Xuất giải pháp bảo vệ môi trường ngành du lịch

Một phần của tài liệu luận văn đánh giá hiện trạng môi trường thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh và đề xuất giải pháp quản lý (Trang 102 - 108)

Với lợi thế nhiều cảnh quan đẹp, nhiều di tích lịch sử tâm linh, lại được sự quan tâm đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và hình thành các tuyến du lịch hợp lý thì trong tương lai lượng khách du lịch đến Uông Bí sẽ ngày một tăng. Điều này sẽ kéo theo nhu cầu cấp nước, lượng nước thải cũng như lượng rác thải tăng lên rất nhiều.

Theo dự báo đến năm 2020 lượng khách du lịch là 4.500 nghìn lượt người vậy nhu cầu cấp nước là 180675 nghìn m3/năm, tổng lượng nước thải là 153573,75 nghìn m3/năm và tổng lượng rác thải sinh hoạt là 2149850 tấn/năm. Thành phần rác thải thường là vỏ lon đồ hộp, túi nilo, thức ăn thừa. Như vậy cần thực hiện các biện pháp sau:

Đối với nhu cầu cấp nước và nước thải:

- Xây dựng hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt, nước thải.

- Bổ sung hệ thống nhà vệ sinh, trạm dừng chân dọc tuyến hàng hương đảm bảo mỹ quan và vệ sinh môi trường.

Đối với chất thải rắn:

- Đặt thùng rác công cộng ở các điểm dừng chân. Khuyến khích phân loại rác tại nguồn.

- Khuyến khích các phương tiện giao thông công cộng có thùng rác trên xe ô tô và Giáo dục và khuyến khích khách du lịch tự mang rác thải của họ để vào thùng rác trên xe hoặc mang về điểm có chỗ để rác.

- Nâng cao khả năng thu gom rác thải rắn của ban quản lý các khu du lịch (bổ sung nhân lực, sắm thêm trang thiết bị). Rác thải rắn thu gom sẽ được đưa tới điểm xử lý rác.

Đề nghị tăng cường phân loại rác tại nguồn nhằm tách riêng nhóm rác có thể tái chế được và giảm lượng rác phải chôn lấp và đốt.

+ Đối với các điểm du lịch còn lại cần thành lập ban quản lý khu du lịch để thu gom rác và chuyển rác về điểm tập kết rác do công ty môi trường đô thị Uông Bí quản lý.

KẾT LUẬN

Qua quá trình thực hiện luận văn “Đánh giá hiện trạng môi trường thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh và đề xuất giải pháp quản lý”, có thể rút ra một số kết luận sau:

1. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước và rác thải ở thành phố chủ yếu do hoạt động khai thác khoáng sản (than là chủ yếu), hoạt động công nghiệp (sản xuất điện, sản xuất xi măng…) hoạt động sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp, hoạt động du lịch (chủ yếu ở khu vực Yên Tử) và hoạt động sinh hoạt của cư dân.

2. Môi trường nước sông suối phục vụ cấp nước sinh hoạt, thủy lợi có dấu hiệu ô nhiễm TSS, đặc biệt là ở những khu vực có nguồn thải từ dân cư hoặc khu cụm công nghiệp đổ vào, ví dụ như: nước suối Uông Thượng, suối Vàng Danh. Nước thải sinh hoạt hiện nay chưa được thu gom và xử lý mà vẫn đổ vào ao hồ kênh mương gây ô nhiễm chỉ tiêu TSS.Nước thải của nhiều nhà máy, khu công nghiệp vẫn chưa được xử lý xả thẳng ra môi trường gây ô nhiễm hàm lượng kim loại nặng như chì, As...

3. Về rác thải rắn: Tổng lượng phát sinh rác thải rắn hiện tại trên địa bàn vào khoảng 80 tấn/ngày. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt đạt 90%, việc thu gom rác vẫn chưa đạt vệ sinh, việc xử lý rác thải sinh hoạt đang thực hiện bằng phương pháp chôn lấp và xử lý bằng công nghệ mới tại nhà máy xử lý rác Bắc Sơn. Rác thải sinh hoạt tại các điểm du lịch do chính ban quản lý tổ chức thu gom và chôn lấp hoặc đốt tại khu du lịch. 85% đơn vị sản xuất kinh doanh có phát sinh chất thải nguy hại đã xây dựng công trình, bố trí thiết bị thu gom và hợp đồng với các đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý theo quy định.

4. Lượng rác thải sinh hoạt tại các đô thị, khu dân cư nông thôn và rác thải rắn khu vực công nghiệp có xu hướng tăng lên rất nhiều đến năm 2020. Về chất thải rắn các khu đô thị và các khu dân cư: theo tính toán đến năm 2020 tổng lượng chất thải rắn dự báo là 55.014,954 tấn/năm; Về xu thế biến đổi rác thải rắn khu vực công nghiệp: tổng tải lượng chất thải rắn đến năm 2020 tăng lên là 147,9885 tấn/ng.đ và tổng lượng chất thải rắn nguy hại là14,79885 tấn/ng.đ.

5. Một số giải pháp cần áp dụng đồng bộ nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước và rác thải rắn trên địa bàn thành phố Uông Bí bao gồm: các biện pháp về xã hội hóa bảo vệ môi trường; giải pháp về tổ chức quản lý; giải pháp khoa học công nghệ; giải pháp bảo vệ môi trường nước; giải pháp tổ chức thu gom quản lý rác thải rắn....

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Thị Việt Anh (2005), Kiểm toán môi trường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo tổng hợp Đề án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

3. Bộ xây dựng (2008), Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị xã Uông Bí - tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2007-2025, Hà Nội.

4. Nguyễn Thế Chính (2006), Sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ở Việt Nam, Kỷ yếu hội nghị phát triển bền vững toàn quốc lần thứ hai, tr 217-232, NXB Lao động Xã hội.

5. Hoàng Xuân Cơ (2005), Giáo trình kinh tế môi trường, NXB Giáo dục.. 6. Cục Thống kê Quảng Ninh, Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2011 7. Phạm Ngọc Đăng, Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp, NXB Xây dựng – Hà Nội , 2000

8. Phạm Ngọc Đăng ( Chủ Biên) (2006), Đánh giá môi trường chiến lược, NXB Xây dựng.

9. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2000), Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Nguyễn Đình Hòe (2006), Môi trường và phát triển bền vững, NXB Giáo dục 11. Nguyễn Đức Khiển (2002), Quản lý môi trường, NXB Lao động xã hội. 12. Luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2005, NXB Chính trị Quốc gia.

13. Sở tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh (2007), Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh năm 2006, Quảng Ninh.

14. Sở kế hoạch và đầu tư, số 55/KHĐT-QHCS, ngày 09/01/2008 (2008), Tờ trình gửi UBND tỉnh Quảng Ninh về việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH thị xã Uông Bí đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

15. Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh (2010), Báo cáo tổng kết Dự án Quy hoạch bảo vệ môi trường tổng thể và một số vùng trọng điểm tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, Quảng Ninh.

16. Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh (2013), Báo cáo Quy hoạch bảo vệ môi trường tổng thể thành phố Uông Bí đến năm 2020, tâm fnhinf đến năm 2030. 17. Trương Mạnh Tiến (2005), Quan trắc môi trường, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội..

18. UBND tỉnh Quảng Ninh (2010), Báo cáo hiện trạng môi trường tổng thể tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006-2010.

19. UBND tỉnh Quảng Ninh (2010), Báo cáo tổng kết Quy hoạch bảo vệ môi trường tổng thể và một số vùng trọng điểm tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020.

20. UBND Thị xã Uông Bí (2005), Báo cáo quy hoạch bảo vệ môi trường thị xã Uông Bí đến 2010 và định hướng đến 2020, Uông Bí.

21. UBND Thị xã Uông Bí (2007), Báo cáo tổng hợp Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thị xã Uông Bí đến năm 2010 và định hướng năm 2020, Uông Bí.

22. UBND tỉnh Quảng Ninh (2010), Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020.

23. UBND tỉnh Quảng Ninh (2010), Quyết định số 1356/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 nhà máy xử lý chất thải rắn và sản xuất nguyên liệu tái tạo công suất 100 tấn/ngày tại phường Bắc Sơn, thị xã Uông Bí. 24. UBND Thành phố Uông Bí (2011), Quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Uông Bí giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2025, Uông Bí.

25. UBND Thành phố Uông Bí (2012), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Uông Bí thời kỳ 2011-2020 và định hướng đến năm 2030, Quảng Ninh.

27. UBND thành phố Uông Bí, số 891/UBND-QLĐT, ngày 16/05/2012 (2012), Báo cáo kết quả thực hiện quản lý chất thải rắn năm 2011.

28. UBND thành phố Uông Bí (2012), Báo cáo công tác thu gom, xử lý rác thải đô thị trên địa bàn thành phố Uông Bí.

29. UBND thành phố Uông Bí (2013), Tờ trình về việc xin chủ trương địa điểm Bãi chôn lấp rác tại Khe Giang, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí

30. Vụ công tác lập pháp, Bộ Tư pháp (2005), Những nội dung cơ bản của luật bảo vệ môi trường năm 2005, NXB Tư pháp.

Một phần của tài liệu luận văn đánh giá hiện trạng môi trường thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh và đề xuất giải pháp quản lý (Trang 102 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)