Năng suất lý thuyết (NSLT)

Một phần của tài liệu Đặc điểm nông sinh học và giá trị chọn giống của 10 dòng lúa nếp gieo cấy vụ mùa năm 2013 tại xuân hoà, phúc yên, vĩnh phúc (Trang 49 - 53)

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Các yếu tố cấu thành năng suất

3.2.5. Năng suất lý thuyết (NSLT)

Năng suất là mục đích cuối cùng của các nhà chọn giống, nó liên quan đến giống, kỹ thuật cấy và chăm sóc.

Nếu cấy dày thì số bông phụ thuộc vào dảnh mẹ là chủ yếu. Nếu cấy dày vừa phải thì số bông phụ thuộc vào dảnh mẹ và khả năng đẻ nhánh.

Nếu cấy thưa thì số bông phụ thuộc chủ yếu vào số nhánh đẻ được trong từng khóm từ 1 dảnh mẹ khi cấy.

Với mật độ 40 khóm/ m2, NSLT giữa các dòng khảo sát dao động từ 6,24 tấn/ha đến 8,47 tấn/ ha.

Trong đó:

Dòng N7 có NSLT thấp nhất là 6,24 tấn/ ha, chiếm 78,4% so với dòng N10 (ĐC).

Dòng N6 có NSLT cao nhất là 8,47 tấn/ ha, chiếm 106,4% so với dòng N10 (ĐC).

NSLT các dòng được sắp xếp như sau:

N7 < N1 < N8 < N3 < N4 < N2 < N10 < N9 < N5 < N6. Kết quả này cho thấy 3 dòng N9, N5 và N6 cho năng suất cao nhất.

Bảng 14: Năng suất lý thuyết 10 dòng lúa nếp gieo cấy vụ mùa 2013 STT Mã số các dòng NSLT (tấn/ha) % so với N10 (ĐC) 1 N1 6,71 84,3% 2 N2 7,61 95,6% 3 N3 7,42 93,2% 4 N4 7,54 94,7% 5 N5 8,05 101,13% 6 N6 8,47 106,4% 7 N7 6,24 78,4% 8 N8 7,23 90,8% 9 N9 8,03 100,87% 10 N10 7,96 100%

3.3. Thời gian sinh trƣởng (TGST) (Bảng 15, biểu đồ 14)

Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi nảy mầm đến 85% hạt chín. TGST dài hay ngắn tùy thuộc vào từng giống, thời vụ và điều kiện môi trường. TGST phụ thuộc vào phản ứng của giống với sự biến đổi của từng thời kỳ chiếu sáng đóng vai trò chủ yếu và rất quan trọng.

Tính trạng TGST được nhiều tác giả nghiên cứu từ lâu và đều cho rằng tính chín sớm hay muộn đều liên quan đến tuổi thọ bộ lá và khả năng làm hạt. Sự khác nhau cơ bản giữa các giống về TGST chủ yếu là ở TGST sinh dưỡng, các giống chín sớm đều có TGST sinh dưỡng ngắn.

Xu hướng chọn giống lúa ngày nay là chọn tạo các dòng lúa có TGST ngắn nhưng có năng suất cao và chất lượng gạo cao, ít nhạy cảm với quang chu kỳ nhằm thực hiện tốt quá trình luân canh tăng vụ tăng sản lượng lúa gạo trên năm.

Theo dõi 10 dòng lúa nếp kể từ khi gieo mạ tới ngày thu hoạch cho thấy TGST của 10 dòng lúa nếp khảo sát dao động từ 109 - 117 ngày. Dòng có TGST dài nhất N5 (117 ngày), dòng có TGST ngắn nhất N8 (109 ngày).

TGST của các dòng lúa khảo sát có thể sắp xếp như sau: N8 < N1 = N3 = N7 < N6 < N2 = N9 < N4 < N10 < N5.

Bảng 15: Thời gian sinh trƣởng 10 dòng lúa nếp gieo cấy vụ mùa 2013

STT Mã số các dòng TGST (ngày) 1 N1 111 2 N2 113 3 N3 111 4 N4 114 5 N5 117 6 N6 112 7 N7 111 8 N8 109 9 N9 113 10 N10 115

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đặc điểm nông sinh học và giá trị chọn giống của 10 dòng lúa nếp gieo cấy vụ mùa năm 2013 tại xuân hoà, phúc yên, vĩnh phúc (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)