- 1 2Khoảng nhiệt
1.3. Giới thiệu về nguồn nguyên liệu lục bình 1 Giới thiệu chung về cây lục bình
1.3.1. Giới thiệu chung về cây lục bình
Lục bình (Water hyacinth), tên khoa học Eichornia crassipes, còn có các tên gọi khác như rau mác, bèo tây, thuộc họ cây đơn tử diệp, phát triển bằng
- 32 -
chồi, thân và hạt. Thân lục bình hình củ, dài và xốp, nổi trên mặt nước; rễ màu tím đen chìm trong nước, có thể dài đến 1m và có khả năng hấp phụ 1 số chất ô nhiễm trong nước. Lục bình gồm 2 loại: cọng to, cao khoảng 45cm và loại cọng nhỏ, thấp sát mặt nước, cao khoảng 12cm. Khi môi trường giàu dinh dưỡng thì rễ ngắn, thân dài, lá to, và ngược lại khi môi trường nghèo chất dinh dưỡng, rễ có xu hướng dài ra để tìm hút dinh dưỡng trong nước. Hoa lục bình có dạng chùm, ba lá đài giống như ba cánh, màu tím nhạt, nở rộ vào tháng 3 - 4 âm lịch. Cây lục bình sống trôi dạt hoàn toàn trên mặt nước, với nhiều chồi liên kết nhau tạo thành mảng.
Thân và lá lục bình chứa hầu hết các acid amin không thay thế, giàu vitamin, khoáng đa lượng và vi lượng. Lượng chất khô thấp (6-7%), lượng xơ cao (trên 200g/kg), khoáng tổng số cũng cao (180 – 190g/kg chất khô).
Bảng 1.3 Thành phần cây lục bình (G. C. Dymond, 2002) Độ ẩm (%) Chất khô (%) Nitơ trong chất khô (%) Hàm lượng tro (%) Môi trường ao hồ (nhân tạo) 93.0 7.0 1.33 23.17
Môi trường tự nhiên 93.4 6.6 2.01 23.90
Bảng 1.4 Một số thông số của lục bình đã xử lý ở 400oC (T. O. Isichei et al, 2012) Thông số Giá trị (%) chất khô 41.06 ± 0.12 pH 2.31 ± 0.04 Độ ẩm (%) 8.58 ± 0.11 Hàm lượng tro (%) 9.89 ±1.00
Khối lượng riêng (gcm-3) 0.224 ± 009 Diện tích bề mặt riêng (m2/g) 454.72 ± 2.72
Điện tích ( mol H+/g) 0.551 ± 0.002
Bảng 1.5 Thành phần hóa học trong tro lục bình (G. C. Dymond, 2002)
Môi trường ao hồ
(nhân tạo) Môi trường tự nhiên
Si % 58.02 39.40 Cl % 3.55 9.23 Fe và Al % 19.35 17.00 Vôi % 2.40 2.57 Mg % 2.2 5.61 P2O5 0.86 4.00 K2O 4.81 11.2
Ngoài ra, trong mỗi 100g chất khô có 5,34g Lysine, 4,32g Isoleucine, 0,27g Valine và 7,2g Leucine (Matai and Bagchi, 1980).
- 34 -
Lục bình có nguồn gốc từ khu vực Nam Mỹ nhưng hiện nay đã phân bố rộng khắp các vùng có khí hậu nhiệt đới như Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Châu Á, Úc, Newzealand và châu Phi. Lục bình du nhập vào Việt Nam vào khoảng năm 1905, hiện nay phân bố nhiều ở vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam bộ. Lục bình sinh sản cực nhanh, chỉ cần 60 - 90 ngày một cây sẽ sinh ra 250.000 cây con. Trong điều kiện môi trường và khí hậu thích hợp năng suất lục bình có thể đạt 175 tấn lục bình khô/ha/năm [14].
Sự phát triển nhanh chóng của lục bình đang gây nhiều vấn đề cho môi trường nước như gây tắc nghẽn giao thông, giảm tốc độ dòng chảy gây bồi lắng sông rạch, phân hủy làm ô nhiễm nguồn nước, ngoài ra mức độ che phủ mặt nước quá lớn cũng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các động vật và thực vật thủy sinh khác, làm nghèo Oxy trong nước. Đã có những trường hợp sự phát triển quá nhanh của lục bình làm ảnh hưởng đến cả một vùng rộng lớn như tại hồ Victoria, diện tích phần hồ tiếp giáp với Kenya bị bao phủ bởi lục bình có lúc lên đến 20.000 ha. [41, 42]
Để giải quyết được vấn đề này, người ta thường dùng các phương pháp như vớt bằng cơ học, dùng hóa chất (thuốc diệt cỏ) và bằng phương pháp sinh học (sử dụng các loại côn trùng để tiêu diệt lục bình). Tất cả các phương pháp trên đều chỉ hữu hiệu trong 1 thời gian nhất định và tốn kém, ảnh hưởng đến môi trường, ngoài ra còn phát sinh thêm việc xử lý 1 lượng rác thải rất lớn.