Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu luận văn đánh giá hiện trạng môi trường thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh và đề xuất giải pháp quản lý (Trang 29 - 31)

1. Định nghĩa về quản lý môi trường

2.1.2. Điều kiện tự nhiên

1. Địa chất – địa hình

a) Địa chất

Lãnh thổ Uông Bí được cấu tạo chủ yếu từ các đá trầm tích lục nguyên có tuổi từ Triat đến Đệ tứ. Nổi bật nhất là các trầm tích có độ hạt thô và sự phân bố rộng rãi của các vỉa than công nghiệp trong phần hệ tầng dưới của hệ tầng Hòn Gai. Chính các đặc điểm đó tạo nên tính đặc sắc của địa hình các dãy núi và khả năng tạo vỏ phong hóa bị sét hạn chế. Các thành tạo địa chất tạo nên các nếp uốn với phương kéo dài chung á vĩ tuyến đã quyết định tới hình thái dạng tuyến của địa hình theo phương này.

b) Địa hình

* Khái quát chung về địa hình khu vực

Thành phố Uông Bí nằm trong vòng cung Đông Triều - Móng Cái chạy dài theo hướng Tây - Đông. Địa hình khá đa dạng, từ núi trung bình, núi thấp, đồi, thung lũng, đồng bằng, ven biển,..Đồi núi chiếm tới 2/3 diện tích đất tự nhiên, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam. Phía Bắc cao nhất là dãy núi Yên Tử (1.068m); Phía Nam là dải dòng bằng thấp, được giới hạn bởi sông Đá Bạc thuộc hệ thống sông Bạch Đằng và thấp nhất là vùng bãi bồi, trũng ngập nước ven sông.

* Các kiểu địa hình

Địa hình của thành phố Uông Bí có sự phân hóa khá rõ tạo thành các kiểu địa hình núi, đồi và đồng bằng. Đặc điểm này của địa hình chi phối đến sự phân bố dòng chảy, nhất là vào mùa mưa kéo theo vật chất từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt gây ô nhiễm nguồn nước của thành phố.

Hình 2.1. Núi trung bình Yên Tử - Bảo Đài (trái)

và núi thấp dạng bậc tại mỏ Than Thùng (phải) (Nguồn: Khoa Địa lý)

Hình 2.2. Thung lũng sông Vàng Danh vào mùa mưa (trái) và mùa khô (phải) (Nguồn: Khoa Địa lý)

2. Thổ nhưỡng

Theo thống kê, kiểm kê diện tích đất đai ngày 1/1/2012 cho thấy tổng diện tích tự nhiên của Thành phố Uông Bí là 25.630,77 ha, được sử dụng vào nhiều mục đích như: sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất ở đô thị và nông thôn. Ngoài ra, tiềm năng đất còn tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như sông, suối, hồ, đầm, núi đá không có rừng cây và đất chưa sử dụng.

3. Khí hậu

Do vị trí địa lý nằm trong cánh cung Đông Triều - Móng Cái, có nhiều dãy núi cao ở phía Bắc và thấp dần xuống phía nam đã tạo cho Uông Bí một chế độ khí hậu đa dạng, được phân hóa thành 4 tiểu vùng:

- Vùng núi cao phía Bắc đường 18B có khí hậu miền núi lạnh và mưa vừa; - Vùng đất thấp dọc đường 18B có khí hậu thung lũng, ít mưa, mùa hè nóng, mùa đông lạnh;

- Vùng núi nằm giữa phía Nam đường 18B và phía Bắc đường 18A, mưa nhiều, khí hậu tương đối lạnh trong mùa đông.

- Vùng thấp phía Nam đường 18A kéo dài đến hạ lưu sông Đá Bạc có tích chất khí hậu miền duyên hải.

Một phần của tài liệu luận văn đánh giá hiện trạng môi trường thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh và đề xuất giải pháp quản lý (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)