- Đạm: Đạm được cung cấp đầy đủ là điều kiện cần thiết để cây sinh trưởng và hình thành quả, tăng trọng lượng quả, đường kính quả - cơ sở để tăng năng suất. Đạm còn có ảnh hưởng đến màu sắc của thịt quả và thành phần của nước khóm (tăng lượng đạm thì độ chua giảm nên tỷ lệđường/acid tăng). Nếu thiếu đạm sẽ biểu hiện bệnh vàng lá, bắt đầu từ những lá già nhất, quả nhỏ, màu thẫm, không có chồi cuống.
- Lân: Cây khóm cần ít lân so với đạm và kali, nhưng lân cần cho việc phân hóa mầm hoa và phát triển quả. Nightingale & Samuels cho rằng: thừa lân có ảnh hưởng đến năng suất vì đảo lộn cơ chế hấp thu đạm của cây. Ngược lại, nếu thiếu lân có biểu hiện lá chuyển màu xanh tối, lá đứng dài và hẹp.
- Kali: Là một nguyên tố rất quan trọng đối với quá trình sinh trưởng của khóm. Nhiều ý kiến cho rằng, nếu đạm là yếu tố quyết định sản lượng thì kali là yếu tố quyết định phẩm chất của khóm. Thiếu kali lá mọc kém, ngắn và hẹp ngang so với lá những cây
đủ kali. Nếu đủ kali làm tăng trọng lượng quả, chiều cao cây và đường kính cuống quả
vì vậy có tác dụng chống đổ khi quả chín. Đủ kali còn giảm được tỉ lệ quả nứt và thối khi chín. Vai trò của kali với phẩm chất khóm biểu hiện ở các mặt: hàm lượng đường và acid tăng, khả năng cất giữ và vận chuyển tăng, màu quảđẹp.
- Canxi: Nhu cầu canxi của cây tương đối cao, chỉ kém nhu cầu kali. Thiếu canxi lá khô ngọn, có chổ rộp ở mặt dưới lá, có đường nứt trên lá, làm giảm trọng lượng quả. Canxi còn là một trong những thành phần giúp quả có cấu trúc dòn hơn (TS. Nguyễn Bảo Vệ, 2004)
- Lưu huỳnh: Gibes & Samuels (1958) xem lưu huỳnh là một nguyên tố đa lượng và cho biết trong điều kiện thiếu lưu huỳnh quả có cấu tạo và chín không bình thường. Quả bình thường chín từ dưới lên nhưng thiếu lưu huỳnh lại chín từ trên xuống, khi cắt ngang quả, ở giữa có một khoảng trống có đường kính lớn chừng 2,5cm, khoảng trống này nằm giữa ranh giới của vùng quảđã chín và vùng chưa chính.