Các công cụ lưu thông trên thị trường vốn

Một phần của tài liệu bài giảng môn tài chính bảo hiểm 1 (Trang 81 - 87)

- Tuy nhiên, trên thực tế, việc điều chỉnh lượng tiền và cáckhoản nợ thường dựa

4. Các công cụ của thị trường tài chính

4.2. Các công cụ lưu thông trên thị trường vốn

Các công cụ lưu thông trên thị trường vốn có độ rủi ro cao hơn so với các công cụ trên thị trường tiền tệ do giá cả biến động nhiều hơn, tiềm ẩn rủi ro mất khả năng thanh toán nhưng mức sinh lợi cao hơn vì các chứng khoán dài hạn thường đem lại lợi tức lớn hơn. Sau đây là một số công cụ điển hình:

4.2.1. Trái phiếu (Bond)

Trái phiếu là một chứng thư xác nhận nghĩa vụ trả những khoản lãi theo định kỳ và vốn gốc khi đến hạn của tổ chức phát hành. Như vậy, trái phiếu có bản chất là một công cụ nợ (debt instrument). Nó có những đặc điểm cơ bản sau:

Mệnh giá của trái phiếu (Face value): Là số tiền ghi trên bề mặt của tờ trái phiếu.

Mệnh giá của trái phiếu thường chính là giá bán của trái phiếu khi phát hành, và đây cũng là số tiền mà nhà phát hành phải hoàn trả lại cho người sở hữu trái phiếu khi trái phiếu đáo hạn. Luật các nước có thể qui định mệnh giá tối thiểu của trái phiếu.

Ví dụ: Nghị định 144/CP qui định mệnh giá tối thiểu của các trái phiếu phát hành ra công chúng tại Việt nam là 100.000đ và bội số của 100.000đ.

Thời hạn của trái phiếu (Maturity): Là thời hạn vay vốn của tổ chức phát hành, nó được ghi rõ trên tờ trái phiếu. Thời hạn của trái phiếu thường từ 2 năm trở lên, có thể tới hơn 10 năm.

Lãi trả cho trái phiếu (Interest): Lãi trả cho trái phiếu thường được qui định theo tỷ lệ phần trăm trên mệnh giá. Lãi suất trái phiếu có thể được qui định cố định hoặc thả nổi lên xuống theo lãi suất thị trường. Lãi thường được trả định kỳ hàng năm hoặc một năm hai lần. Kỳ hạn trả lãi cũng như lãi suất trái phiếu đều được qui định rất cụ thể trên tờ trái phiếu.

trái phiếu đã cung cấp cho nhà phát hành một khoản vay ứng trước. Tên của người sở hữu trái phiếu có thể được ghi trên tờ trái phiếu (nếu là trái phiếu đích danh) hoặc không được ghi (nếu là trái phiếu vô danh). Người sở hữu trái phiếu ngoài quyền được đòi lãi và vốn khi đến hạn còn có quyền chuyển nhượng trái phiếu cho người khác khi trái phiếu chưa hết hạn. Khả năng thanh toán gốc và lãi của trái phiếu phụ thuộc rất nhiều vào uy tín của tổ chức phát hành, do vậy khi phân loại trái phiếu, người ta thường căn cứ vào ai là nhà phát hành. Với căn cứ phân chia như vậy, trái phiếu có hai loại chủ yếu sau:

Trái phiếu chính phủ (Government bond)

Trái phiếu chính phủ thường dưới dạng trái phiếu kho bạc. Đây là các trái phiếu do Kho bạc phát hành để bù đắp thâm hụt ngân sách quốc gia hàng năm. Trái phiếu kho bạc rung hạn (Treasury note) có thời hạn dưới 10 năm, còn trái phiếu kho bạc dài hạn (Treasury bond) có thời hạn trên 10 năm.

Các trái phiếu chính phủ là loại trái phiếu mua bán mạnh nhất trên thị trường vốn các nước nên được xem là công cụ nợ lỏng nhất trên thị trường vốn. Các nhà đầu tư vào trái phiếu chính phủ bao gồm các ngân hàng (kể cả NHTW), các cá nhân và một số tổ chức tài chính khác. Ngoài trái phiếu chính phủ, còn có các trái phiếu do các cơ quan trực thuộc chính phủ phát hành (Government agency bonds) và trái phiếu của chính quyền địa phương (Local government bonds hoặc Municipal bonds). Một ví dụ về trái phiếu do các cơ quan trực thuộc chính phủ phát hành là các trái phiếu bảo đảm bằng khoản cho vay thế chấp do GNMA – một tổ chức trực thuộc chính phủ Mỹ – phát hành (sẽ được đề cập chi tiết trong phần tiếp theo). Các chính quyền địa phương cũng có thể phát hành trái phiếu để vay vốn cho chi tiêu ngân sách địa phương hoặc để đầu tư cho từng công trình cụ thể theo kế hoạch, ví dụ để xây dựng những công trình cơ sở hạ tầng và công trình phúc lợi công cộng. Loại trái phiếu này thường có những ưu đãi đặc biệt như tiền lãi không phải chịu thuế. Tính chất của các loại trái phiếu này cũng gần tương tự trái phiếu chính phủ. Những nhà đầu tư chính là các ngân hàng, các công ty bảo hiểm và các cá nhân.

Tại Việt nam, ngoài trái phiếu kho bạc (thường có thời hạn 5 năm), chính phủ còn phát hành công trái quốc gia. Các công trái này thường có mức sinh lời kém, chủ yếu mang tính chất động viên người dân giúp đỡ nhà nước bằng cách cho vay vốn. Ngoài ra, cácngành lớn của Việt nam cũng phát hành trái phiếu công trình để tài trợ cho hoạt

động đầu tư của mình, ví dụ: ngành năng lượng phát hành trái phiếu công trình để xây dựng đường dây 500 KV, tổng công ty bưu chính viễn thông phát hành trái phiếu xây dựng hệ thống bưu điện…

Trái phiếu công ty (Corporate bond)

Trái phiếu công ty thường do các công ty có uy tín lớn phát hành. Những người nắm giữ trái phiếu trở thành chủ nợ của công ty và có quyền yêu cầu thanh toán lãi và vốn khi đến hạn. Khác với các cổ đông, thu nhập của những người nắm giữ trái phiếu công ty không phụ thuộc vào tình hình lợi nhuận của công ty và họ luôn được ưu tiên thanh toán lãi trước các cổ đông, kể cả cổ đông cổ phiếu ưu đãi.

Các trái phiếu công ty nhìn chung có qui mô giao dịch nhỏ hơn so với các trái phiếu chính phủ, do vậy mà chúng kém lỏng hơn. Tại các nước phát triển, thị trường trái phiếu công ty cũng có qui mô nhỏ hơn thị trường cổ phiếu công ty (tại Mỹ thị trường trái phiếu công ty chỉ bằng gần 1/5 thị trường cổ phiếu công ty) tuy nhiên tốc độ phát triển của nó lại nhanh hơn thị trường cổ phiếu công ty nhiều nên trong tương lai trái phiếu công ty có thể sẽ là một nguồn tài chính quan trọng hơn so với các cổ phiếu công ty. Nắm giữ trái hiếu công ty thường là các công ty bảo hiểm (đặc biệt là công ty bảo hiểm nhân thọ), các uỹ hưu trí, các công ty chứng khoán và cả các cá nhân. Việc phát hành trái phiếu công ty chưa phổ biến ở Việt nam. Chủ yếu mới chỉ có các ngân hàng phát hành trái phiếu ngân hàng để vay vốn từ dân.

4.2.2. Cổ phiếu (StockUS/ShareUK Certificate)

Cổ phiếu là một chứng thư hay bút toán ghi sổ xác nhận trái quyền (quyền hưởng lợi) về vốn - equity claim - đối với thu nhập và tài sản ròng của một công ty cổ phần.

Cổ phiếu có bản chất là một công cụ góp vốn (equity instruments) và chỉ do các công ty cổ phần phát hành. Khi cần huy động vốn, công ty cổ phần chia số vốn cần huy động thành nhiều phần nhỏ bằng nhau, gọi là các cổ phần (share/stock). Người mua những cổ phần này được gọi là cổ đông (share/stockholder). Với số cổ phần đã mua, các cổ đông được cấp một giấy chứng nhận sở hữu, giấy này gọi là cổ phiếu.

Vốn mà công ty cổ phần huy động được từ việc phát hành cổ phiếu được xem là vốn thuộc sở hữu của công ty. Những cổ đông khi mua các cổ phần của công ty đã thực hiện việc góp vốn để công ty kinh doanh và do vậy trở thành những người đồng sở hữu công ty. Tỷ lệ sở hữu công ty phụ thuộc vào số cổ phần mà cổ đông nắm giữ. Do cổ phiếu được em là giấy xác nhận quyền sở hữu của các cổ đông đối với những cổ phần

này nên có thể coi cổ phiếu là chứng chỉ xác nhận sự góp vốn và quyền sở hữu về số vốn mà một cổ đông góp vào công ty cổ phần.

Là người chủ sở hữu công ty, các cổ đông có những quyền cơ bản sau đây:

Quyền tham gia quản lý công ty: Quyền này được thực hiện bằng cách các cổ đông bầu ra một Hội đồng quản trị để thay mặt mình quản lý, điều hành công ty. Các cổ đông không chỉ có quyền bầu ra Hội đồng quản trị (Board of Directors) mà còn có thể tham gia ứng cử làm thành viên của Hội đồng quản trị. Số lượng phiếu bầu tỷ lệ với số lượng cổ phần mà cổ đông nắm giữ. Do vậy những người nắm giữ càng nhiều cổ phần của công ty thì càng có nhiều khả năng trở thành thành viên của Hội đồng quản trị. Ngoài ra, hàng năm công ty còn tổ chức Đại hội cổ đông (Annual shareholder meetings) để họp các cổ đông lại, bàn về các chiến lược hoặc kế hoạch kinh doanh lớn của công ty.

Quyền sở hữu tài sản ròng của công ty: Các cổ đông sở hữu công ty theo tỷ lệ cổ phần nắm giữ. Do vậy, khi tài sản ròng của công ty tăng lên do làm ăn có lãi, giá trị các ổ phần mà cổ đông nắm giữ cũng tăng lên theo. Khi công ty cổ phần ngừng hoạt động, cổ đông được tham gia phân chia tài sản còn lại của công ty. Ví dụ: Tổng tài sản ban đầu của một công ty cổ phần là 10 tỷ VNĐ. Một cổ đông nắm 20% cổ phần của công ty cho nên tổng giá trị tài sản công ty mà anh sở hữu theo cổ phần là 2 tỷ VNĐ. Sau 5 năm làm ăn có lãi, tổng tài sản ròng của công ty tăng lên 15 tỷ VNĐ, khi đó tổng giá trị cổ phần mà anh ta sở hữu lên tới 3 tỷ VNĐ.

Quyền tham gia chia lợi nhuận ròng40: Cổ đông được quyền hưởng một phần lợi nhuận ròng của công ty tỷ lệ với số cổ phần anh ta sở hữu. Phần lãi trả cho mỗi cổ phần được gọi là cổ tức (Dividend). Quyền này chỉ được thực hiện khi công ty làm ăn có lãi. Tuy nhiên, không phải lúc nào tất cả lợi nhuận thu được đều được đem chia cho các cổ đông, cũng có trường hợp nhằm tăng vốn kinh doanh cho công ty, Hội đồng quản trị quyết định giữ lại phần lớn lợi nhuận. Điều này nói chung là được các cổ đông chấp nhận vì tuy không nhận được cổ tức nhưng giá trị cổ phần của họ trong công ty lại tăng lên, hơn thế việc tăng vốn có thể đảm bảo cho khả năng tạo thêm nhiều lợi nhuận hơn trong thời gian tới.

Ngoài đặc trưng cơ bản nói trên, cổ phiếu còn có một số đặc điểm đáng chú ý sau:  Thời hạn của cổ phiếu: Bằng cách mua cổ phiếu do công ty cổ phần phát hành, các nhà đầu tư đã cung cấp vốn cho công ty hoạt động. Tuy nhiên các cổ đông lại

không được phép rút khoản vốn này về trừ trường hợp công ty ngừng hoạt động hoặc có qui định đặc biệt cho phép được rút vốn. Chính vì lý do như vậy nên có thể coi cổ phiếu có thời hạn thanh toán vốn bằng thời gian hoạt động của công ty.

Trên thực tế, trừ trường hợp phá sản hoặc kết quả kinh doanh quá tồi tệ, còn nói chung thì các công ty sẽ vẫn cứ duy trì hoạt động mãi mãi, cho nên có thể nói thời hạn của cổ phiếu là vô hạn. Mặc dù vậy, các cổ đông được phép chuyển nhượng cổ phần mà mình nắm giữ cho người khác và bằng cách đó có thể rút lại khoản vốn mà mình đã đầu tư vào công ty cổ phần.

Giá trị của cổ phiếu: Giá trị của cổ phiếu được thể hiện trên 3 phương diện sau: o Mệnh giá (Face value): là số tiền ghi trên bề mặt cổ phiếu41. Mệnh giá thường được ghi bằng nội tệ. Mệnh giá bằng bao nhiêu là do luật chứng khoán hoặc điều lệ của công ty cổ phần qui định. Ví dụ: ở Việt nam theo NĐ144/CP, mệnh giá cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt nam thống nhất là 10.000 VNĐ.

o Giá trị ghi sổ (Book value): là giá trị của mỗi cổ phần căn cứ vào giá trị tài sản ròng của công ty trên bảng tổng kết tài sản. Ví dụ: Một công ty có 50.000 cổ phiếu, mệnh giá 10.000 đ/cổ phiếu. Sau 5 năm hoạt động, giá trị tài sản ròng của công ty theo sổ sách kế toán là 1 tỷ đ. Khi đó giá trị của mỗi cổ phần theo sổ sách sẽ là 20.000 đ, ta nói giá trị ghi sổ của cổ phiếu công ty bây giờ là 20.000 đ/cổ phiếu.

o Giá trị thị trường (Market value): là giá cả của cổ phiếu khi mua bán trên thị trường.

Cổ phiếu có hai loại cơ bản sau:

Cổ phiếu thường hay cổ phiếu phổ thông (Common stock): Là loại cổ phiếu có đầy đủ các đặc trưng đã nêu trên của cổ phiếu. Đó là:

Không qui định trước số cổ tức cổ đông sẽ nhận được. Giá trị cổ tức nhiều hay ít còn tuỳ vào tình hình lợi nhuận của công ty và kế hoạch chia lợi nhuận của Hội đồng quản trị. Trong trường hợp công ty làm ăn thua lỗ thì chẳng những cổ tức không được chia mà cổ đông còn bị hao hụt về vốn góp. Nguyên tắc của các cổ đông cổ phiếu thường là “lời ăn, lỗ chịu”.

 Chỉ được chia lãi sau khi công ty đã thanh toán lãi trả cho những người nắm trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi.

 Thời hạn cổ phiếu là vô hạn.

quyền quản lý công ty, như: quyền bầu cử, quyền ứng cử vào Hội đồng quản trị, quyền ưu tiên mua trước với giá ưu đãi các cổ phiếu mới phát hành. Những cổ đông có nhiều cổ phần hoặc nhiều uy tín có thể nắm quyền điều hành công ty. Còn nói chung đa số những người đầu tư chỉ mua cổ phiếu thường để hưởng cổ tức hoặc bán đi khi cổ phiếu lên giá nhằm hưởng chênh lệch giá.

Cổ phiếu ưu đãi (Preferred Stock): Là loại cổ phiếu cho phép người nắm giữ cổ phiếu được hưởng một số ưu đãi hơn so với cổ đông cổ phiếu thường. Ví dụ như:

 Được hưởng một mức cổ tức riêng biệt có tính cố định hàng năm dù công ty làm ăn có lãi hay không.

 Được ưu tiên chia lãi cổ phần trước cổ phiếu thường.

 Được ưu tiên phân chia tài sản còn lại của công ty khi thanh lý, giải thể. Khác với cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi có thể có mệnh giá hoặc không có mệnh giá. Chẳng hạn một cổ phiếu ưu đãi có mệnh giá 100 USD, tỷ suất cổ tức là 4,5% sẽ được hưởng một khoản cổ tức cố định là 4,5 USD. Còn nếu cổ phiếu ưu đãi không có mệnh giá thì cổ tức sẽ được công ty công bố đơn giản là 5 USD/cổ phiếu chẳng hạn.

Hạn chế của cổ phiếu ưu đãi so với cổ phiếu thường là:

 Cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi không được tham gia bầu cử, ứng cử vào hội đồng quản trị, tức là không được quyền tham gia quản lý công ty.

 Khi lợi nhuận của công ty tăng lên thì cổ tức cổ phiếu ưu đãi không vì thế mà được tăng lên theo.

Vì cổ tức của cổ phiếu ưu đãi không tăng, nên giá cả của cổ phiếu ưu đãi trên thị trường cũng ít biến động. Do vậy, cổ phiếu ưu đãi thường kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư hơn so với cổ phiếu thường43. Những người đầu tư vào cổ phiếu ưu đãi thường là những người muốn có thu nhập ổn định, đều đặn và không thích mạo hiểm.

4.2.3. Các khoản vay thế chấp (Mortgages)

Vay thế chấp là khoản tiền cho các cá nhân hoặc công ty vay đầu tư (mua hoặc xây dựng) vào nhà, đất, hoặc những bất động sản khác, các bất động sản và đất đó sau đó lại trở thành vật thế chấp để đảm bảo cho chính các khoản vay.

Ở các nước phát triển, thị trường các khoản vay thế chấp có qui mô rất lớn, đặc biệt là thị trường các khoản vay thế chấp để mua nhà ở. Tại Mỹ, thị trường các khoản vay thế chấp là thị trường nợ lớn nhất, trong đó các khoản vay thế chấp để mua nhà ở gấp bốn lần các khoản vay thế chấp thương mại và nông trại.

Các ngân hàng thương mại và các công ty bảo hiểm nhân thọ là những tổ chức cung cấp các khoản vay thế chấp thương mại và nông trại chủ yếu. Còn các khoản vay thế chấp nhà ở thì thường do các hiệp hội cho vay và tiết kiệm (Savings and Loan

Một phần của tài liệu bài giảng môn tài chính bảo hiểm 1 (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w