MÔI TRƯỜNG THUẬN LỢI TỔ CHỨC TỔ CHỨC CÁ NHÂN
4.2 CÁC NHÓM ĐỐI TƯỢNG VÀ CHỦĐỀ
Có thể do tốc độđô thị hóa chậm ở Việt Nam và do nền kinh tế “kế hoạch/quản lý theo ngành” nên quản lý đô thị (bản chất là đa ngành và có sự lồng ghép giữa các vấn đề đô thị) là một chủ đề tương đối mới ở Việt Nam. Như có thể thấy trong Chương 3, chỉ từ năm 2005, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội bắt đầu khóa học Thạc sĩđầu tiên về Quản lý đô thị và mặc dù một số chuyên gia đã học về quản lý đô thị ở nước ngoài, nâng cao năng lực trong lĩnh vực này vẫn rất cần thiết. Nâng cao năng lực, do đó, cần thiết ở cấp quốc gia cũng nhưở cấp địa phương và hầu như tại tất cả các phòng ban ở những cấp này.
Cần có 5 khóa đào tạo khác nhau (cộng 1 khóa đào tạo giảng viên) và điều chỉnh các khóa này theo nhóm đối tượng đào tạo. Các khóa đào tạo nằm trong hệ thống tháp đào tạo nhưđã mô tảở chương 1. Cán bộở cấp càng cao thì khóa đào tạo càng ngắn. Một khóa đào tạo cũng có thểđược thiết kế khác nhau về thời lượng. Do đó, khóa 1 có thể là 1 ngày hoặc 5 ngày tuỳ thuộc vào nhóm đối tượng. Các chủđề vẫn giữ nguyên không đổi.
Bảng 7: Các khóa đào tạo được đề xuất và chủđề (dựa trên dự án UEPP) 13
Khóa đào tạo ngắn hạn Nội dung
Khóa 0 Đào tạo Giảng viên
Khóa I Hợp tác giữa các bên trong quy hoạch và quản lý đô thị
Khóa II Quy hoạch Môi trường và các Chiến lược Quy hoạch Môi trường
Khóa III Quy hoạch Chiến lược và Thực hiện các Quy hoạch Đô thị
Khóa IV Các đặc điểm và các cách tiếp cận Quy hoạch Đô thị
Khóa V Các đô thị hoạt động như thế nào (Tóm tắt các khóa I-IV)
Các khóa từ 1-4 dựa trên các khóa đã được VIAP thử nghiệm và thực hiện với sự hỗ trợ của Chương trình UEPP. Các khóa này đã và đang được thực hiện bởi VIAP và các giảng viên của VIAP do đó có đủ năng lực thực hiện các khóa này. Thay cho việc xây dựng những khóa đào tạo mới thì, tốt hơn nên tiếp tục phát triển và cải thiện các khóa đào tạo này.
Các khóa từ 1-4 bao gồm nhiều chủ đề khác nhau như quy hoạch chiến lược, quy hoạch có sự tham gia của các bên liên quan, kế hoạch đầu tư đa ngành, thiết kế đô thị, các vấn đề pháp lý và tài chính, quy hoạch sử dụng đất, đánh giá môi trường chiến lược, quy hoạch môi trường đô thị, hợp tác giữa khu vực nhà nước và tư nhân. Danh sách hoàn chỉnh các chủ đề chỉ có thể được đưa ra khi thực hiện Đánh giá Nhu cầu đào tạo chi tiết hơn.
4.2.1 Cấp quốc gia
Ở cấp quốc gia, cần tập trung chủ yếu vào cán bộ quản lý cấp trung ở các bộ có liên quan đến phát triển đô thị như Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Giao thông Vận tải, và tổ chức 4 khóa đào tạo khác nhau cho các cán bộ quản lý ở các bộ này. Nên có một khóa đào tạo tổng quan (khóa V) cho các cán bộ quản lý cấp bộ tham gia vào công tác phát triển đô thị nhưng không chịu trách nhiệm hàng ngày về các vấn đề phát triển đô thị. Nhóm thứ hai có thể là nhân viên của Bộ Kế hoạch Đầu tư và Bộ Xây dựng (những người có liên quan trực tiếp đến phát triển đô thị), những người có thể, tuỳ theo nhu cầu, lựa chọn một trong 4 khóa tùy theo mối quan tâm (hoặc có thể tham gia nhiều hơn 1 khóa).
Các cán bộ khác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên Môi trường và Cục Phát triển Đô thị - Bộ Xây dựng có thể tham gia vào Khóa Đào tạo Giảng viên (Khóa số 0).
Các khóa đào tạo này cần được thực hiện bởi các giảng viên của VIAP. Các nhân viên của VIAP có thểđược hỗ trợ bởi một cơ quan đào tạo quốc tế (đặc biệt là trong việc đào tạo giảng viên), và hợp tác chặt chẽ với Cục Phát triển Đô thị mới được thành lập và Học viện Đào tạo Cán bộ Quản lý Xây dựng và Đô thị. Số lượng cán bộ được đào tạo được ước lượng ở cột cuối của bảng sau. Phụ lục 7 trình bày chi tiết hơn về việc ước lượng các con số này. Tuy nhiên, nếu tiếp cận theo hướng thị trường thì con số này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu thực tế. Các con số trong bảng 8 và 9 do vậy chỉ là những con số dự kiến.
Bảng 8. Các khóa đào tạo ở cấp quốc gia
Khóa đào tạo Nhóm đối tượng Mục tiêu Thời lượng Cơ quan cung
ứng đào tạo Số lượng dự kiến
Khóa V BXD, BGTVT,
BKHĐT, BTNMT, BNNPTNT BNNPTNT
Giới thiệu về Quản lý Đô
thị hiện đại 1-2 ngày Quốc tế 80-100/ năm
Khóa I, II, III, hoặc IV
(theo nhu cầu) BXD và BKHĐT Cung cchuyên môn sâu vấp kiến thức ề các nội dung phát triển đô thị cho các nhà chuyên môn chủ chốt
Một loạt các hội thảo 3 ngày
Quốc tế
40-50/ năm
Khóa I - IV Nhân viên Cục PTĐT Kiến thức chuyên môn sâu về quy hoạch và quản lý đô thị lồng ghép
Một loạt các hội
thảo 3-5 ngày Quốc tế 20-25/ năm
Đào tạo giảng viên (Khóa
0) BXD và VIAP đảĐào tm bạảo các gio rằng viảng viên ệc đào đểtạo sẽđược tiếp tục và