Kiểm tra hoa Houblon

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH SẢN XUẤT BIA TƯƠI TẠINHÀ MÁY BIA “33” QUANG TRUNG (Trang 114)

6. Tình hình sản xuất bia của các nhà máy bia tại Việt Nam

4.1.3. Kiểm tra hoa Houblon

4.1.3.1. Độ ẩm

Mục đích

Xác định hàm lượng ẩm trong hoa houblon dạng bột hoặc dạng viên bằng trọng lượng mất đi khi sấy khô.

Nguyên tắc

Các mẫu hoa houblon được sấy trong 1 giờ với nhiệt độ 103 – 104oC. Hàm lượng ẩm được tính từ khối lượng mất đi trong quá trình sấy.

Dụng cụ  Bình hút ẩm.  Cân phân tích độ chính xác 0,001g.  Tủ sấy.  Hộp petri.  Tiến hành

Nghiền mẫu, lấy 3 – 5g cho vào hộp petri đã biết khối lượng. Đậy nắp, cân với độ chính xác 0,001g. Ghi khối luong m1 (g).

Cho vào tủ sấy ở nhiệt độ 103 – 104oC khoảng 1 giờ đến khối lượng không đổi, lấy ra cho vào bình hút ẩm khoảng 20 phút để đạt nhiệt độ phòng. Cân lại với độ chính xác 0,001g. Ghi hối lượng m2 (g).

Kết quả

Độ ẩm (%) của mẫu được tính theo công thức: Độ ẩm = (m1 – m2) x 100 / m1 (%) Trong đó: + m1 – khối lượng mẫu trước khi sấy, g.

+ m2 – khối lượng mẫu sau khi sấy, g.

4.1.3.2. Hàm lượng acid đắng chung

Mục đích

Xác định hàm lượng chất đắng tổng số trong hoa houblon. Áp dụng cho mọi loại sản phẩm của hoa houblon.

với dung dịch KOH. Lượng chất đắng suy ra từ lượng KOH đã phản ứng.  Dụng cụ và hóa chất  Erlen có nút mài 100 ml.  Erlen 250 ml.  Buret 10 ml.  Ete etylic.

 Dung dịch KOH 0,02N trong cồn.

 PP 0,05%.

Tiến hành

Cân 2g hoa houblon đã nghiền nhỏ hoặc xé nhuyễn cho vào erlen nút mài 100 ml. Thêm 60 ml ete etylic, đậy kín bình, lắc đều, cứ 5 phút lắc 1 lần trong 1 giờ đầu. Sau đó để yên 1 giờ cho lắng trong.

Dùng pipet hút 2 mẫu, mỗi mẫu 10 ml cho vào erlen 250 ml và chuẩn độ bằng dung dịch KOH 0,02N với chỉ thị PP 0,05% đến khi xuất hiện màu gạch sẫm.

Kết quả

Hàm lượng chất đắng chung được tính theo công thức:

Hàm lượng chất đắng = (a x 0,008 x 60 x 100) / (m x 10) (%) Trong đó:

+ a – thể tích dung dịch KOH tiêu hao khi chuẩn độ (ml). + m – khối lượng mẫu đã lấy (g)

+ 60 – thể tích ete etylic đã dùng trong thực nghiệm (ml).

+ 10 – số ml mẫu được chuẩn độ bằng dung dịch KOH 0,02N (ml). + 0,008 – số gam chất đắng tương đương 1 ml dung dịch KOH 0,02N (lấy trọng lượng phân tử chất đắng là 400).

4.2. Kiểm tra dịch mout trước khi lên men4.2.1. Độ Balling 4.2.1. Độ Balling

Nguyên tắc

Dùng Balling kế đo độ Balling của mẫu ở 20oC.

Dụng cụ

 Balling kế (7 – 10 % v/v).

20C. Thả nhẹ Balling kế vào, đợi Balling kế đứng yên rồi đọc kết quả.

Kết quả

Độ Balling = Số đọc được trên Balling kế

4.2.2. Độ Plato

Nguyên tắc

Đo hàm lượng đường sót lại trong bia sau lên men hoặc sau lọc trong.

Dụng cụ và hóa chất

Ca nhựa.

Ống đong.

Saccharrometer 0 – 7; 7 – 14.

Nhiệt kế thủy ngân.

Tiến hành

Lấy mẫu cần đo vào ca nhựa rồi loại bỏ hoàn toàn CO2. Rót vào ống đong rồi tiến hành đo ở 20oC. Đọc kết quả.

Kết quả

Độ Plato = Số đọc được trên Saccharometer

Bảng 4.4. Theo dõi độ Plato tank lên men bia tươi

Ngày 11/05 (nấu) Tank 2 Ngày 14/05 (nấu) Tank 4

12/05 10,3 15/05 10,3 13/05 8,4 16/05 8,8 14/05 6,7 17/05 6,3 15/05 4,3 18/05 4,2 16/05 3,2 19/05 2,9 17/05 2,6 20/05 2,6 18/05 2,5 21/05 2,5 4.2.3. Độ pHDụng cụ và hóa chất  Máy đo pH.  Cốc thủy tinh.  Tiến hành

Kết quả

Giá trị pH = Số hiển thị trên máy.

4.2.4. Độ chua

Trong sản xuất bia, độ chua được biểu thị bằng số ml dung dịch NaOH 0,1N cần thiết để trung hòa lượng acid tự do chứa trong 10 ml dịch bia.

Nguyên tắc

Lượng acid tổng số có trong bia là tổng lượng acid có thể định lượng có thể định lượng bằng dung dịch kiềm chuẩn để đưa pH của dịch bia đến 8,2 trong đó không tính đến acid cacbonic.

Dụng cụ và hóa chất  Máy đo pH.  Erlen 100 ml  Pipet 2 ml, 10 ml.  Dung dịch NaOH 0,1N.  Chỉ thị PP 1%.  Tiến hành

Phương pháp chuẩn độ: Đun sôi nhẹ 10 ml mẫu để loại bỏ CO2, làm nguội. Thêm vài giọt PP 1%, dùng NaOH 0,1N chuẩn thật chậm cho đến khi xuất hiện màu hồng nhạt. Ghi kết quả V (ml).

Phương pháp đo pH (đối với bia đen): Lấy chính xác 50 ml mẫu đã tách CO2 vào erlen, đưa nhẹ đầu điện cực đo vào và cho dung dịch NaOH 0,1N vào từ từ cho đến khi pH đạt 8,2. Ghi kết quả V (ml).

Kết quả

Độ chua (độ acid) = V (ml)

4.2.5. Độ mặn

Nguyên tắc

Định phân bằng dung dịch AgNO3 lượng Cl- có trong mẫu với thuốc thử K2CrO4 đến khi xuất hiện kết tủa màu đỏ gạch. Các phản ứng xảy ra như sau:

 Erlen 100 ml.  Pipet 1 ml, 10 ml.  Bình định mức 100 ml.  KCrO 10%  AgNO3 N/10.  Tiến hành

Đun sôi nhẹ 10 ml mẫu, làm nguội. Cho tiếp 5 giọt K2CrO4 10%

Dùng dung dịch AgNO3 0,1N định phân cho đến khi dung dịch có màu đỏ gạch bền của Ag2CrO4.

Kết quả

Độ mặn (hàm lượng NaCl) = 58,5 x VAgNO3 (ml)

4.2.6. Cường độ màu

(Xác định bằng phương pháp quang phổ)

Nguyên tắc

Đo độ hấp thụ của dịch đường ở bước sóng 430 nm. Màu của dịch đường được tính theo đơn vị EBC bằng độ hấp thụ nhân với hệ số pha loãng.

Dụng cụ và hóa chất

 Máy so màu Labomed UV – 2500.

 Cuvet 10 mm.

Tiến hành

Rót mẫu vào cuvet, lau sạch bên ngoài. Điều chỉnh máy về bước sóng 430 nm, hiệu chỉnh máy bằng nước cất. Cho mẫu vào tiến hành đo và đọc kết quả (A430).

Kết quả

Độ màu (EBC) = 25 x A430 x f Trong đó: f - hệ số pha loãng

4.2.7. Tinh bột sót

Nguyên tắc

Dùng cồn cao độ để kết tủa tinh bột, sau đó hòa tan trở lại tinh bột bằng nước, dùng I2 để định tính tinh bột.

 Cồn 98 .

Tiến hành

Cho vào ống nghiệm: 5 ml mẫu + 25 ml cồn 98o, lắc mạnh, để yên khoảng 1 – 2 giờ. Gạn bỏ lớp cồn, thêm vào ống nghiệm 10 ml nước cất, lắc nhẹ để hòa tan tế bào. Thêm vào 1 – 2 giọt dung dịch I2 0,1N. quan sát mặt tiếp xúc giữa I2 và mẫu rồi lắc nhẹ để hòa tan.

Kết quả

 Nếu dung dịch vẫn còn màu xanh: mẫu vẫn còn tinh bột.

 Nếu dung dịch có màu vàng: mẫu đã hết tinh bột.

4.2.8. Độ trong

Lấy một ít mẫu cho vào bercher, quan sát xem độ trong của mẫu và đánh giá kết quả.

Bảng 4.5. Các chỉ tiêu của nước mout

Chỉ tiêu Mức pH 5,5 ± 0,1 Độ chua (ml NaOH 0,1N/ 10 ml nước mout) 0,9 ± 0,1 Độ mặn (mg NaCl/l) <500 Độ màu (oEBC) 9 ± 1

Tinh bột sót Không được có

Độ Balling 10,4 ± 0,4

4.3. Kiểm tra bia bán thành phẩm 4.3.1. Độ Balling 4.3.2. Độ Plato 4.3.3. Độ chua 4.3.4. Độ mặn 4.3.5. Cường độ màu 4.3.6. Độ đụcMục đích

tủa này có thể được loại ra trong quá trình lắng và lọc bia thành phẩm.

Tiến hành

Sử dụng máy đo độ đục HACH 2100N Turbidimeter.

4.3.7. Độ cồn

Nguyên tắc

Độ cồn được xác định thông qua phương pháp chưng cất.

Dụng cụ và hóa chất  Bộ chưng cất.  Bình tam giác 1 lít.  Bình định mức 250 ml.  Ống đong 100 ml.  Bếp điện.  Cồn kế Alcohometer.  Nước cất.  Tiến hành

Loại bớt CO2 trong mẫu cần đo, định mức 250 ml rồi cho toàn bộ mẫu vào bình tam giác kể cả dịch tráng. Lắp hệ thống chưng cất, bật bếp điện, mở van nước làm mát. Hứng bình định mức có sẵn một ít nước cất vào đầu ra của hệ thống chưng cất, đặt bình định mức trong chậu nước đá lạnh. Chưng cất đến vạch định mức 250 ml thì ngừng lại. Tiến hành đo với Alcohometer ở 20oC.

Kết quả

Độ cồn ( %v/v) = Số đọc trên Alcohometer.

4.4. Kiểm tra bia thành phẩm4.4.1. Đánh giá cảm quan 4.4.1. Đánh giá cảm quan

4.4.1.1. Độ trong và màu sắc

Màu sắc của bia phụ thuộc vào màu và chất lượng của malt, thành phần nước và thao tác kỹ thuật trong công đoạn đường hóa.

cường độ màu theo hệ thống của EBC.

Độ trong của bia bắt đầu được hình thành trong thời gian lên men phụ và tàng trữ bia, sau đó bằng con đường lọc qua nhiều vật liệu lọc khác nhau để đạt độ trong cần thiết. Một số nguyên nhân gây đục bia:

- Do kết tủa nguội. - Kết tủa protein. - Kết tủa destrin.

- Kết tủa kim loại. - Do vi sinh vật.

4.4.1.2. Trạng thái và độ bền của bọt

Giữ nghiêng cốc từ từ rót bia vào. Sau đó đặt cốc thẳng đứng trên bàn và tiếp tục rót cho đến khi lớp bọt vừa bằng miệng cốc.

Quan sát sự thoát bọt trong lòng dịch bia, sự bám bọt trên thành cốc, thời gian tồn tại của lớp bọt trên mặt dịch bia, kích thước của bọt.

Bia có khả năng tạo bọt tốt và giữ bọt lâu nếu được rót vào cốc ở nhiệt độ 6 – 8oC, thì trên bề mặt có một lớp bọt dày và dưới đáy cốc thường xuyên có những bóng nhỏ li ti được tách ra và chạy lên bề mặt. Ngược lại thì khả năng tạo bọt và giữ bọt kém.

4.4.1.3. Mùi vị

Theo đánh giá của nhân viên thử cảm quan. Uống một cách từ từ và ghi nhận lại mùi vị của bia. Đặc trưng của bia vàng là mùi thơm nhẹ và vị đắng dịu dễ chịu của hoa houblon. Đặc trưng của bia đen là mùi thơm của caramel và vị hơi ngọt của malt. 4.4.2. Độ Balling 4.4.3. Độ Plato 4.4.4. Độ chua 4.4.5. Độ mặn 4.4.6. Cường độ màu 4.4.7. Độ đục 4.4.8. Độ cồn 4.4.9. Độ pH

Dùng NaOH tác dụng với HCO với chỉ thị PP 1% để tạo ra muối cacbonat natri. Định lượng cacbonat natri tạo thành suy ra lượng CO2. Phản ứng xảy ra như sau:

2NaOH + H2CO3 → Na2CO3 + 2H2O NaOH dư + HCl → NaCl + H2O

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O  Dụng cụ và hóa chất  Dung dịch Na2CO3 0,2N.  Dung dịch HCl 0,1N.  Chỉ thị PP 1%.  Nước cất.  Bình nén áp 1 lít.  Pipet 10 ml, 25 ml.  Erlen 250 ml.  Tiến hành

Lấy thật chậm mẫu vào bình dằn áp, tránh mất CO2. Trước khi tiến hành đo mẫu thực cần để lạnh khoảng 5 phút cho bia ổn định. Lấy mẫu và hút 10 ml bia vào erlen đã có sẵn 20 ml Na2CO3 0,2N. Chú ý cắm đầu pipet ngập vào trong lòng dịch rồi tráng lại bằng nước cất. Thêm vài giọt PP 1%. Chuẩn độ bằng dung dịch HCl 0,1N cho đến khi dung dịch chuyển lại sang màu bia, đọc kết quả V1 (ml).

Mẫu trắng: Đun sôi 1 ít mẫu để loại bỏ hoàn toàn CO2 rồi làm nguội về nhiệt độ thường, tiến hành tương tự mẫu thực, đọc kết quả V2 (ml).

Kết quả

Hàm lượng CO2 (g/l) = (V2 – V1) x 0,44

4.4.11. Độ đắng

Xác định các hợp chất đắng của bia, chủ yếu là izo-α-acid. Phương pháp có thể dùng cho mọi loại bia đã lọc. Bia đục phải được làm trong bằng máy ly tâm.

izo-otan tinh khiết.

Dụng cụ và hóa chất

 Quang phổ kế UV, cuvet silica 10 mm.

 Máy ly tâm vận hành với tốc độ 3000 vòng/phút.

 Máy lắc tròn, biên độ dao động 2 – 3 cm.

 Hạt hình cầu thủy tinh.

 Pipet 0,5 ml, 10 ml và 20 ml.

 Izo-octan (2,2,4-trimetyl pentan)

Tiến hành

Loại bỏ CO2 trong mẫu bia nhưng không để mất bọt và chỉnh nhiệt độ đến 20oC trước khi phân tích.

Dùng pipet lấy chính xác 10 ml mẫu cho vào ống ly tâm, thêm vào: 0,5 ml HCl + 20 ml izo-octan + 2 – 3 hạt thủy tinh.

Vặn nắp chặt, lắc ống trong 15 phút ở 20oC, dùng máy lắc tròn đặt ở 130 vòng/phút. Ly tâm trong 3 phút ở 3000 vòng/phút.

Đo độ hấp thụ của lớp izo-octan ở 275 nm so với izo-octan tinh khiết.

Kết quả

Độ đắng (BU) = 50 x A275

Trong đó: A275 độ hấp thụ ở 275 nm so với izo-octan tinh khiết.

4.4.12. Độ nhớt

Mục đích

Xác định độ nhớt của địch đường bằng cách sử dụng nhớt kế ống mao dẫn thủy tinh. Phương pháp này dùng cho mọi loại dịch đường. Cần phân tích trong vòng 50 phút kể từ khi bắt đầu lọc dịch đường.

Nguyên tắc

Xác định độ nhớt ở 20oC bằng nhớt kế đã được hiệu chuẩn.

Dụng cụ và hóa chất

 Nhớt kế.

 Bình ổn nhiệt, 20,0 ± 0,05oC.

 Đồng hồ bấm giây 0,2s.

(Kiểm tra độ chuẩn của dụng cụ bằng cách đo độ nhớt ở 20 C của nước = 1,002 mPa.s, của dung dịch đường sucrose 20% (m/m) = 1,945 mPa.s.

Chuẩn bị mẫu: Lọc trong dịch đường, đảm bảo không còn hạt cặn nhỏ nào. Tiến hành đo: Đổ đầy địch đường vào nhớt kế và đo độ nhớt. Lặp lại thí nghiệm nhiều lần lấy kết quả trung bình.

Kết quả

Tính độ nhớt của dịch theo mPa.s theo công thức được đưa ra tùy thiết bị sử dụng.

4.4.13. Polyphenol tổng số

Mục đích

Xác định hàm lượng Polyphenol tổng số có trong bia bằng phương pháp quang phổ. Phương pháp này có thể áp dụng cho mọi loại bia.

Nguyên tắc

Xử lý mẫu với dung dịch cacboxymetyl xenluloza và EDTA. Phản ứng của các Polyphenol với các ion sắt trong dung dịch kiềm. Đo độ hấp thụ ở 600 nm của dung dịch màu đỏ so với mẫu trắng.

Dụng cụ và hóa chất  Máy quang phổ.  Cuvet 10 mm.  Máy ly tâm.  Pipet 0,5, 10, 25 ml.  Hỗn hợp CMC/EDTA.  Dung dịch Fe3+ 5,6 g/l.  Bình định mức có nút mài 25, 50, 100, 1000 ml.

 Dung dịch chứa amoniac, pha loãng 100 ml amoniac đậm đặc với nước cất thành 300 ml.

Tiến hành

Loại bỏ CO2 trong bia, ly tâm làm trong bia (hoặc dịch đường), không dùng cách lọc. Điều chỉnh nhiệt độ đến 20oC.

Mẫu thực:

 Lấy 10 ml mẫu và 8 ml hỗn hợp CMC/EDTA vào bình định mức 25 ml, đậy nắp, lắc kỹ.

phút đem đo ở bước sóng 600 nm.

Mẫu trắng:

Hòa 10 ml mẫu và 8 ml CMC/EDTA trong bình định mức 25 ml. Thêm 0,5 ml dung dịch amoniac, lắc đều. Định mức bằng nước cất. Để yên trong 10 phút và đo độ hấp thụ.

Kết quả

Hàm lượng polyphenol tính theo công thức: P = A600 x 820 x f Trong đó:

+ P: hàm lượng Polyphenol (mg/l). + A600: độ hấp thụ ở 600 nm.

+ f: hệ số pha loãng. (= 2 nếu pha loãng tới 50 ml).

4.4.14. Flavanoit

Xác định hàm lượng các chất Flavanoit trong bia bằng phương pháp quang phổ, bia được phân tích phải có hàm lượng Flavanoit trong khoảng 3,0 – 200 mg/l tính theo (+) catechin. Nếu hàm lượng Flavanoit cao cần pha loãng hơn 10 lần.

Nguyên tắc

Trong môi trường acid, chromogen p-dimetyl aminocinnamaldehyt phản ứng với các Flavanoit như (+) catechin thành các chất có màu.

Phương pháp này cho phép định lượng catechin và proanthocyanidin, mà không tính đến các flavanol và favanol glycozit.

Hòa trộn bia đã pha loãng vào dung dịch acid chromogen và xác định các chất màu tạo thành bằng cách đo độ hấp thụ của hỗn hợp ở bước sóng 640 nm. Nồng độ các Flavanoit xác định theo giá trị trung bình của đường chuẩn đo bằng (+) catechin, do đó kết quả thu được sẽ quy về (+) catechin.

Dụng cụ và hóa chất

 Máy quang phổ, cuvet 10 mm.

 Ống đong 250 ml.  Bình định mức 100 và 500 ml.  Pipet 1,5,10 ml.  Erlen 1000 ml.  Acid chlohydric đậm đặc, d = 1,19.  Methanol.

Tiến hành

Điều chỉnh nhiệt độ bia về 20oC. Loại khí trong bia bằng cách lắc bình chứa bia, lúc đầu lắc nhẹ, rồi lắc mạnh dần đến khi bia hết khí. Không loại bỏ khí bằng cách lọc vì giấy lọc hấp phụ các chất flavanoit.

Hút 10 ml vào bình định mức 100 ml, định mức bằng nước cất.

Mẫu thực: hút 1 ml bia đã pha loãng vào ống nghiệm, thêm 5 ml dung dịch

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH SẢN XUẤT BIA TƯƠI TẠINHÀ MÁY BIA “33” QUANG TRUNG (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w