Năng suất lý thuyết

Một phần của tài liệu Sự sinh trưởng, phát triển của dòng vừng NV10, ở các mức bón phân đạm và phân lân khác nhau tại xã nghi phong, nghi lộc, (Trang 70 - 73)

- Sơ đồ thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB), 16 công thức, 3 lần lặp lại (hình 2.1).

3.6.2. Năng suất lý thuyết

Bảng 3.29. Kết quả phân tích phương sai ảnh hưởng của các mức bón đạm và lân khác nhau đến năng suất lý thuyết của dòng vừng NV10

Nguồn biến động Độ tự do S.S. M.S. F tn Flt Lặp lại 2 13,4323 6,7162 30,61 Đạm 3 315,5411 105,1804 479,42 <0,001 Lân 3 128,9037 42,9679 195,85 <0,001 Đạm * Lân 9 34,7462 3,8607 17,60 <0,001 Sai số 30 6,5817 0,2194 Tổng số 47 499,2050

Kết quả phân tích phương sai được trình bày ở bảng 3.29. Qua bảng đó cho thấy: các mức bón phân đạm và phân lân khác nhau có ảnh hưởng đến năng suất lý thuyết của dòng vừng NV10 với giá trị Ftn tương ứng là 479,42 và 195,85 với Flt < 0,001 (đảm bảo mức tin cậy 95%). Bên cạnh đó, việc phối hợp giữa đạm và lân đã có tác động đến năng suất lý thuyết với giá trị Ftn là 17,60 ở mức ý nghĩa <0,001.

Sự tác động cụ thể của chúng được trình bày ở bảng 3.30 và hình 3.17. Qua đó cho thấy: năng suất lý thuyết của dòng vừng NV10 biến động từ 14,82 tạ/ha

đến 21,38 tạ/ha. Tại công thức bón đạm 90 kg/ha cho năng suất lý thuyết là lớn nhất, đạt 21,38 tạ/ha. Tại công thức không bón đạm (0 kg/ha) cho số năng suất lý thuyết thấp nhất, đạt 14,38 tạ/ha. Hiệu quả tác động năng suất lý thuyết do tác động của các mức bón phân lân cũng thể hiện rõ rệt. Tại mức bón đạm 90 kg/ha năng suất lý thuyết cao nhất ở mức bón lân 90 kg/ha, đạt 20,35 tạ/ha. Tại mức bón đạm 90 kg/ha, các mức bón lân từ 60 kg/ha đến 90 kg/ha không không có sự sai khác về mặt thống kê trong việt quyết định đến năng lý thuyết (mức c). Tuy nhiên, kết quả phân tích trên hình 3.17 cho thấy, tại mức bón đạm 90 kg/ha thì chỉ cần bón lân ở mức 60 kg/ha thì cho năng suất cá thể là lớn nhất. Tại mức bón đạm 60 kg/ha, năng lý thuyết ở mức bón lân 90 kg/ha, đạt 20,78 tạ/ha. Tại mức bón này, các mức lân 60 kg/ha đến 90 kg/ha không có sự sai khác về mặt thống kê của năng suất lý thuyết và trên hình 3.17 cho thấy. Nếu bón đạm ở mức 60 kg/ha thì năng suất cá thể đạt cao nhất ở mức bón lân 60kg/ha.

Qua hình 3.17 cho thấy, trong khoảng bón đạm từ 0 kg/ha đến 30 kg/ha không có sự tương tác giữa phân đạm và phân lân. Sự tương tác mạnh mẽ giữa việc bón phân đạm và phân lân đến năng suất lý thuyết chỉ xảy ra trong khoảng bón đạm từ 30 kg/ha đến 90 kg/ha.

Trong quá trình canh tác, để năng suất lý thuyết cao nhất, nên áp dụng công thức bón phân 90 kg đạm/ha kết hợp với mức bón lân 60 kg/ha. Qua đây cũng cho thấy, trong hai yếu tố đạm và lân, thì phân đạm có tác động mạnh đến năng suất cá thể của dòng vừng NV10.

Bảng 3.30. Ảnh hưởng của mức bón đạm và lân đến năng suất lý thuyết của dòng vừng NV10

Mức bón phân

(kg/ha) Năng suất cáthể (tạ/h) Đạm

0 14,82 a

30 18,97 b

60 20,78 c

0 30 6014 14 16 s.e.d. 90 18 20 22 s.e.d. LAN 30 LAN 60 LAN 90 LAN 0

Hình 3.17. Năng suất lý thuyết ở các mức đạm dưới các mức lân khác nhau

Mức ý nghĩa * Lân 0 16,28 a 30 19,09 b 60 20,22 c 90 20,35 c Mức ý nghĩa * Sự tương tác *

Ghi chú: *: sai khác ở mức ý nghĩa 0,05. N.S.: Không sai khác ở mức ý nghĩa 0,05.

Các chữ cái trong cùng một cột ở các công thức phân bón có cùng chữ cái không sai khác ở mức ý nghĩa 0,05.

Năng suất lý thuyết

Một phần của tài liệu Sự sinh trưởng, phát triển của dòng vừng NV10, ở các mức bón phân đạm và phân lân khác nhau tại xã nghi phong, nghi lộc, (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w