- 1 2Khoảng nhiệt
1.3.3. Một số nghiên cứu về ứng dụng của lục bình trong xử lý nước thả
Trong nước:
- Trương Thị Nga và Võ Thị Kim Hằng (Đại học Cần Thơ - 2010) nghiên cứu hiệu quả xử lý nước thải của rau ngổ và lục bình thông qua sự tăng trưởng cũng như khả năng hấp thu đạm, lân, kim loại nặng của hai loại rau này trong môi trường nước thải. Hiệu suất xử lý nước thải của lục bình đối với độ đục là 97,79%; COD là 66,10%; Nitơ tổng là 64,36%, Phosphat tổng là 42,54%. Kết quả về đặc điểm sinh học cho thấy lục bình có khả năng thích nghi và phát triển tốt trong môi trường nước thải. Các kim loại nặng như Cu, Zn, Cd, Cr có xu hướng tích lũy trong thân lá lục bình nhiều hơn trong rễ.
- Trung tâm khuyến nông An Giang: Nước thải chăn nuôi được giữ trong hồ xử lý bằng lục bình trong vòng 10 ngày, lượng phôtpho trong nước giảm khoảng 57 -58 %, trong khi 44 % lượng nitơ được loại bỏ. Trong thời gian xử lý 10 ngày, BOD5 giảm khoảng 80 – 90%. Biện pháp xử lý nước thải này đáp ứng tiêu chuẩn nước thải tối thiểu, nước thải ra sông hồ một cách an toàn mà không cần xử lý thêm. [42]
- Huỳnh Thị Thuận (2011) nghiên cứu khả năng xử lý của lục bình đối với nước thải của nhà máy chế biến tinh bột khoai mì, với các thông số của nước thải đầu vào như sau: BOD= 273 mg/l, COD= 506 mg/l, N= 17,05 mg/l, P= 2,5 mg/l, SS= 119,5 mg/l. Sau thời gian lưu là 7 ngày, hiệu suất xử lý BOD đạt 82%, hiệu suất xử lý COD, N, P và SS tương ứng đạt 87, 93%, 91% và
- 36 -
79%. Các chỉ tiêu đầu ra đều đạt quy chuẩn loại B QCVN 24: 2009/BTNMT. [16]
- Công ty TNHH Tân Hoà (ấp Tân Hoà, xã Tân Bình, Thị xã Tây Ninh) năm 2010 thử nghiệm xử lý nước thải chế biến hạt điều bằng cách cho nước thải chạy qua nhiều bể có thả lục bình. Nước thải qua mỗi bể xử lý đều giảm nồng độ các chất ô nhiễm như phenol hay các kim loại nặng. Phương pháp này có chi phí đầu tư và chi phí vận hành thấp.
- Lê Hoàng Việt và Nguyễn Xuân Hoàng (Đại học Cần Thơ - 2004) nghiên cứu khả năng xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng ao lục bình tại Châu Thành – Cần Thơ. Với tải lượng nạp chất hữu cơ thấp (5,2 – 7,1 kg/ha*ngày) nước thải sau khi xử lý bằng ao lục bình đạt tiêu chuẩn nước thải được phép thải vào nguồn nước loại A. [17]
Ngoài nước:
- A. M. Snow and A. E. Ghaly (2008) nghiên cứu so sánh khả năng xử lý nước thải của 3 loại cây lục bình, bèo hoa dâu và cây hoa my ( Parrot’s Feather - một loại cây thủy sinh). Kết quả cho thấy khả năng xử lý của lục bình đạt cao nhất, với hiệu suất xử lý các chất ô nhiễm TS, COD, NH4+-N, NO2--N, NO3-- N và PO43--P đạt tương ứng là 48%; 89,5%; 76%; 90,6%; 54,4%; 76,8%.
- Nghiên cứu của Naufal Al-Masri (1999) tại Iraq cho thấy khả năng xử lý các chất ô nhiễm trong nước thải khu đô thị của lục bình với kết quả: hiệu suất xử lý BOD đạt 71%, SS 76%, NH4+ 83%, NO3- 82%, NO2- 59%, PO43- 74%, K+ 75%, Ca2+ 11%, Phenol 95%, Cadmium 98%, Đồng 30%.
- Rouf Ahmad Shah và các cộng sự (2010) đã tiến hành thí nghiệm sử dụng lục bình để xử lý nước thải dệt nhuộm (BOD đầu vào < 500 mg/L), hiệu suất xử lý chất rắn bay hơi (TDS) đạt 38%, BOD 42%, COD 38%, Nitơ tổng 30%.
- Nhóm nghiên cứu của Vasanthy Muthunarayanan (2010) thử nghiệm khả năng phân giải chất ô nhiễm của lục bình đối với thuốc nhuộm hoạt tính Red RB và black B. Kết quả, thuốc nhuộm hấp thu vào lục bình đạt 95% đối với Red RB và 99,5% đối với black B. Trong đó, lục bình có khả năng hấp thu
từng thành phần của thuốc nhuộm như các axit béo, các dẫn xuất của phenol, một số hợp chất rượu, ester…
- 38 -