Chiều dài, chiều rộng lá đòng

Một phần của tài liệu Đặc điểm nông sinh học và giá trị chọn giống của 10 dòng lúa nếp gieo cấy vụ mùa năm 2013 tại xuân hoà, phúc yên, vĩnh phúc (Trang 33 - 36)

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm nông sinh học

3.1.4. Chiều dài, chiều rộng lá đòng

Lá lúa là trung tâm hoạt động sinh lý của cây lúa, tại đây diễn ra các hoạt động sống của cây như: quang hợp, hô hấp và tích lũy chất hữu cơ. Vì vậy lá lúa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển, quyết định tới năng suất sau này của cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng. Bộ lá cần phải lớn, lá dài, đứng và rộng.

Trong quá trình phát triển cây lúa, lá hình thành đầu tiên là lá nguyên thủy, lá hình thành cuối cùng là lá đòng. Lá đòng là lá cuối cùng, trên cùng của một nhánh lúa. Do vậy nó tiếp nhận nhiều ánh sáng nhất và có vai trò lớn nhất trong nuôi dưỡng bông lúa.

Nghiên cứu của nhiều tác giả đã kết luận: chiều dài và chiều rộng lá đòng được kiểm soát bởi hệ thống di truyền khác nhau và được kiểm soát bởi nhiều gen. [1]

a. Chiều dài lá đòng(Bảng 4,biểu đồ 4)

Bảng 4 và biểu đồ 4 cho thấy: chiều dài lá đòng dao động từ 26,07- 33,48cm, trong đó:

Dòng N3 có chiều dài lá đòng lớn nhất (33,48 ± 0,79)cm. Dòng N5 có chiều dài lá đòng nhỏ nhất (26,07± 0,57)cm. Chiều dài lá đòng của 10 dòng được sắp xếp theo thứ tự:

N5 < N6 < N4 < N10 < N1 < N9 < N7 < N2 < N8 < N3.

Hệ số biến dị CV% về tính trạng chiều dài lá đòng của các dòng dao động từ 11,78% đến 20,56%. Dòng N7 có sự biến động lớn, chưa có tính ổn định. Các dòng còn lại đều có tính ổn định trung bình.

Bảng 4: Chiều dài lá đòng 10 dòng lúa nếp gieo cấy vụ mùa 2013 STT Mã số các dòng Chiều dài lá đòng (cm) Cv% 1 N1 29,28 ± 0,62 11,78% 2 N2 31,19 ± 0,77 13,62% 3 N3 33,48 ± 0,79 12,93% 4 N4 27,7 ± 0,75 14,83% 5 N5 26,07 ± 0,57 12% 6 N6 26,98 ± 0,58 11,82% 7 N7 30,54 ± 1,14 20,56% 8 N8 32,11 ± 1,04 17,75% 9 N9 30,04 ± 0,92 15,37% 10 N10 29,16 ± 0,76 14,3%

b. Chiều rộng lá đòng (Bảng 5 và biểu đồ 5)

Các dòng lúa khảo sát có chiều rộng lá đòng dao động từ 1,32 - 2,0cm. Trong đó dòng có chiều rộng lá đòng lớn nhất là N8 (2,0 ± 0,04)cm, dòng có chiều rộng lá đòng nhỏ nhất là N3 (1,32 ± 0,02)cm.

Thứ tự sắp xếp chiều rộng lá đòng của các dòng khảo sát như sau: N3 < N7 < N4 = N10 < N2 < N1 < N5 < N6 = N9 < N8.

Hệ số biến dị CV% ở mức thấp và trung bình, dao động từ 5,62% (N6) đến 10,95% (N8). Điều này cho thấy: tính trạng chiều rộng lá đòng của dòng N8 ổn định trung bình, 9 dòng còn lại có tính ổn định cao.

Bảng 5: Chiều rộng lá đòng 10 dòng gieo cấy vụ mùa 2013 STT Mã số các dòng Chiều rộng lá đòng (cm) ± m Cv% 1 N1 1,47 ± 0,02 9,52% 2 N2 1,43 ± 0,02 5,67% 3 N3 1,32 ± 0,02 9,09% 4 N4 1,39 ± 0,02 9,35% 5 N5 1,49 ± 0,01 6,71% 6 N6 1,6 ± 0,01 5,62% 7 N7 1,37 ± 0,02 8,02% 8 N8 2,0 ± 0,04 10,95% 9 N9 1,6 ± 0,02 7,5% 10 N10 1,39 ± 0,02 9,35%

Biểu đồ 5: Chiều rộng lá đòng 10 dòng gieo cấy vụ mùa 2013

Một phần của tài liệu Đặc điểm nông sinh học và giá trị chọn giống của 10 dòng lúa nếp gieo cấy vụ mùa năm 2013 tại xuân hoà, phúc yên, vĩnh phúc (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)