Điểm nhìn người trần thuật

Một phần của tài liệu Điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết âm thanh và cuồng nộ của w FAULKNER (từ góc độ điểm nhìn nhân vật và điểm nhìn người trần thuật) (Trang 69 - 83)

6. Bố cục của khoá luận

2.2.Điểm nhìn người trần thuật

Đến chương thứ tư, lời thuật chuyện dần trở nên bình thường khi W. Faulkner quyết định uỷ thác nội dung của tác phẩm cho người kể chuyện khách quan - ngôi thứ ba số ít. Ở phần này, nhà văn chấp nhận sử dụng phương cách hành văn cổ điển của một người kể chuyện bàng quan và cũng chỉ tại đây mới xuất hiện những mô tả đầu tiên về nơi chốn, nhân vật, tình hình mà người đọc đã biết từ những trang đầu của truyện. Nếu ba chương đầu cho ta biết những biến cố, những sự việc thoáng hiện trong hiện tại và quá khứ qua những độc thoại nội tâm thì đến chương cuối lại là sự tưởng tượng trực tiếp, là những ghi nhận khách quan của người kể chuyện ngôi thứ ba về

những con người, những sự kiện xảy ra trong gia đình Compson.

"Âm thanh và cuồng nộ" tựa như một bản giao hưởng thuộc trường phái ấn tượng mà các chủ đề xuất hiện, biến mất, tái hiện rồi lại biến mất cho

đến khi bùng nổ trọn vẹn. Chương thứ tư chính là nốt nhạc cuối của bản giao hưởng ấy.

Không phải ngẫu nhiên mà Faulkner để cho câu chuyện về gia đình Compson được kể lại bởi bốn người kể chuyện khác nhau trong đó có tới ba người kể chuyện là những thành viên của gia đình Compson còn người kể chuyện cuối cùng mới là đứng ngoài cuộc khách quan ghi lại. Với kết cấu như vậy, nhà văn đã khách quan hoá câu chuyện được kể, làm cho nó trở nên đáng tin hơn khi được đặt dưới những điểm nhìn khác nhau.

Chương thứ tư, điểm nhìn đặt ở hiện tại - một ngày sau sinh nhật lần thứ ba mươi ba của Benjamin - ngày 8 tháng 4 năm 1928. Xét về thời gian thì đây là hiện tại gần nhất nhưng cũng chỉ trong một ngày tất cả những ẩn số chưa được giải mã từ những chương truyện trước sẽ được làm sáng tỏ. Người kể chuyện ngôi thứ ba sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin chưa biết về các nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết như: Caroline, Jason, Dilsey, Benjy. Tiến dần theo chu kì chiếc vòng xoắn kì lạ này, câu chuyện xuất hiện mỗi lúc một rõ rệt hơn.

Điểm nhìn của người kể chuyện bao quát toàn bộ thế giới nhân vật và không gian bao quanh cuộc sống của những con người thuộc dòng họ Compson. Tất cả vừa là hình ảnh thực vừa là những ẩn số nghệ thuật có tính chất biểu tượng cho thân phận con người trong thời đại lịch sử đầy biến động. Mở đầu chương truyện là hình ảnh vú già da đen Dilsey bước ra từ căn lều cũ nát. Ở ba chương trước, độc giả đã quá quen thuộc với nhân vật này qua đối thoại với các nhân vật khác nhưng chưa có sự hình dung cụ thể về ngoại hình nhân vật. Đến đây hình ảnh Dilsey đã hiện lên toàn vẹn với những miêu tả tỉ mỉ, cụ thể và đầy sống động: "Trước kia bà là một phụ nữ to lớn nhưng giờ đây khung xương đã nhô lên dưới lớp da bùng nhùng tuy nhiên lớp da này một lần nữa thít lại trên cái bụng gần như phù thũng, như thể cơ và mô một

thời từng là can đảm và chịu đựng ngoan cường đã bị năm tháng gặm mòn cho đến khi chỉ còn một bộ xương bất khuất trồi lên như một tàn tích hay một cột mốc dựng lên can trường và đờ đẫn, và trên nữa là khuôn mặt sụp xuống khiến người ta có cảm tưởng như xương ở ngoài da, gương mặt ngước lên đón một ngày cuồn cuộn với vẻ vừa an phận vừa như một đứa trẻ thất vọng ngỡ ngàng" [11, tr. 368]. Có thể nói đoạn văn đã vẽ nên bức chân dung một người phụ nữ đầy vất vả, nhẫn nại và rất mực can trường. Dường như con người ấy đã chìm nổi quá lâu với những tấn thảm kịch của gia đình Compson. Thời gian đã bào mòn dần sức lực, hằn in những vết tích khổ đau lên dáng hình của người phụ nữ ấy. Qua những biến đổi về ngoại hình của Dilsey người ta có thể nhận ra phần nào sự suy sụp của dòng họ một thời giàu sang, quyền quý: "chiếc áo rủ xuống buồn thảm từ vai đến bộ ngực chảy nhẽo, bó lại phía trên bụng rồi lại rủ xuống trên những váy lót mà bà sẽ cởi bỏ từng lớp khi xuân tới hẳn với sắc màu vương giả suy tàn" [11, tr. 368].

Không gian để nhân vật Dilsey xuất hiện không được miêu tả nhiều, người kể chuyện chỉ khái quát trong một vài từ ngữ: "Ngày mới rạng lạnh lẽo và ảm đạm, một bức tường ánh sáng xám di động từ phía Đông Bắc, thay vì tan thành hơi ẩm, dường như lại rã ra thành những phân tử li ti và độc như một đám bụi" [11, tr. 368]. Cảm nhận đầu tiên đến với độc giả đó là một không gian buồn thảm, vắng lặng. Buổi sáng khởi đầu không phải với không khí náo động mà nặng nề, đầy mệt mỏi. Cái gì cũng toát lên sự cũ kĩ, già nua và lạnh lẽo. Không khí ấy bao trùm lên gia đình Compson không phải một ngày, hai ngày mà dường như nó đã tồn tại ở đó hàng chục năm trời báo hiệu cho sự rã rời, chán nản. Một cảm xúc mơ hồ xâm chiếm tâm hồn độc giả: hình như đằng sau cái không gian tĩnh lặng, yên bình kia có cái gì đang đổ vỡ, đang tan chảy mà không thể nào cứu vãn nổi. Quả thực cái không gian âm u, ảm đạm đó đã theo suốt toàn bộ thiên truyện và trở thành một nỗi ám ảnh đầy

day dứt với những ai đã bước chân vào thế giới chao đảo của "Âm thanh và cuồng nộ".

Có một điểm khá độc đáo khi người kể chuyên miêu tả Dilsey đó là luôn đặt nhân vật trong tư thế ngước lên trên như thể sẵn sàng đương đầu với mọi phong ba bão táp: "Bà đứng ở cửa một lúc, ngước bộ mặt nhăn nhúm, hốc hác lên hứng sương gió, bàn tay gầy guộc, nhợt nhạt như bụng cá, rồi bà phanh áo choàng ra, ngắm nghía ngực áo dài" [11, tr. 368]. Dưới nhãn quan của người kể chuyện bao giờ Dilsey cũng mang vẻ đẹp của sự bao dung, lòng vị tha và đức hi sinh: "Dilsey ngồi thẳng người, tay bà đặt lên đầu gối Ben. Hai dòng lệ chảy xuống đôi má xệ của bà, vô số những giọt lóng lánh của hi sinh của xả kỉ và của tuổi tác" [11, tr.407]. Ngôn ngữ dùng để khắc hoạ hình ảnh người vú già theo đó luôn là thứ ngôn ngữ giản dị nhưng lại có khả năng biểu cảm rất cao. Hình ảnh Dilsey ở chương thứ tư mộc mạc và kì vĩ với một lương tri sáng láng chính là hình ảnh tuyệt đẹp của CON NGƯỜI mà Faulkner đã sáng tạo và ngợi ca. Nghị lực sống mạnh mẽ, sự can trường, dũng cảm ở nhân vật này gợi cho ta nhớ tới triết lí sống đầy tích cực đã được nhà văn của "thế hệ vứt đi" - Ernest Hemingway gửi gắm trong tác phẩm vĩ đại của mình "Ông già và biển cả": "Đã là người thì không bao giờ được bó tay trước hoàn cảnh. Nếu chưa bị tiêu diệt thì tuyệt đối không được khuất phục".

Trái ngược hẳn với bóng dáng cao cả, nhẫn nại của Dilsey là hình ảnh bà Caroline Compson lúc nào cũng đau yếu, mệt mỏi: "Bà mặc một áo xa tanh kép đen, giữ cổ áo sát lên tận cằm. Tay kia bà cầm một bình nước nóng bằng cao su màu đỏ và bà đứng ở đầu cầu thang sau, gọi "Dilsey", tiếng gọi cách quãng đều đặn và đơn điệu vọng vào lòng cầu thang im ắng đi xuống bóng tối hoàn toàn và lại trở ra ở một khung cửa sổ xám. "Dilsey" bà gọi bằng giọng không âm điệu, không nhấn câu cũng không vội vã, như thể bà không hề chờ tiếng trả lời" [11, tr. 370].Sự xuất hiện của Caroline luôn gắn với thứ

âm vang đều đều, buồn tẻ. Nó trở thành một thứ định mệnh ứng chiếu lên số phận của người phụ nữ quý tộc sa sút này. Trong ngôi nhà của gia đình Compson, bà ta chỉ giống như chiếc bóng vật vờ, cô đơn. Sự có mặt của Caroline luôn gợi cảm giác mệt mỏi, buồn thảm từ dáng điệu, cử chỉ cho đến lời nói: "người thì rầu rĩ than thở, với mái tóc bạc trắng và đôi mắt có quầng, sưng húp và chảy xệ và tối đen đến mức tưởng như chỉ toàn tròng đen hay chỉ có con ngươi" [11, tr. 386]. Bà ta luôn bị ám ảnh bà bởi ý nghĩ mình mang bệnh và không thể làm gì khác hơn là than vãn, oán trách: "Mẹ bị phụ thuộc hoàn toàn vào người khác. Mẹ lại ốm đau, bệnh tật. Giá như mẹ mạnh chân khỏe tay. Giá như mẹ có thể làm hết việc nhà cho con. Ít ra mẹ cũng đỡ được cho con phần nào cái gánh nặng ấy" [11, tr. 385]. Căn bệnh nặng nhất của Caroline Compson đó chính là thói ích kỉ, sự tự tôn một cách thái quá về dòng dõi quý tộc của mình. Bà ta luôn bị quá khứ ám ảnh và luôn mơ tưởng về thời vàng son của dòng họ Bascomb cho nên khi đối diện với thực tế gia đình đang sa sút, đổ vỡ bà ta không chịu đựng nổi. Nhìn thẳng vào hiện tại là điều Caroline không làm được, nó trở thành một thứ hình phạt khủng khiếp, quá sức với bà ta. Căn nhà cũ kĩ, tăm tối là nơi để người phụ nữ này trốn tránh thời gian, xa lánh mọi chuyển xoay của cuộc sống và ấp ôm những ảo mộng về một "ngày xưa" đã quá xa vời. Caroline trở thành người bảo tồn cho cái truyền thống cũ kĩ, hà khắc và tính gia trưởng độc đoán trong các gia đình quý tộc miền Nam.

Ở chương một, người đọc mới chỉ nghe thấy những tiếng rền rĩ, gào rống với âm độ tăng dần cùng những ý nghĩ rời rạc, mù mờ, chắp nối của anh khùng Benjy. Đến chương cuối, điểm nhìn của người kể chuyện cấp cho bạn đọc hình ảnh vật chất toàn vẹn về Ben: "Một anh chàng cao lớn trông như nặn bằng một thứ vật chất không chịu kết dính vào nhau hoặc dính vào cái khung xương đỡ nó. Da dẻ hắn nhợt nhạt như da người chết và không có lông; trông

như bị phù thũng, hắn lết chân như con gấu trong rạp xiếc. Tóc hắn nhợt màu và mịn màng. Mớ tóc trước trán chảy mượt xuống chân mày như tóc trẻ con trong các tấm hình chụp. Đôi mắt trong trẻo, màu xanh nhạt dịu dàng của hoa ngô, miệng dày há hốc, hơi chảy dãi" [11, tr. 379]. Khi xây dựng hình tượng Benjamin, Faulkner đã dùng kĩ thuật nhại để tạo nên biểu tượng kép đầy mỉa mai trong việc diễn đạt nội dung. Nếu như nhân vật Quentin là hình ảnh nhại từ Chúa Jesus, Caddy là hình ảnh được nhại từ Đức mẹ Đồng trinh thì Benjy cũng chính là hình ảnh được nhại từ nhân vật Benjamin trong Kinh Cựu ước nhưng đã có sự hoán đổi do dụng ý nghệ thuật của nhà văn: "Benjamin là tên của một trong hai người con trai của Jacob và Rachel. Benjamin là đứa con được Jacob rất yêu quý và dành cho nhiều tình cảm hơn là Joseph - anh trai cậu. Nhân vật Joseph trong Kinh Cựu ước bị bán sang Hi Lạp làm nô lệ, phải lìa xa gia đình và tình yêu thương" [43]. Hình tượng Benjamin trong "Âm thanh và cuồng nộ" theo đó một mặt mang biểu tượng mỉa mai về sự thiếu thốn tình thương (ngược hẳn với Benjamin trong Kinh thánh) mặt khác trong quan hệ so sánh với nhân vật Joseph khi buộc phải xa mái ấm tình thương thì nhân vật lại tượng trưng cho sự chia cắt và đổ vỡ trong chính gia đình Compson. Sau này đến năm 1933, Benjy đã bị gửi đến trại thương điên tiểu bang. Suốt đời Benjy sống trong sự cầm tù và xa lánh của mọi người: Ben thường xuyên bị nhốt trong khu nhà của gia đình Compson, hình ảnh cái hàng rào ngăn cách anh ta với thế giới bên ngoài trở đi trở lại như một ám ảnh đau thương. Chiếc cổng sắt lạnh lẽo, cái hàng rào chạy dài bao quanh khu nhà của gia đình Compson trở thành hình ảnh ẩn dụ về nhà tù giam hãm con người, khu biệt họ với cuộc sống xung quanh. Cánh đồng cỏ mênh mông, bát ngát mà Benjy yêu tha thiết luôn được đặt trong thế ngăn cách với anh ta. Đôi mắt "trống rỗng xanh ngắt" của Ben chỉ có thể ngắm nhìn cánh đồng cỏ đằng sau những song sắt lạnh giá với tất cả niềm khát khao tuyệt vọng. Hình tượng

Benjy bị lưu đày và cầm tù chính là biểu tượng về sự cầm tù và lưu đày của kiếp người.

Nếu Benjy mang một tâm hồn ngây ngô, giản dị thì Jason lại tiêu biểu cho sự lạnh lùng, ích kỉ và tàn nhẫn. Hắn quá tỉnh táo để đối phó với mọi chuyển xoay của cuộc sống xung quanh và với cả những người ruột thịt. Ngoại hình của Jason cũng phần nào nói lên tính cách của y: "kẻ thì lạnh lùng, tinh quái với mái tóc nâu gợn sóng chải xuống thành hai cái móc bướng bỉnh ở hai bên trán như một anh bồi quầy rượu, với đôi mắt màu hạt dẻ và hai con ngươi đen láy tròn xoe như hai hòn bi" [11, tr. 386].

Các nhân vật của Faulkner được soi rọi dưới điểm nhìn hoàn toàn khách quan nên tạo cho độc giả cảm giác dễ tiếp cận hơn, không còn cái mơ hồ, khó nắm bắt như lúc bắt đầu thâm nhập vào thế giới đầy âm u, náo động của "Âm thanh và cuồng nộ". Bên cạnh hình ảnh con người, không gian cũng được chú ý khắc hoạ đậm nét. Điểm nhìn không gian chủ yếu được đặt ở ngôi nhà mà gia đình Compson sinh sống và khung cảnh nhà thờ trong buổi lễ phục sinh ở gần cuối tác phẩm. Tái hiện không gian có tác dụng rõ rệt trong việc làm sáng tỏ chủ đề của toàn bộ cuốn tiểu thuyết.

Ngôi nhà của dòng họ Compson được miẻu tả khá tỉ mỉ nhưng chủ yếu vẫn là không gian bao quanh: "Khoảng đất ngay trước cửa trơ trụi. Nó nhẵn bóng, như thể đã được mài bằng gót chân trần của bao thế hệ, như đồng bạc cũ hay bức tường nhà đất trát bằng tay của người Mêxicô. Cạnh nhà là ba cây dâu, toả bóng vào mùa hè, những chiếc lá đã xanh mướt xoè ra êm ả như những bàn tay mềm mại lật trở theo từng luồng không khí. Một đôi chim giẻ không biết từ đâu đến, lượn vòng trong gió như hai mảnh vải hay giấy sặc sỡ rồi đậu xuống những cây dâu, nơi chúng chuyền qua chuyền lại và đấu khẩu bằng giọng khàn khàn rồi đứng yên, kêu rít lên, gió xé tiếng kêu khàn khàn của chúng thành từng mảnh như vải hay giấy. Rồi có ba con nữa nhập đàn,

chúng cùng nhau bay nhảy và cãi cọ trong đám lá cành xoắn xuýt cùng kêu rít lên chói tai" [11, tr. 369]. Điểm nhìn chuyển từ thấp lên cao rồi phóng rộng ra xung quanh như để bao quát lấy toàn bộ không gian. Đây là đoạn văn mang đậm chất thơ nhưng đượm buồn. Tất cả những gì được miêu tả đều toát lên vẻ trống vắng, hoang sơ, tiêu điều. Ngôi nhà như là chứng tích cho sự suy tàn của dòng họ Compson. Màu sắc vương giả hoàn toàn tiêu biến chỉ còn lại sự cũ kĩ, già nua, cô đơn, buồn bã như chính những chủ nhân của nó. Nhịp sống diễn ra buồn tẻ và chậm chạp: âm thanh duy nhất vang lên là tiếng đôi chim giẻ "khàn khàn", "kêu rít lên" nhưng rồi tiếng kêu đơn độc, lạc lõng ấy cũng lại bị gió xé thành từng mảnh, vỡ vụn trong không gian. Tất cả gợi lên nỗi ám ảnh về một thứ định mệnh khắc nghiệt đang hắt cái bóng buồn bã của nó lên gia đình Compson.

Không gian cửa sổ xuất hiện khá nhiều và nó trở thành một biểu tượng nghệ thuật đầy bí ẩn. Đằng sau những cửa sổ nhỏ bé là cả một thế giới âm u, đầy tội lỗi và cũng có khi đó lại là lối thoát cho các nhân vật muốn vượt ra khỏi sự tù đày. Tiểu thuyết Gothic miền Nam đã mượn biểu tượng cửa sổ với ý nghĩa như vậy. Trong câu chuyện nhỏ "Con quạ" của Edga Poe nhân vật của

Một phần của tài liệu Điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết âm thanh và cuồng nộ của w FAULKNER (từ góc độ điểm nhìn nhân vật và điểm nhìn người trần thuật) (Trang 69 - 83)