Lượng phân bón hóa học sử dụng cho chè

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học và ảnh hưởng của chúng đến môi trường đất trồng chè tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 60 - 61)

huyện Đồng Hỷ như sau:

* Phân N: Lượng phân đạm mà người dân sử dụng bón cho cây chè là rất cao. Chỉ có 13 hộ gia đ nh n lượng 200 - 240 kg N/ha (lượng bón theo khuyến cáo của Liên hiệp các xí nghiệp chè Việt Nam năm 1988 đối với chè c năng suất đạt trên 10 tấn/ha), chiếm 8,67%. Số hộ n lượng >240 kg N/ha là 104 hộ, chiếm tỷ lệ cao 69,33%. Thực tế ở đây, người ân thường có thói quen bón đạm cho chè trong tất cả các lứa hái và n đạm khi trời mưa. Nguyên nhân là o người dân thích cây chè nhanh chóng xanh ngay. Điều này gây lãng phí rất lớn vì sau khi gặp nước mưa phân đạm hoà tan một phần lớn th o nước mưa chảy xuống sông, suối, một phần đạm bốc hơi còn một phần nhỏ cây chè mới hấp thụ được. Mặt khác, nhiều hộ gia đ nh đã n phân chuồng nhưng vẫn bón rất nhiều đạm. Qua phân chuồng, đất đã được cung cấp một lượng đam, o vậy cần phải giảm bớt đạm tránh gây lãng phí.

* Phân lân: Có 38,67% số hộ n lượng 60 - 100 kg P2O5/ha cho chè (lượng bón theo khuyến cáo của Liên hiệp các xí nghiệp chè Việt Nam năm 1988 đối với chè c năng suất đạt trên 10 tấn/ha), số hộ bón <60 kg P2O5/ha là 48%, tỷ lệ này tương đối cao, chỉ có 13,33% số hộ bón >100 kg P2O5/ha. Như vậy người dân ở đây bón lân ít, chưa đạt số lượng yêu cầu. Theo khuyến cáo của Liên hiệp các xí nghiệp chè Việt Nam năm 1988, lân được sử dụng 5 năm một lần, ùng để bón lót cùng phân chuồng, tuy nhiên người ân thường bón hàng năm.

* Phân Kali: Chỉ có 6,67% số hộ bón kali cho chè với lượng 100 - 120 kg K2O/ha (lượng bón theo khuyến cáo của Liên hiệp các xí nghiệp chè Việt Nam năm 1988 đối với chè c năng suất đạt trên 10 tấn/ha), 67,33% số hộ sử dụng lượng <100 kg K2O/ha. Qua bảng 3.5, chỉ có 84 hộ trong 150 hộ được hỏi là sử dụng phân kali, chiếm 56%, 66 hộ không dùng phân kali, chiếm

46%, trong số các hộ không dùng phân kali thì có 42 hộ dùng phân hỗn hợp NP , như vậy có 24 hộ, chiếm 16% không dùng phân kali cũng hông ùng phân hỗn hợp NPK. ali tham gia vào quá tr nh trao đổi chất trong cây làm tăng khả năng hoạt động của các m n, làm tăng sự tích lũy gluxit và axit amin, tăng hả năng giữ nước của tế ào, nâng cao năng suất, chất lượng búp, làm tăng hả năng chống bệnh, chịu rét cho chè. Người ân chưa nhận thức được đầy đủ vai trò của phân kali, số hộ dùng phân kali chiếm tỷ lệ thấp và lượng phân kali được sử dụng cũng ở mức thấp.

* Tỷ lệ N:P:K: Qua tính toán, tỷ lệ N:P2O5:K2O ở tại khu vực điều tra là 36:8:10, tỷ lệ này đang mất cân đối. Nguyên nhân là o người dân chỉ chú trọng n đạm cho cây chè mà không chú ý đến phân lân và phân kali. Việc n phân hông cân đối gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường cũng như năng suất và chất lượng chè. Hệ số sử dụng đạm chỉ đạt 30 - 50%, lượng đạm trong đất nếu cây chè không sử dụng hết sẽ bị rửa trôi gây phú ưỡng nguồn nước, đồng thời các dạng này cũng sẽ bị oxi hóa tới aixit nitric gây chua hóa đất. Mặt hác th i qu n n đạm ngay trên bề mặt luống của người ân cũng làm đạm bị rửa trôi, ảnh hưởng đến môi trường và gây lãng phí.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học và ảnh hưởng của chúng đến môi trường đất trồng chè tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 60 - 61)