Các mô hình cơ bản của quá trình hấp phụ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng hấp phụ phenol bằng tro lục bình (Trang 31 - 34)

- 1 2Khoảng nhiệt

1.2.3.Các mô hình cơ bản của quá trình hấp phụ

Mô hình động học hấp phụ

Đối với hệ hấp phụ lỏng - rắn, động học hấp phụ xảy ra theo một loạt giai đoạn kế tiếp nhau:

- Chất bị hấp phụ chuyển động tới bề mặt chất hấp phụ. Đây là giai đoạn khuếch tán trong dung dịch.

- Phần tử chất bị hấp phụ chuyển động tới bề mặt ngoài của chất hấp phụ chứa các hệ mao quản. Đây là giai đoạn khuếch tán màng.

- Chất bị hấp phụ khuếch tán vào bên trong hệ mao quản của chất hấp phụ. Đây là giai đoạn khuếch tán trong mao quản.

- Các phần tử chất bị hấp phụ được gắn vào bề mặt chất hấp phụ. Đây là giai đoạn hấp phụ thực sự.

Trong tất cả các giai đoạn đó, giai đoạn có tốc độ chậm sẽ quyết định hay khống chế chủ yếu quá trình động học hấp phụ. Với hệ hấp phụ trong môi trường nước, quá trình khuếch tán thường chậm và đóng vai trò quyết định.

Mô hình hấp phụ đẳng nhiệt cơ bản

Khi nhiệt độ không đổi, đường biểu diễn q = fT ( P hoặc C) được gọi là đường hấp phụ đẳng nhiệt.

Đường hấp phụ đẳng nhiệt biểu diễn sự phụ thuộc của dung lượng hấp phụ tại một thời điểm vào nồng độ cân bằng hoặc áp suất của chất bị hấp phụ tại thời điểm đó ở một nhiệt độ xác định.

Đối với chất hấp phụ là chất rắn, chất bị hấp phụ là chất lỏng, khí thì đường hấp phụ đẳng nhiệt được mô tả qua các phương trình như: phương trình hấp phụ đẳng nhiệt Henry, Freundlich, Langmuir…

Phương trình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir

Phương trình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir được thiết lập trên giả thiết: - Tất cả các tâm hoạt hóa đều có tính chất như nhau.

- Số tâm hoạt hóa không thay đổi theo thời gian.

- Mỗi tâm hoạt hóa chỉ có thể hấp phụ một phân tử bị hấp phụ. - Giữa các phân tử bị hấp phụ không có tác động qua lại.

Phương trình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir có dạng:

(1.4) Trong đó:

qe : Dung lượng hấp phụ cân bằng (mg/g) qm : Dung lượng hấp phụ cực đại (mg/g)

θ : Độ che phủ

Ce : Nồng độ của chất bị hấp phụ tại thời điểm cân bằng (mg/l) KL : Hằng số Langmuir (1/mg)

Phương trình Langmuir chỉ ra hai tính chất đặc trưng của hệ :

+ Trong vùng nồng độ nhỏ KL.Ce << 1 thì qe = qm.KL.Ce mô tả vùng hấp phụ tuyến tính.

+ Trong vùng nồng độ lớn KL.Ce >> 1 thì qe = qm.KL.Ce mô tả vùng hấp phụ bão hòa.

Khi nồng độ chất hấp phụ nằm giữa hai giới hạn trên thì đường đẳng nhiệt biểu diễn là một đoạn cong.

Để xác định các hằng số trong phương trình đẳng nhiệt Langmuir ta đưa phương trình (1.4) về dạng đường thẳng:

(1.5)

Xây dựng đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của Ce /qe vào Ce sẽ xác định được các hằng số qm, KLtrong phương trình.

(1.6) (1.7) Từ giá trị qm ta sẽ tính được hằng số KL.

- 22 -

Phương trình hấp phụ đẳng nhiệt Henry

Phương trình hấp phụ đẳng nhiệt Henry là phương trình đơn giản mô tả sự tương quan tuyến tính giữa lượng chất bị hấp phụ trên bề mặt pha rắn và nồng độ hoặc áp suất của chất bị hấp phụ ở trạng thái cân bằng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phương trình hấp phụ đẳng nhiệt Henry có dạng:

a = K.P (1.8) hay q = K.Ce (1.9) Trong đó: a: Lượng chất bị hấp phụ (mol/g) Ce/qe (g/l) N 0 Ce (mg/l) tgα

Hình 1.3 Sự phụ thuộc của Ce/qe vào Ce

qe (mg/g)

qm

0 Ce (mg/l)

K: Hằng số hấp phụ Henry P: Áp suất (mmHg)

q: Dung lượng hấp phụ cân bằng (mg/g)

Ce: Nồng độ của chất bị hấp phụ tại thời điểm cân bằng (mg/l).

Phương trình hấp phụ đẳng nhiệt Freundlich

Phương trình hấp phụ đẳng nhiệt Freundlich là phương trình thực nghiệm mô tả sự hấp phụ khí hoặc chất tan lên vật hấp phụ rắn trong phạm vi một lớp.

Phương trình hấp phụ đẳng nhiệt Freundlich có dạng:

(1.10) Trong đó:

qe: Dung lượng hấp phụ cân bằng (mg/g) KF: Hằng số hấp phụ Freundlich

Ce: Nồng độ của chất bị hấp phụ tại thời điểm cân bằng (mg/l) n: Hằng số, luôn lớn hơn 1

Để xác định các hằng số, đưa phương trình (1.10) về dạng đường thẳng: (1.11)

Xây dựng đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của ln qe vào ln Ce sẽ xác định được các giá trị KF, n.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng hấp phụ phenol bằng tro lục bình (Trang 31 - 34)