Thị trường tài chính Việt Nam

Một phần của tài liệu bài giảng môn tài chính bảo hiểm 1 (Trang 89 - 91)

- Tuy nhiên, trên thực tế, việc điều chỉnh lượng tiền và cáckhoản nợ thường dựa

7. Thị trường tài chính Việt Nam

7.1. Sự hình thành của thị trường tài chính ở Việt Nam

Cũng như các quốc gia chậm phát triển khác, thị trường tài chính Việt Nam cho đến nay chưa phát triển. Hoạt động của thị trường tài chính chỉ tập trung ở hoạt động của trung gian tài chính – các ngân hàng thương mại. Để thúc đẩy quá trình phát triển thị trường tài chính Việt Nam, Chính phủ đã thành lập Ủy ban Chứng khoán quốc gia vào năm 1998. Ủy ban này hiện đang xúc tiến hàng loạt các hoạt động tạo điều kiện tiền đề cho việc hình thành và phát triển thị trường chứng khoán. Trung tâm giao dịch chứng khoán ở thành phố Hồ chí Minh được thành lập vào tháng 7/1998, đây là bước đi đầu tiên tiến tới thành lập sở giao dịch chứng khoán ở Việt Nam.

7.2. Các công cụ của thị trường tài chính Việt Nam

Do thị trường tài chính chưa phát triển, nên các công cụ của thị trường tài chính ở Việt Nam cũng còn chưa đa dạng, hạn chế về số lượng. Hiện nay chỉ có một số công cụ chủ yếu như: trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình, kỳ phiếu ngân hàng, tiền gửi tiết kiệm, cổ phiếu công ty.

7.2.1. Trái phiếu kho bạc (hay còn gọi là tín phiếu kho bạc)

Trái phiếu kho bạc là một loại trái phiếu do Nhà nước phát hành với lãi suất cố định và thời hạn ấn định trước, nhằm huy động vốn bổ sung ngân sách nhà nước. Trái phiếu kho bạc nhà nước được phát hành nhằm bù đắp thâm thủng ngân sách và giải quyết thiếu hụt tạm thời (khi giữa thu và chi không ăn khớp về mặt thời gian). Như vậy, ngay cả khi có bội thu ngân sách vẫn cần phát hành trái phiếu kho bạc.

Trên thị trường Việt Nam, trái phiếu kho bạc là công cụ phát hành rộng rãi và phổ biến nhất và là công cụ an toàn nhất (được xem như không có rủi ro khi thanh toán).

Trái phiếu kho bạc chủ yếu do các tổ chức tài chính tín dụng mua thong qua hình thức đấu thầu. Lãi suất trái phiếu kho bạc thông thường cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng cùng kỳ hạn.

7.2.2. Kỳ phiếu ngân hàng

Để huy động được một khối lượng vốn lớn trong thời gian ngắn, phục vụ mục đích hoạt động hoặc đầu tư trung hạn cho các chương trình Chính phủ chỉ định, các ngân hàng, chủ yếu là các ngân hàng thương mại quốc doanh như: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Ngân hàng Công thương Việt Nam; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, phát hành kỳ phiếu ngân hàng để thu hút vốn. Lãi suất thong thường cao hơn lãi

suất tiền gửi tiết kiệm, trả lãi trước hoặc sau. Nếu so sánh với trái phiếu kho bạc, thì loại kỳ phiếu này có mức độ rủi ro cao hơn, do có thể các ngân hàng này không có khả năng thanh toán. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các ngân hàng này là các ngân hàng của Chính phủ, do vậy việc mất khả năng thanh toán của ngân hàng rất khó có thể xảy ra.

7.2.3. Tiền gửi ngân hàng

Do cơ chế tự chủ trong tài chính và độc lập trong kinh doanh, các tổ chức tài chính tín dụng không ngừng đa dạng hóa các hình thức huy động vốn như tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, gửi tiết kiệm. Lãi suất huy động do các ngân hàng tự quyết định căn cứ qui định theo từng thời kỳ của Ngân hàng Nhà nước. Các ngân hàng cổ phần, ngoài quốc doanh, thong thường có lãi suất cao hơn và mức độ rủi ro cũng cao hơn so với các ngân hàng thương mại quốc doanh. Tuy nhiên, kỳ hạn huy động ngoại tệ khoảng 4,5% năm thấp hơn nhiều so với lãi suất huy động tiền đồng khoảng 10% năm.

7.2.4. Cổ phiếu

Cổ phiếu hiện nay vẫn chưa phổ biến ở Việt Nam, do số lượng công ty cổ phần còn ít. Đến nay, cả nước mới chỉ có 29 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa. Do chưa có thị trường chứng khoán nên các doanh nghiệp không thể phát hành cổ phiếu hay trái phiếu để thu hút vốn đầu tư. Người mua cổ phiếu có ý định đầu tư lâu dài nhằm kiếm lợi từ cổ tức chứ chưa thực sự có ý định mua bán trao đổi các cổ phiếu đó.

7.2.5. Các công cụ tài chính khác

Ngoài một số công cụ tài chính kể trên, hiện nay một số ngành đã phát hành trái phiếu dài hạn trong nước và nước ngoài để thu hút vốn như ngành năng lượng phát hành trái phiếu xây dựng đường dây 500KV, Tổng công ty bưu chính viễn thông phát hành trái phiếu xây dựng hệ thống bưu điện…

7.3. Điều kiện để phát triển thị trường tài chính ở Việt Nam

Đại hội Đảng VI đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong công cuộc đổi mới phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, mức tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1990 – 1997 đạt 8 – 9%, lạm phát kìm chế ở mức thấp, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện.

Để phát triển kinh tế đến năm 2000, với mục tiêu tăng thu nhập bình quân đầu người từ 200USD lên 400USD/năm, Việt Nam cần phải có từ 40 – 50 tỷ USD. Trong

đó, 50% tổng số vốn đầu tư này sẽ huy động ở trong nước, còn lại 50% sẽ huy động ở nước ngoài và từ các tổ chức tài chính quốc tế.

Để có thể đạt được các mục tiêu trên, rõ ràng Việt Nam cần phải nhanh chóng phát triển thị trường tài chính. Trong bối cảnh hiện nay, muốn phát triển thị trường tài chính cần phải có các điều kiện sau:

Thứ nhất, phải có một cơ chế lãi xuất linh hoạt và chịu sự điều tiết của thị trường.

Trên thị trường tài chính, lãi suất là phương tiện quan trọng nhất điều tiết cung cầu tiền vốn. Cơ chế lãi xuất linh hoạt nhạy bén sẽ cung cấp cho người vay những thông tin tài chính kịp thời, chính xác để từ đó có những quyết sách phù hợp với thực tế, thúc đẩy lưu thông tiền vốn và tăng cạnh tranh thị trường. Trái lại, khi cơ chế lãi suất cứng nhắc sẽ làm mất đi tính linh hoạt trên thị trường và không kích sự phát triển các công cụ tài chính, hạn chế cung cầu vốn… Trên thực tế chính sách lãi suất của Việt Nam đang dần được nới lỏng, tăng cường quyền tự chủ cho các tổ chức tài chính, tín dụng.

Thứ hai, phải có các công cụ tài chính phong phú, đa dạng. Số lượng và hình thức

các công cụ này sẽ quyết định phạm vi giao dịch và qui mô của thị trường tài chính. Với sự ra đời của thị trường chứng khoán thì các công cụ tài chính sẽ dần được bổ sung và phát triển hoàn thiện.

Thứ ba, xây dựng và đa dạng hóa các tổ chức tài chính ngân hàng, các công ty tài

chính…những chủ thể chính tham gia thị trường trong môi trường cạnh tranh. Việc xây dựng và phát triển các loại hình tổ chức tài chính sẽ khuyến khích sự đa dạng và cạnh tranh, giúp đẩy nhanh quá trình luân chuyển vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Luật ngân hàng và các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ 1/10/1998, cùng một số Nghị định của Chính phủ về thị trường chứng khoán gần đây đã tạo hành lang pháp lý cho việc thành lập và hoạt động của các tổ chức nói trên.

Thứ tư, phải xây dựng và phát triển mạng lưới thông tin.

Thứ năm, cuối cùng để thị trường tài chính có thể phát triển đầy đủ thì kinh tế xã

hội phải tương đối ổn định để các nhà đầu tư yên tâm và phải có một hệ thống pháp luật toàn diện, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu bài giảng môn tài chính bảo hiểm 1 (Trang 89 - 91)