- Tuy nhiên, trên thực tế, việc điều chỉnh lượng tiền và cáckhoản nợ thường dựa
2. Quản lý tài sản cố định (TSCĐ) của doanh nghiệp
2.1. Cơ cấu của tài sản cố định
TSCĐ của doanh nghiệp là những tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài, có chức năng là tư liệu lao động. Tài sản cố định thường gắn liền với thuật ngữ “Vốn cố định”. Vốn cố định của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp.
TSCĐ của doanh nghiệp có thể chia thành hai loại: Tài sản cố định vô hình và tài sản cố định hữu hình.
2.1.1. Tài sản cố định vô hình
Đặc điểm của tài sản cố định vô hình:
- Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể như chi phí để mua bằng phát minh, sáng chế, bản quyền tác giả…
- Rất khó đánh giá chính xác giá trị của TSCĐ vô hình vì nó không tồn tại dưới dạng vật chất có thể đo đếm dể dàng. Ví dụ, các nhà kinh doanh có thể so sánh lợi nhuận do sự nổi tiếng của một nhãn hiệu thương mại tạo ra lớn hơn bao nhiêu so với các nhãn hiệu cùng nhóm trên thị trường. Triển vọng và xu hướng phát triển cũng tạo ra giá trị cao cho một nhãn hiệu thương mại (gắn với quyền hợp pháp khai thác, sử dụng nhãn hiệu đó) có thể được mua bán trên thị trường – thường thông qua đấu giá.
- Các tài sản cố định chỉ có lợi ích khi nó tạo ra lợi thế thương mại, chẳng hạn như sự yêu thích của người tiêu dùng hay người sử dụng. Uy tín hình thành qua thời gian và có thể phải mất nhiều năm. Tuy vậy, nếu không có biện pháp bảo vệ, duy trì uy tín và lợi thế thương mại thì công ty sẽ nhanh chóng mất đi các tài sản quý giá đó.
Biện pháp quản lý nhóm tài sản này là:
- Tăng cường sự tin tưởng của bạn hàng, của khách hàng. Chẳng hạn, khi quảng cáo cần chú ý làm nổi bật lịch sử và uy tín của công ty. Sự kết hợp marketing trong việc gia tăng uy tín là một biện pháp cần thực hiện thường xuyên.
- Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, chống nạn bắt chước hoặc nạn hàng giả.
- Hạch toán chính xác các chi phí ngay từ khi bắt đầu thành lập doanh nghiệp hay dự án.
2.1.2. Tài sản cố định hữu hình
- Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải … trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đặc điểm của TSCĐ hữu hình đó là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình.
2.2. Khấu hao tài sản cố định
Trong quá trình sử dụng, các tài sản cố định dần dần bị xuống cấp hoặc hư hỏng – gọi là hao mòn. Quá trình hao mòn bao gồm 2 hình thái: hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
Hao mòn hữu hình là sự suy giảm giá trị của tài sản cố định do sự hao mòn, xuống cấp về mặt hiện vật gây ra. Các hao mòn hữu hình có thể quan sát, nhận biết bằng trực quan như sự gò gỉ, hư hỏng các chi tiết,…và nó phụ thuộc vao điều kiện hoạt động, cường độ khai thác, chế độ vận hành, bảo dưỡng,… của TSCĐ.
Hao mòn vô hình là sự mất giá tương đối và tuyệt đối của tài sản cố định do tiến bộ khoa học kỹ thuật, do thị hiếu hay do một số nhân tố khác và sự giảm sút không bieur hiện ra ngoài bề mặt của TSCĐ, điều đó phản ánh sự lạc hậu công nghệ.
2.3. Quản lý TSCĐ về mặt hiện vật
Mọi tài sản cố định trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (bộ hồ sơ gồm có biên bản giao nhận tài sản cố định, hợp đồng, hoá đơn mua tài sản cố định và các chứng từ khác có liên quan). Tài sản cố định phải được phân loại, thống kê, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi tài sản cố định và được phản ánh trong sổ theo dõi tài sản cố định.
Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý đối với những tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những tài sản cố định bình thường.
Định kỳ vào cuối mỗi năm tài chính, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê tài sản cố định. Mọi trường hợp phát hiện thừa, thiếu tài sản cố định đều phải lập biên bản, tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý.
- Hệ thống theo dõi TSCĐ: Doanh nghiệp cần hoàn thiện hệ thống theo dõi và kiểm soát toàn bộ TSCĐ. Đơn giản nhất là lập các sổ theo dõi tổng hợp và chi tiết. Số tổng phản ánh khái quát tình hình quản lý sử dụng các nhóm TSCĐ, các chủng loại thiết bị cơ bản nhất.
- Phân định trách nhiệm rõ ràng: Các nhóm máy móc thiết bị hoặc các tổ hợp dây chuyền thiết bị nên được giao cho từng nhóm hoặc cá nhân quản lý sao cho phù hợp với hoạt động doanh nghiệp. Chế độ phân định trách nhiệm nên gắn với chế độ bàn giao, theo dõi, thưởng phạt nhằm khuyến khích mọi người có ý thức tốt hơn trong việc quản lý tài sản; và nên quy định chế độ báo cáo định kỳ đối với các quản đốc phân xưởng, trưởng ca, tổ trưởng hoặc kỹ sư phụ trách dây truyền về tình hình sử dụng TSCĐ của từng bộ phận.
Quy trình kỹ thuật, chế độ vận hành cần được duy trì nghiêm ngặt với kỹ luật chặt chẽ để hạn chế tổn thất về người và tài sản.
Phải lập lịch trình vận hành và theo dõi cho từng hệ thống thiết bị (kiểm tra, bảo dưỡng, duy tu máy móc thiết bị), có phân định trách nhiệm rõ ràng. Khuyến khích cán bộ, công nhân tích cực tham gia gìn giữ máy móc và thông báo ngay khi có sự cố để khắc phục kịp thời.
Đối với các thiết bị mới, hiện đại nên thực hiện kèm cặp, dùng thợ có tay nghề cao hướng dẫn kèm cặp trực tiếp người chưa quen việc.
Hợp lý hóa việc lắp đặt thiết bị máy móc trong nhà máy là một khâu quan trọng.