Các công cụ lưu thông trên thị trường tiền tệ

Một phần của tài liệu bài giảng môn tài chính bảo hiểm 1 (Trang 77 - 81)

- Tuy nhiên, trên thực tế, việc điều chỉnh lượng tiền và cáckhoản nợ thường dựa

4.1.Các công cụ lưu thông trên thị trường tiền tệ

4. Các công cụ của thị trường tài chính

4.1.Các công cụ lưu thông trên thị trường tiền tệ

Các công cụ lưu thông trên thị trường tiền tệ có đặc điểm chung là kỳ hạn thanh toán

ngắn, tính thanh khoản cao và độ rủi ro thấp. Chúng bao gồm các loại chủ yếu sau:

4.1.1. Tín phiếu kho bạc (Treasury bill)

Tín phiếu kho bạc là công cụ vay nợ ngắn hạn của chính phủ do Kho bạc phát hành để bù đắp cho những thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước.

Tín phiếu kho bạc thuộc loại chứng khoán chiết khấu. Đó là loại chứng khoán không được nhà phát hành trả lãi song lại được bán với giá chiết khấu tức là giá thấp hơn mệnh giá. Khi đến hạn, nhà đầu tư được nhận lại đủ mệnh giá, vì vậy phần chênh lệch giữa mệnh giá chứng khoán và giá mua chứng khoán chính là lãi của nhà đầu tư.

Tín phiếu kho bạc có các kỳ hạn 3, 6 và 12 tháng. Tín phiếu kho bạc được xem là công cụ tài chính có độ rủi ro thấp nhất trên thị trường tiền tệ bởi vì hầu như không có khả năng vỡ nợ từ người phát hành, tức là không thể có chuyện chính phủ mất khả năng thanh toán khoản nợ khi đến kỳ hạn thanh toán, chính phủ lúc nào cũng có thể tăng thuế hoặc in tiền để trả nợ. Tuy nhiên mức lãi suất của nó thường thấp hơn các công cụ khác lưu thông trên thị trường tiền tệ.

Tín phiếu kho bạc thường được phát hành theo từng lô bằng phương pháp đấu giá. Người mua chủ yếu là các ngân hàng, ngoài ra còn có các công ty và các trung gian tài chính khác. Tín phiếu kho bạc được xem là công cụ có tính lỏng cao nhất trên thị trường tiền tệ do nó được mua bán nhiều nhất. Tín phiếu kho bạc thường được Ngân hàng trung ương các nước sử dụng như một công cụ để điều hành chính sách tiền tệ thông qua thị trường mở.

4.1.2. Các chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng được

Chứng chỉ tiền gửi (Certificate of Deposit) là một công cụ nợ (debt instrument) do các ngân hàng phát hành, cam kết trả lãi định kỳ cho khoản tiền gửi và sẽ hoàn trả vốn gốc (được gọi là mệnh giá của chứng chỉ) cho người gửi tiền khi đến ngày đáo hạn.Lúc đầu, các chứng chỉ tiền gửi không được phép bán lại và nếu người gửi tiền rút vốn trước hạn thì sẽ phải chịu phạt. Nhưng về sau để tăng tính hấp dẫn của các chứng chỉ tiền gửi này, các ngân hàng bắt đầu cho phép các chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá lớn (ví dụ ở Mỹ là trên 100.000 USD) được phép bán lại trước hạn (với một mức giá khấu trừ), thậm chí có thể bán cho chính ngân hàng phát hành. Khi đó chúng được gọi là các chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng (NCDs). NCDs thường được các ngân hàng dùng để huy động các nguồn vốn lớn từ các công ty, các quỹ tương hỗ thị trường tiền tệ, các tổ chức của chính phủ.v.v.. Tại Mỹ, tổng dư nợ từ phát hành các NCDs của các ngân hàng gần đây đã vượt quá tổng số dư nợ của tín phiếu kho bạc Mỹ.

4.1.3. Thương phiếu (Commercial paper)

Thương phiếu là những giấy nhận nợ do các công ty có uy tín phát hành để vay vốn ngắn hạn từ thị trường tài chính. Thương phiếu được phát hành theo hình thức chiết khấu, tức là được bán với giá thấp hơn mệnh giá. Chênh lệch giữa giá mua và mệnh giá thương phiếu chính là thu nhập của người sở hữu thương phiếu.

Những thương phiếu nguyên thuỷ (commercial bill) chỉ xuất hiện trong các hoạt động mua bán chịu hàng giữa các công ty kinh doanh với nhau. Nó có thể do người bán

chịu hay người mua chịu hàng hoá phát hành nhưng bản chất vẫn là giấy xác nhận quyền đòi tiền khi đến hạn của người sở hữu thương phiếu. Ngày nay, thương phiếu xuất hiện mang tính đa dạng hơn. Thương phiếu được phát hành không chỉ trong quan hệ mua bán chịu hàng hoá mà còn được phát hành để vay vốn trên thị trường tiền tệ. Các công ty danh tiếng khi có nhu cầu vốn có thể phát hành thương phiếu bán trực tiếp cho người mua theo

mức giá chiết khấu. Những người đầu tư thương phiếu ngoài các ngân hàng còn có các trung gian tài chính và công ty khác.

Các thương phiếu có mức độ rủi ro cao hơn tín phiếu kho bạc nhưng mức lãi suất chiết khấu cũng cao hơn. Thị trường thương phiếu ngày nay rất sôi động và phát triển với tốc độ rất nhanh. Việc chuyển nhượng thương phiếu được thực hiện bằng hình thức ký hậu.

4.1.4. Chấp phiếu ngân hàng (Banker’s acceptance)

Chấp phiếu ngân hàng là các hối phiếu kỳ hạn do các công ty ký phát và được ngân hàng đảm bảo thanh toán bằng cách đóng dấu “đã chấp nhận” lên tờ hối phiếu.

Trong các giao dịch mua bán chịu, khi người bán không tin vào khả năng thanh toán của người mua, họ sẽ yêu cầu người mua phải có sự bảo đảm thanh toán từ một ngân hàng có uy tín. Khi ngân hàng chấp nhận bảo lãnh cho khoản thanh toán, nó cho phép người bán ký phát hối phiếu đòi tiền thẳng ngân hàng và ngân hàng sẽ đóng dấu chấp nhận trả tiền lên tờ hối phiếu đó. Như vậy, người trả tiền hối phiếu bây giờ không phải là người mua nữa mà là ngân hàng, do vậy người bán được đảm bảo khá chắc chắn về khả năng thanh toán của tờ hối phiếu. Để được ngân hàng ký chấp nhận vào tờ hối phiếu, người mua chịu phải ký quỹ gửi vào ngân hàng một phần hoặc toàn bộ số tiền của tờ hối phiếu hoặc được ngân hàng đồng ý cho vay để thanh toán hối phiếu. Ngân hàng sẽ thu từ người mua chịu một khoản phí bảo đảm thanh toán. Các chấp phiếu ngân hàng này được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Do được ngân hàng chấp nhận thanh toán nên các chấp phiếu ngân hàng là một công cụ nợ có độ an toàn khá cao, nhất là khi ngân hàng chấp nhận là các ngân hàng lớn, có uy tín. Những người sở hữu chấp phiếu có thể đem bán chúng trên thị trường tiền tệ với giá chiết khấu để thu tiền mặt ngay khi cần vốn gấp.

4.1.5. Hợp đồng mua lại (Repurchase agreement - Repo)

phiếu kho bạc mà nó đang nắm giữ, kèm theo điều khoản mua lại số tín phiếu đó sau một vài ngày hay một vài tuần với mức giá cao hơn.

Về thực chất đây là một công cụ để vay nợ ngắn hạn (thường không quá hai tuần) của các ngân hàng trong đó sử dụng tín phiếu kho bạc làm vật thế chấp.

Sau đây là ví dụ về cách sử dụng một “Repo” để vay vốn: Một công ty lớn của Mỹ là General Motors (GM), có một số vốn nhàn rỗi trong tài khoản là 1 triệu USD. Công ty muốn tranh thủ cho vay ngắn hạn khoản tiền này. Ngân hàng Citibank khi đó đang có nhu cầu vay 1 triệu USD trong 1 tuần. Ngân hàng quyết định sử dụng một “Repo” để vay của GM bằng cách ký hợp đồng bán cho GM 1 triệu USD tín phiếu kho bạc mà ngân hàng đang nắm giữ với cam kết sẽ mua lại số tín phiếu này với giá cao hơn sau đó 1 tuần. Như vậy, thông qua hợp đồng mua lại – “Repo” nói trên, công ty GM đã cung cấp cho Citibank một khoản vay ngắn hạn, lãi trả cho GM chính là khoản chênh lệch giữa giá bán lại tín phiếu cho ngân hàng sau đó 1 tuần và giá mua tín phiếu lúc đầu. Trong trường hợp xảy ra rủi ro Citibank không thanh toán được nợ cho GM khi đến hạn, 1 triệu USD tín phiếu kho bạc vẫn thuộc sở hữu của GM và công ty có thể bán trên thị trường tiền tệ để thu hồi vốn về. Như vậy 1 triệu USD tín phiếu kho bạc (một công cụ có tính lỏng cao nhất và an toàn nhất trên thị trường tiền tệ) đã được sử dụng làm vật thế chấp trong “Repo” để đảm bảo khả năng thanh toán nợ của Citibank và đã làm cho GM yên tâm khi cho vay.

Ngoài các công cụ phổ biến trên, ở các nước có thị trường tiền tệ phát triển (ví dụ như Mỹ) còn có thêm một số công cụ khác như:

4.1.6 Quĩ liên bang (Fed Funds)

Quỹ liên bang là những khoản vay nợ ngắn hạn (thường chỉ qua một đêm) điển hình giữa các ngân hàng Mỹ. Đối tượng vay ở đây là những món tiền gửi của các ngân hàng tại Cục dự trữ liên bang Mỹ36. Khi tiền gửi của một ngân hàng tại Fed không đạt đến tổng số mà Fed qui định phải có, nó sẽ tiến hành vay từ những ngân hàng nào có khoản tiền gửi tại Fed vượt quá qui định để bù đắp cho khoản thiếu hụt của mình.

Thị trường vay quỹ liên bang rất nhạy cảm đối với các nhu cầu tín dụng của ngân hàng khiến cho lãi suất của các khoản vay này (gọi là lãi suất quĩ liên bang) được xem là một phong vũ biểu để đo mức độ căng thẳng của thị trường tín dụng trong hệ thống ngân hàng. Khi lãi suất cao là lúc các ngân hàng đang bị sức ép về vốn, khi lãi suất thấp là nhu cầu tín dụng của các ngân hàng thấp.

4.1.7 Đô la châu Âu (Euro dollars)

Những đồng đô la Mỹ do các ngân hàng ngoại quốc ở bên ngoài nước Mỹ hoặc những chi nhánh của ngân hàng Mỹ ở ngoại quốc nắm giữ được gọi là đô la châu Âu. Các ngân hàng Mỹ có thể vay những món tiền này từ các ngân hàng nước ngoài hoặc từ các chi nhánh của ngân hàng Mỹ ở nước ngoài khi họ cần vốn. Đồng đô la châu Âu ngày nay đã trở thành một nguồn vốn ngắn hạn quan trọng đối với các ngân hàng Mỹ (năm 1998 là trên 100 tỷ USD).

Một phần của tài liệu bài giảng môn tài chính bảo hiểm 1 (Trang 77 - 81)