Xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý

Một phần của tài liệu luận văn đánh giá hiện trạng môi trường thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh và đề xuất giải pháp quản lý (Trang 85)

3. Khu vực du lịch

3.2. xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý

3.2.1. Xu thế biến đổi môi trƣờng nƣớc thải, rác thải rắn đến năm 2020

Việc dự báo xu thế biến môi trường có liên quan mật thiết với quy hoạch sử dụng lãnh thổ khu vực nghiên cứu. Quá trình mở rộng sản xuất, phát triển dân cư luôn kèm theo những tác động tích cực hoặc tiêu cực lên môi trường. Dựa trên đặc trưng về sản xuất, sử dụng lãnh thổ, phân bố dân cư và điều kiện cơ sở hạ tầng có thể dự đoán được diễn biến môi trường nước, chất thải rắn khu vực nghiên cứu trong cùng thời kỳ.

1. Xu thế biến đổi môi trường nước

a/ Xu thế biến đổi chất lượng môi trường nước mặt phục vụ cấp sinh hoạt

Theo kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạt ở trên thì môi trường nước máy đều đạt QCVN, còn môi trường nước mặt ở sông, suối phục vụ cấp nước sinh hoạt hiện nay đang bị ô nhiễm ở chỉ tiêu hàm lượng chất rắn lơ lửng và COD, BOD5, một trong những nguồn gây ô nhiễm là từ nước thải sinh hoạt. Dựa vào kết quả quan trắc năm 2012, có tính đến hệ số áp lực quy hoạch, đã tính toán dự báo thành phần gây ô nhiễm nguồn nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạt thành phố Uông Bí như sau (bảng 3.1):

Bảng 3.9. Dự báo thành phần ô nhiễm trong nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạt

TT Chất ô nhiễm Đơn vị

Trung bình 2012

Năm 2015 Năm 2020 Năm 2030

5 Cd mg/l 0 0,00022816 0,00042596 0,00043056

6 Pb mg/l 0 0,01000928 0,01868668 0,01888848

7 Hg mg/l 0 0,000015872 0,000029632 0,000029952

8 Coliform MNP/100ml 46,3 114,874 214,462 216,778

9 Dầu mg/l 0,02 0,041 0,076 0,077

(HSALQH: Hệ số áp lực quy hoạch)

Nhận xét, trong những năm tới do áp lực quy hoạch thì dự kiến các chỉ tiêu COD, BOD, TSS và Dầu trong nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạt sẽ có khả năng ô nhiễm, còn các chỉ tiêu về hàm lượng kim loại nặng thì chưa có dấu hiện ô nhiễm. Thực tế thì việc ô nhiễm hầu như là ô nhiễm ở các sông, suối phục vụ cấp nước sinh hoạt, nguồn ô nhiễm là từ nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp. Trong quy hoạch vấn đề xử lý nước thoát từ các khu dân cư tập trung này còn gặp khó khăn vì các khu này nằm trong địa phận xã, do vậy cần nâng cao ý thức giữ vệ sinh chung cho dân để giảm được lượng chất ô nhiễm từ nguồn. Vì vậy trong quy hoạch cần đề xuất việc thu gom xử lý nước thải sinh hoạt cũng như nước thải công nghiệp. 0 50 100 150 200 250

COD (mg/l) BOD (mg/l) TSS (mg/l) Coliform (mg/l)

Dầu (mg/l)

Năm 2015 Năm 2020 Năm 2030

Hình 3.13. Xu thế biến đổi một số thành phần chất gây ô nhiễm trong nước mặt cấp nước phục vụ sinh hoạt

b/ Dự báo lượng nước thải của các khu đô thị, khu dân cư

đô thị thường có rất nhiều hoạt động dịch vụ thương mại, một số cơ sở sản xuất nhỏ nằm trong khu đô thị, đời sống sinh hoạt người dân cao hơn các khu vực khác vì vậy nhu cầu sử dụng nước cao và lượng nước thải cũng tăng.

Khối lượng nước thải phụ thuộc vào tiêu chuẩn cấp nước. Thông thường lượng nước thải bằng khoảng 80 – 90% lượng nước cấp, theo WHO, 1985 lượng nước thải sinh hoạt bằng khoảng 85% nhu cầu cấp nước. Do đó dễ dàng chúng ta tính được tổng lượng nước thải sinh hoạt tại các khu đô thị, khu dân cư trên địa bàn thành phố như sau:

Bảng 3.10. Ước tính lượng nước thải sinh hoạt TP. Uông Bí đến năm 2030

Năm Tổng lƣợng thải (m

3/ngày.đêm)

Đô thị Nông thôn Toàn Thành phố

2015 13495,875 589,050 14084,925

2020 18865,750 686,205 19551,955

2030 20695,460 752,760 21448,220

Như vậy đến năm 2020 tổng lượng thải của khu đô thị và dân cư toàn thành phố Uông Bí ước tính là 19.551,955 m3/ngày.đêm, tương đương với 7.136.463,575

m3/năm.

c/ Dự báo lượng nước thải do quy hoạch phát triển công nghiệp

Thành phần nước thải từ các cụm, điểm công nghiệp rất đa dạng và phức tạp, phụ thuộc vào loại hình các cơ sở sản xuất, dây truyền công nghệ, thành phần nguyên vật liệu, chất lượng sản phẩm… Trong nước thải từ cụm, điểm công nghiệp, ngoài các loại cặn lơ lửng, còn nhiều chất hoá học khác nhau như: các chất hữu cơ (axit, este, phenol, dầu mỡ, chất hoạt tính bề mặt…), các chất độc (asen, thuỷ ngân, muối đồng…), các chất gây mùi, các loại muối khoáng.

Để tính toán tổng lượng nước thải công nghiệp, giả định đến năm 2020 các nhà máy, xí nghiệp trong các cụm, điểm công nghiệp của thành phố Uông Bí đều có tuần hoàn nước làm nguội trong hệ thống sản xuất và lượng nước thải sản xuất đổ ra

Bảng 3.11. Dự báo lượng nước thải của các khu công nghiệp năm 2020

TT Tên CCN Quy mô (ha) Nhu cầu cấp nƣớc đến 2020 (m3/ngày đêm) Lƣợng nƣớc thải m3/ngày đêm 1 CCN phường Bắc Sơn 60 1800 - 3000 180 - 300 2 CCN khai thác mỏ (phía Bắc thành phố) 200,49 6014,7 - 10024,5 601,47-1002,45

3 CCN-TTCN làng nghề tại P. Phương Đông 20 600 - 1000 60 - 100

4 Khu công nghiệp Phương Nam 700 21000 - 35000 2100 - 3500

5 Khu công nghiệp Yên Thanh 6,1 183 - 305 18,3 - 30,5

Tổng tải lƣợng 29597,7 - 49329,5 2959,77 - 4932,95

Nước thải công nghiệp có mức độ ô nhiễm rất cao, do đó cần phải có quy trình xử lý nước thải từ nguồn thải trước khi thải vào hệ thống sông, hồ. Theo quy định của luật BVMT, trước khi thải ra môi trường, nước thải của cụm, điểm công nghiệp phải đạt tiêu chuẩn TCVN 5945-2005 (Tiêu chuẩn thải, quy định nồng độ tối đa cho phép của các chất độc hại trong nước thải trước khi thải vào các thuỷ vực tiếp nhận). Do vậy, quy hoạch đến năm 2020, các cụm, công nghiệp tại Uông Bí cần phải có hệ thống xử lý nước thải đồng bộ.

2. Xu thế biến đổi môi trường rác thải rắn

a/ Xu thế biến đổi chất thải rắn sinh hoạt từ khu đô thị, khu dân cư

Theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thành phố Uông Bí tới năm 2020, dân số của thành phố tăng lên khá nhanh chóng đặc biệt là dân số tại các khu đô thị. Do vậy lượng rác thải sinh hoạt tại các đô thị và các khu dân cư nông thôn tăng lên rất nhiều. Bài toán dự báo lượng chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị và khu dân cư nông thôn được tính thông qua dự báo tăng trưởng dân số đô thị và dân số nông thôn của thành phố Uông Bí.

Hệ số thải rác thải được ước tính như trong bảng 3.12 dưới đây:

Bảng 3.12. Hệ số thải rác thải sinh hoạt

Năm Đô thị (kg/ngƣời/ngày) Nông thôn (kg/ngƣời/ngày) Rác khó phân hủy

(% tổng số)

2010 0,9 0,54 20

2015 1,1 0,67 20

2020 1,3 0,80 20

2030 1,3 0,80 20

Với hệ số thải như ước tính ở bảng trên và theo dự báo quy mô dân số, tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2020 thành phố Uông Bí, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh và lượng rác thải khó phân hủy trên địa bàn thành phố được ước tính như kết quả tính toán trong bảng 3.13 sau đây:

Bảng 3.13. Dự báo lượng rác thải sinh hoạt thành phố Uông Bí đến năm 2020

Năm Dân số (ngƣời) Rác thải (tấn/năm)

Tổng Đô thị Nông thôn Đô thị Nông thôn Tổng

2015 113.550 105.850 7.700 42498,775 1883,035 44381,810

2020 119.048 110.975 8.073 52657,638 2357,316 55014,954

2030 130.594 121.738 8.856 57764,681 2585,952 60350,633

Theo bảng dự báo nhận thấy lượng rác thải sinh hoạt trong tương lai tăng dần lên theo quy mô tăng dân số. Năm 2020 tổng lượng CTR dự báo là 55.014,954

tấn/năm.

Thành phần rác thải sinh hoạt khu đô thị và khu dân cư là những chất thải liên quan đến hoạt động của người dân bao gồm chủ yếu là thực phẩm dư thừa, xác động vật, vỏ rau củ quả, một số mảnh kim loại, sành sứ, thủy tinh, đất, đá, túi nilon …

b/ Xu thế biến đổi rác thải rắn khu vực công nghiệp

Theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thành phố Uông Bí đến năm 2020, hầu hết các cụm, điểm công nghiệp trong huyện đều áp dụng các công nghệ cao, tiên tiến vào trong các dây chuyền sản xuất, chế biến, do đó phần nào hạn chế được lượng rác thải ra môi trường. Trong việc dự báo chất thải rắn công nghiệp phát sinh từ các cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn thành phố Uông Bí, chúng tôi chọn giá trị áp dụng theo tiêu chuẩn là 150 kg/ha/ngày.đêm, lượng rác thải nguy hại thường được ước tính bằng 10% lượng rác thải công nghiệp.

Kết quả dự báo lượng chất thải rắn tại các cụm, điểm công nghiệp thành phố Uông Bí vào năm 2020 được trình bày trong bảng 3.14.

Bảng 3.14. Dự báo tổng lượng chất thải rắn công nghiệp của thành phố Uông Bí

TT Tên Cụm CN Quy mô

(ha)

Khối lƣợng CTR

(tấn/ngày.đêm) Khối lƣợng CTNH (tấn/ngày.đêm)

1 CCN phường Bắc Sơn 60 9 0,9

2 CCN khai thác mỏ (phía Bắc thành phố) 200,49 30,0735 3,00735

3 CCN-TTCN làng nghề tại P.Phương Đông 20 3 0,3

4 Khu công nghiệp Phương Nam 700 105 10,5

5 Khu công nghiệp Yên Thanh 6,1 0,915 0,0915

Tổng tải lƣợng 147,9885 14,79885

(CTR: chất thải rắn; CTNH: chất thải nguy hại)

Như vậy trong những năm tới lượng chất thải rắn,chất thải nguy hại từ hoạt động công nghiệp có chiều hướng gia tăng. Thành phần của chất thải rắn công nghiệp có nhiều thành phần nguy hại, khó phân huỷ trong điều kiện chôn lấp như kim loại nặng, giẻ lau dính dầu mỡ, nylon, hoá chất ... Bên cạnh đó một số loại rác thải nguy hại rất dễ phân hủy gây ra mùi hôi, thối và nguy hiểm tới sức khỏe người dân như các phế phẩm của công nghiệp chế biến chè, chế biến hải sản …

Hình 3.15. Xu thế biến đổi chất thải rắn các cụm công nghiệp đến năm 2020

3.2.2. Đề xuất các giải pháp quản lý môi trƣờng

1. Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường

Trong thời gian qua công tác bảo vệ môi trường ở Uông Bí đã có những bước chuyển biến tích cực, luôn được các cấp chính quyền và ngành ở Uông Bí đặc biệt quan tâm. Nhận thức về bảo vệ môi trường trong các cấp, các ngành đã được nâng lên, mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường từng bước được hạn chế, công tác bảo tồn thiên nhiên và các công trình văn hoá, lịch sử đã có những bước tiến bộ rõ nét. Những kết quả đó đã tạo tiền đề tốt cho công tác bảo vệ môi trường trong thời gian tới. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số yếu kém, nhược điểm trong công tác bảo vệ môi trường do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng chủ yếu là do chưa có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường. Xác định trách nhiệm thành hành động cụ thể của từng cấp, ngành và đặc biệt là các tầng lớp nhân dân cho việc bảo vệ môi trường, nguồn lực đầu tư cho bảo vệ môi trường của địa phương, các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư còn hạn

địa phương trong việc tổ chức và tham gia tác thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường. Vấn đề xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường đã được đưa vào Nghị quyết của Bộ Chính trị về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Bảo vệ môi trường ở Uông Bí là nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi phải có sự quyết tâm của lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, các ban ngành đoàn thể và đặc biệt của chính quyền các địa phương.

Những nhiệm vụ cần được thực hiện tốt cho công tác xã hội bảo vệ môi trường:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục môi truờng cho mọi đối tượng, biến nhận thức về bảo vệ môi trường thành ý thức tự giác thường trực và hành động của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp và mỗi người dân.

- Quan tâm, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, đoàn thể, cộng đồng dân cư và từng người dân trong việc tham gia và giám sát công tác bảo vệ môi trường.

Thực tiễn qua các năm qua đã cho thấy, thành công của các hoạt động bảo vệ môi trường phụ thuộc rất nhiều vào sự tham gia của cộng đồng. Theo quan điểm ”Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mỗi người” (NQ 41- NQ/TW của Bộ Chính trị) và phương châm “dân biết - dân bàn - dân làm, dân kiểm tra”, cộng đồng đã tham gia tích cực và làm nên thành công trong các hoạt động bảo vệ môi trường ở nhiều địa phương trong cả nước.

- Bảo vệ môi trường được xác định là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mỗi người. Xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường là biểu hiện của nếp sống văn hoá, đạo đức, là tiêu chí quan trọng đô thị hoá và là sự nối tiếp truyền thống yêu thiên nhiên, sống hài hoà với tự nhiên của ông cha ta.

- Xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường cửa địa phương trên quan điểm lấy phòng ngừa là chính, hạn chế tác động xấu đối với môi trường. Kết hợp linh hoạt giữa xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái môi trường và bảo tồn thiên nhiên và các công trình văn hoá lịch sử.

- Kết hợp giữa đầu tư của Nhà nước với đẩy mạnh huy động tối đa các nguồn lực xã hội và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại với các phương pháp truyền thống.

- Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ phức tạp, có tính liên ngành và liên vùng vì vậy cần thiết có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp uỷ đảng địa phương, sự quản lý thống nhất của các cấp chính quyền, sự tham gia tích cực của các tổ chức đoàn thể xã hội.

Các hình thức tham gia của cộng đồng

- Đóng góp ý kiến xây dựng cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội nói chung và các dự án liên quan trực tiếp đến khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường của các địa phương và tham gia xây dựng các quy định, văn bản mang tính quy phạm về bảo vệ môi trường tại các địa phương, cơ sở.

Việc lấy ý kiến của cộng đồng về khía cạnh môi trường trong các dự án phát triển của địa phương phải được coi là nhiệm vụ bắt buộc. Thực hiện nhiệm vụ này sẽ thu được những mặt tích cực sau:

+ Thu nhận được các kiến thức thực tế - kiến thức bản địa của dân địa phương về bảo vệ môi trường.

+ Giáo dục và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường.

+ Tạo điều kiện thuận lợi và sự ủng hộ của quần chúng cho việc thực thi khi dự án đi vào hoạt động.

- Giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường ở địa phương, cơ sở. Trực tiếp tham gia giải quyết các xung đột môi trường. Vai trò của cộng đồng được thể hiện qua các khía cạnh sau:

+ Phát hiện sự cố môi trường

Mỗi một địa phương, làng - xã cũng cần có quy định riêng về bảo vệ môi trường phụ thuộc tình hình cụ thể và về phong tục tập quán của cư dân.

Tuyên truyền và tổ chức bảo vệ môi trường trong các đoàn thể: phụ nữ, thanh niên, học sinh, học sinh ở các trường phổ thông, cao đẳng đóng tại địa phương. Hàng năm tổ chức các ”đội tình nguyện” xuống các địa phương, đến các nơi có các vấn đề môi trường nổi cộm để tuyên truyền và tham gia đẩy mạnh phong trào làm sạch quê hương.

- Tổ chức ký kết các nghị quyết liên tịch với các đoàn thể, tổ chức xã hội, UBND tỉnh, công đoàn, phụ nữ, đoàn thanh niên... về bảo vệ môi trường.

- Tổ chức các ngày lễ lớn về môi trường, thực hiện chiến dịch làm sạch môi

Một phần của tài liệu luận văn đánh giá hiện trạng môi trường thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh và đề xuất giải pháp quản lý (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)