sinh học Mê Linh
Theo hệ thống phân loại thảm thực vật theo đặc điểm ngoại mạo của UNESCO (1973), thảm thực vật khu vực Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh thuộc các đơn vị phân loại sau:
- Lớp quần hệ Rừng kín (1. Closed forests),
- Phân lớp quần hệ Rừng thường xanh là chủ yếu (1.1. Mainly evergreen forests),
- Nhóm quần hệ Rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới và á nhiệt đới (1.1.2. Tropical and subtropical evergreen seasonal forests),
- Quần hệ Rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới (hoặc á nhiệt đới) vùng thấp (1.1.2.1. Tropical (or subtropical) evergreen seasonal lowland forest).
Như vậy công thức phân loại theo hệ thống UNESCO cho thảm thực vật khu vực TrạmĐa dạng sinh học Mê Linh là: 1.1.2.1.
Theo hệ thống phân loại thảm thực vật Việt Nam của Thái Văn Trừng (2000) [54] thì thảm thực vật khu vực Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh thuộc các đơn vị phân loại sau:
- Nhóm kiểu thảm thực vật Rừng kín vùng thấp,
- Kiểu thảm thực vật Rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới.
Qua điều tra, chúng tôi thấy trong Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc, thảm thực vật nguyên sinh đã bị phá huỷ hoàn toàn, thay vào
đó là các trạng thái thảm thực vật thứ sinh phục hồi tự nhiên và thứ sinh nhân tác chiếm diện tích lớnđược phân bốở nhiều vị trí khác nhau.
Đây là trạng thái được phân bố ở độ cao trên 300 m so với mặt thủy chuẩn, độ dốc từ 30-350. Toàn bộ diện tích này trước kia là rừng nguyên sinh nhưng sau khi bị khai thác rồi được bỏ hoang hoá, thời gian phục hồi
được xác định khoảng 14-15 năm, thành phần thực vật trong kiểu trạng thái
này phong phú và đa dạng được thể hiệnở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Mật độ loài Diện tích (m2 ) 400 800 1200 1600 2000 2400 2800 Tổng góp loài 12 18 23 28 31 34 38 12 18 23 28 31 34 38 0 5 10 15 20 25 30 35 40 1 2 3 4 5 6 7
Diện tích ô tiêu chuẩn (m2)
S ố l o ài c ây
Đồ thị 4.1. Đường cong diện tích – loài
Từ đồ thị 4.1 chúng tôi nhận thấy, khi tăng dần số OTC số loài cây ban
đầu tăng nhanh. Kết quả điều tra cho thấy: OTC số 1 có 12 loài, các OTC số
1 - 2 có 18 loài (thêm 6 loài), các OTC số 1 - 3 có 23 loài (tăng thêm 11 loài), các OTC số 1 - 4 có 28 loài (tăng 16 loài), các OTC số 1 - 5 có 31 loài ( tăng 19 loài ), các OTC số 1 - 6 có 34 loài ( tăng 22 loài), và các OTC số 1 - 7 có
38 loài ( tăng 26 loài). Ở đây, số loài mới xuất hiện trong các OTC kế tiếp
được cộng thêm vào tổng số loài đã có ở các OTC trước.
Theo quan điểm của Cain và Oliveira đã đề xuất, khi tăng diện tích ô tiêu chuẩn lên 10% mà số loài tăng ít hơn 10% thì có thể dừng lại, diện tích
đại diện tối thiểu được coi là đã đạt được và tổng số loài trong tất cả các ô
điều tra đã bao quát được tổ thành loài của quần hợp cây gỗ rừng đại diện cho
trạng thái nghiên cứu. Kết quả thể hiện trên đồ thị 4.1 cho thấy điều kiện này
đã được thoả mãn trong kết quả thu thập số liệu thực địa của đề tài.
Về thành phần loài, thống kê cho thấy, cây gỗ có 38 loài thuộc 35 chi, 23
họ với tổng số 491 cá thể [ Phụ lục 1]. Tất cả các loài nêu trên đều là cây gỗ.
Đa dạng về các đơn vị phân loại: Họ Thầu dầu có 7 loài (chiếm
18,4%); 2 họ (Đậu và long não) có 4 (mỗi họ chiếm 10,5%); họ Cà phê có 3
loài (7,9%); họ Ban có 2 loài (chiếm 5,3%); các họ còn lại có 1 loài (mỗi họ
chiếm 2,6%).
Đa dạng về dạng sống: 3 loài có khả năng phát triển thành cây gỗ lớn
(chiếm 7,9%); 10 loài có khả năng phát triển thành cây gỗ trung bình (26,3%);
25 loài là cây gỗ nhỏ (65,8%).
Loài có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt nhất là Thành ngạnh nam bộ
(Cratoxylum cochinchinense) với 62 cây, Trám chim (Canarium tonkinense)
61 cây, Re trắng (Phoebe pallida) với 60 cây, Chẹo (Engelhardtia roxburghiana) với 44 cây. Ngược lại, các loài có khả năng sinh trưởng, phát
triển yếu nhất là các loài như: Vỏ dụt (Hymenodictyon orixense) có 2 cây,
Côm tầng (Elaeocarpus griffithii), Xoan đào (Prunus arborea), Thanh thất
(Ailanthus triphysa) đều có 1 cây.
Đa dạng về giá trị sử dụng: 26 loài cho gỗ (chiếm 68,4%); 20 loài được
loài cho nhựa (5,3%); 2 loài cho tinh dầu (5,3%) và 1 loài cho keo dùng trong
công nghiệp (2,6%). Trong số đó, Bồ đề (Styrax tonkinensis) và Sơn
(Toxicodendron succedanea) là những cây công nghiệp quan trọng; Bời lời
(Litsea glutinosa) hiện được coi là “cây xóa đói giảm nghèo ở Tây Nguyên”
và loài Bùm bụp (Mallotus apelta) đang được dùng để sản xuất dược phẩm
chức năng (Trà Malotus) cho người bị ung thư,...
Kết quả trên cho thấy, thảm thực vật tái sinh dưới tán rừng thứ sinh
phục hồi tự nhiên tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh rất đa dạng và phong
phú, cả về số lượng các đơn vị phân loại, số lượng cá thể, phổ dạng sống cũng như về giá trị tài nguyên.