cá thể, quan hệ giữa các loài trong quần thể và hoàn cảnh sinh thái của từng thời gian phục hồi. Vào thời gian đầu, sự có mặt của thảm cỏ, cây bụi và lớp cây gỗ ưa sáng đầu tiên đã tạo lập tiểu hoàn cảnh mới, đó là điều kiện thuận lợi cho những cây ưa sáng mọc nhanh sinh trưởng phát triển như: Bồ đề
(Styrax tonkinensis), Re trắng lá lớn (Phoebe tavoyana), Thầu tấu (Aporosa dioica) …Đến giai đoạn sau này khi hoàn cảnh rừng đã được cải thiện xuất hiện một số loài cây chịu bóng thời gian đầu xuất hiện như: Máu chó lá lớn(Knema pierrei), Trám chim (Canarium tonkinense), Sau sau (Liquidambar formosana), Dung hôi (Symplocos cambodiana), Dẻ gai ấn độ (Castanopsis indica)… Do vậy, thời gian phục hồi rừng tăng thì mật độ và tổ thành loài cây gỗ có xu hướng tiến dần tới sựổn định để tạo lập một hoàn cảnh rừng gần giống với rừng khí hậu ban đầu.