Khả năng đẻ nhánh

Một phần của tài liệu Đặc điểm nông sinh học và giá trị chọn giống của 10 dòng lúa nếp gieo cấy vụ mùa năm 2013 tại xuân hoà, phúc yên, vĩnh phúc (Trang 27 - 29)

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm nông sinh học

3.1.1 Khả năng đẻ nhánh

Khả năng đẻ nhánh là một trong các chỉ tiêu được các nhà chọn tạo giống lúa quan tâm, vì nó liên quan đến số lượng bông trên một khóm lúa. Nếu cây lúa có khả năng đẻ nhánh tốt sẽ có lợi cho việc tăng năng suất trong các ruộng lúa.

Số nhánh được ổn định trong thời kỳ trổ bông và các nhánh đẻ sau có thời gian sinh trưởng ngắn đi để có thể ra đòng cùng lúc.

Kết quả thu được khả năng đẻ nhánh của 10 dòng lúa nếp được thể hiện ở bảng 1, biểu đồ 1 cho thấy các dòng có khả năng đẻ nhánh trung bình từ 6 - 9 dảnh/khóm. Trong đó dòng N9 có khả năng đẻ nhánh cao nhất (9,33 ± 0,49) và dòng N5 khả năng đẻ nhánh thấp nhất (6,57 ± 0,3).

Khả năng đẻ nhánh của các dòng được sắp xếp theo thứ tự: N5 < N2 < N6 < N10 < N8 < N3 < N7 < N1 < N4 < N9.

Hệ số biến dị CV% tính trạng khả năng đẻ nhánh của các dòng đều ở mức cao từ 25,2% (N5) đến 38,1% (N3).

Điều này cho thấy khả năng đẻ nhánh của các dòng này chưa ổn định cần phải tiếp tục chọn lọc và có thể xử lý bằng việc thay đổi chế độ phân bón, nước khi gieo cấy.

Bảng 1: Khả năng đẻ nhánh 10 dòng lúa nếp gieo cấy vụ mùa 2013 STT Mã số các dòng Khả năng đẻ nhánh Cv% 1 N1 8,87 ± 0,48 30% 2 N2 7,3 ± 0,37 28,2% 3 N3 8,53 ± 0,59 38,1% 4 N4 8,93 ± 0,52 32,36% 5 N5 6,57 ± 0,3 25,2% 6 N6 7,37 ±0,35 26 % 7 N7 8,63 ± 0,51 32,6% 8 N8 7,93 ± 0,46 32% 9 N9 9,33 ± 0,49 29,1% 10 N10 7,73 ± 0,4 28,8%

Một phần của tài liệu Đặc điểm nông sinh học và giá trị chọn giống của 10 dòng lúa nếp gieo cấy vụ mùa năm 2013 tại xuân hoà, phúc yên, vĩnh phúc (Trang 27 - 29)