Viện trợ phát triển

Một phần của tài liệu triển vọng và những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại giữa việt nam và trung quốc (Trang 38 - 39)

II. QUAN HỆ ĐẦU TƯ

4. Viện trợ phát triển

Trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam của Thủ tướng

Trung Quốc Lý Bằng vào cuối tháng 11 đầu tháng 12 năm 1992, ngoài việc hai nước ký kết hai hiệp định "Hiệp định khuyến khích và đảm bảo đầu tư" và

"Hiệp định hợp tác kinh tế kỹ thuật". Thủ tướng Lý Bằng đã thay mặt Chính phủ

Trung Quốc hứa cho Việt Nam vay 80 triệu NDT (tương đương với 20 triệu

USD theo tỷ giá hối đoái của thời điểm đó) không lấy lãi thời gian sử dụng là 5

năm, từ năm 1993 đến 1997, thời gian trả nợ từ 1-1-2003 đến 31-12-2012. Số

tiền vay này dùng để mua thiết bị và phụ tùng của Trung Quốc phục vụ cho việc đổi mới và trang thiết bị lại nhà máy Phân đạm Hà Bắc, Nhà máy đệt 8-3 ở Hà Nội, xây dựng một số nhà máy thủy điện cỡ nhỏ ở 5 tỉnh biên giới phía Bắc (tiếp

giáp với Trung Quốc) và xây dựng một số hạng mục nhằm giải quyết nước sạch

cho nhân dân trong các tỉnh nói trên. Sau đó Chính phủ Trung Quốc lại hứa cho

Việt Nam vay tiếp khoản tiền lớn hơn, là 170 triệu USD với lãi suất 6% một năm, thời hạn trả là 12 năm (để bù vào số tiền lãi phải trả, Chính phủ Trung Quốc đồng ý viện trợ thêm cho Việt Nam 10 triệu USD không phải trả lại). Số

tiền vay mới sẽ được sử dụng vào việc mua thiết bị và phụ tùng của Trung Quốc để đổi mới và mở rộng nhà máy gang thép Thái Nguyên (Trung Quốc giúp đỡ

xây dựng trong những năm 60), nâng sản lượng của nhà máy lên tới 348.000

tấn/năm, trong đó có 220.000 tấn là thép tấm; số tiền còn lại dự kiến sẽ xây

dựng một nhà máy luyện thép mới ở Quảng Ninh. Ngoài ra, có tài liệu cho biết: trong năm 1996, một công ty của Trung Quốc đã đồng ý cho "Công ty phát triển

khoáng sản 6" (LIDISACO) thuộc Tổng công ty khoáng sản Việt Nam (Bộ Công

nghiệp) vay một số vốn bằng thiết bị của Trung Quốc với lãi suất là 6%/năm

trong thời hạn 10 năm, để xây dựng một nhà máy chế biến quặng Ilmênít đặt tại

khu công nghiệp Long Thành (Bà Rịa - Vũng Tàu), công suất 4.000 tấn Dioxit titan/năm (tổng số vốn đầu tư là 20 triệu USD), sản phẩm Dioxit titan chất

lượng cao (99% Ti2O) là phụ gia không thể thiếu được trong các ngành sản xuất sơn, cao su, giấy, men công nghiệp,... mà hiện nay Việt Nam vẫn phải nhập

khẩu của nước ngoài đến 20.000 - 50.000 tấn).

Ngoài ra, có thể còn có một số viện trợ phát triển (ODA) khác nữa của

Trung Quốc đã và sẽ dành cho Việt Nam. Số tiền viện trợ phát triển (ODA) của

Chính phủ Trung Quốc dành cho Việt Nam trong mấy năm qua như đã nêu ra ở trên tuy chưa phải là nhiều, song vẫn rất quý và có giá trị, bởi vì Trung Quốc tuy là nước lớn có số dân đông nhất thế giới nhưng vẫn còn là nước đang phát triển

chứ chưa phải là nước phát triển, giàu có.

Một phần của tài liệu triển vọng và những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại giữa việt nam và trung quốc (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)