Nhìn chung, quan hệ mậu dịch, hợp tác kinh tế và đầu tư giữa hai nước
kể từ khi bình thường hóa quan hệ đến nay có bước phát triển ổn định và mở
rộng trên nhiều lĩnh vực, phản ánh nguyện vọng tăng cường hợp tác và khai thác tiềm năng bổ sung lẫn nhau của nền kinh tế hai nước. Những thành tựu và kết quả đạt được trong giai đoạn này là to lớn và cơ bản, góp phần làm thay đổi
bộ mặt kinh tế - xã hội của khu vực biên giới giữa hai nước, bước đầu tạo ra
những cửa ngõ quan trọng trong giao lưu kinh tế - kỹ thuật và hợp tác toàn diện
giữa các nước vùng biên giới hai nước, giữa các tỉnh biên giới hai nước.
Tuy nhiên, trong quan hệ kinh tế và thương mại hợp tác đầu tư giữa hai nước còn tồn tại một số vấn đề lớn cần khắc phục trong thời gian tới là:
- Phương thức buôn bán giữa hai nước chưa linh hoạt, chưa thích ứng
với điều kiện, hoàn cảnh của hai nước. Các chính sách quản lý xuất nhập khẩu
của hai nước chưa phản ánh và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp hai nước tăng cường buôn bán.
- Các hạng mục đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam thường là hạng
mục nhỏ, chủ yếu là cải tạo, sửa chữa các công trình viện trợ trước đây. Trong
nông nghiệp, việc đầu tư vào 13 nhà máy đường gặp nhiều khó khăn, máy móc,
thiết bị thiếu đồng bộ, làm chậm thời gian đưa hạng mục vào sử dụng. Việc cải
tạo nhà máy gang thép Thái Nguyên và phân đạm Hà Bắc, hai bên tuy có tích cực nhưng do nguyên nhân khách quan nên tiến độ rất chậm.
- Việc hợp tác kinh tế trên một số lĩnh vực mà hai bên có nhiều khả năng chưa được quan tâm đúng mức như lĩnh vực nông nghiệp, giao thông vận
tải, năng lượng, vật liệu xây dựng.
- Vấn đề thông tin thương mại, tiếp xúc giữa doanh nghiệp hai nước chưa được quan tâm đúng mức đã hạn chế các doanh nghiệp hai nước trong việc
nghiên cứu, khảo sát xây dựng các quan hệ buôn bán làm ăn giữa hai bên. Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những tồn tại nêu trên, chủ yếu gồm:
- Hai bên chưa chủ động đánh giá đầy đủ tầm quan trọng và hướng lâu
dài của các mối quan hệ mậu dịch hợp tác kinh tế - đầu tư giữa hai bên, từ đó chưa đề ra các chiến lược phát triển quan hệ kinh tế toàn diện trong từng giai đoạn. Các địa phương giáp biên giới mới quan tâm đến lợi ích trước mắt, chưa có tính toán đến quy hoạch phát triển lâu dài.
- Các chính sách, quy chế, biện pháp quản lý và khuyến khích phát triển
hành không sát với tình hình thực tế nên không khuyến khích việc giao lưu kinh
tế giữa hai bên.
- Đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành tham gia thực hiện triển khai các
chủ trương, chính sách phát triển kinh tế giữa hai bên còn thiếu, yếu kém về năng lực và kiến thức, kinh nghiệm cũng như phẩm chất dẫn đến tình trạng
buôn lậu, trốn thuế... thường xuyên xảy ra ở các cửa khẩu.
Để có những chủ trương, biện pháp thực hiện tốt việc giao lưu kinh tế trong giai đoạn tới, về nhận thức chúng ta nên thống nhất một số đặc điểm sau:
- Hai bên cần xác định Việt Nam và Trung Quốc là hai thị trường trọng điểm. Trong đó Trung Quốc là một thị trường láng giềng rộng lớn, có tiềm năng
về hàng hóa, năng lượng, nông nghiệp. Ngược lại Việt Nam là một thị trường
giàu nguồn nguyên, nhiên vật liệu có thể cung cấp cho các ngành công nghiệp
Trung Quốc, đồng thời Việt Nam cũng là thị trường cửa ngõ để Trung Quốc tăng cường buôn bán với các nước Đông Nam Á. Do vậy việc đẩy mạnh quan
hệ thương mại và hợp tác giữa hai nước không những có ý nghĩa to lớn về mặt
kinh tế thương mại, mà còn tạo ra môi trường quốc tế ổn định cần thiết để
chúng ta thực hiện đường lối mới mở cửa xây dựng và phát triển kinh tế. Xuất
phát từ đó chúng ta cần vận dụng tốt tính nguyên tắc và linh hoạt, giải quyết
thỏa đáng quyền lợi của cả hai bên một cách có lý có tình.
- Các thỏa thuận cấp cao, các Hiệp định Chính phủ về viện trợ, hợp tác đầu tư cần được coi trọng và triển khai nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của lãnh đạo, nhân dân hai nước tránh tình trạng như hiện nay việc
triển khai các hạng mục thuộc viện trợ hai nước quá chậm không có tính thời
gian và hiệu quả kinh tế.
- Để giải quyết một cách tích cực vấn đề thâm hụt cán cân mậu dịch,
một mặt cần tăng cường quản lý nhập khẩu hàng từ Trung Quốc, nâng cao hiệu
quả nhập khẩu, mặt khác tăng cường xuất khẩu các mặt hàng có tiềm năng sang
Trung Quốc cũng như từng bước cải tiến cơ cấu hàng xuất, nâng cao hiệu quả
Chương 3
TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY QUAN HỆ
KINH TẾ - THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC