Chiều cao cây

Một phần của tài liệu Sự sinh trưởng, phát triển của dòng vừng NV10, ở các mức bón phân đạm và phân lân khác nhau tại xã nghi phong, nghi lộc, (Trang 39 - 51)

- Sơ đồ thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB), 16 công thức, 3 lần lặp lại (hình 2.1).

3.2.1.Chiều cao cây

Khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của cây vừng phụ thuộc rất nhiều vào thân chính. Thân chính sinh trưởng và phát triển tốt, khoẻ mạnh là tiền đề để cho các bộ phận khác phát triển. Một trong những bộ phận mà sự phát triển của nó liên quan trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển của thân chính là số quả, số đốt và số lá trên cây.

Bảng 3.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây theo thời gian của các công thức thí nghiệm trong vụ Xuân 2010

Đơn vị tính: cm Ngày CT 14/04 21/04 28/04 05/05 12/05 19/04 26/05 CT-1 11,93 21,80 33,20 45,07 79,47 85,17 87,27 CT-2 13,20 24,43 36,30 49,73 83,63 88,37 89,23 CT-3 13,03 22,53 36,77 47,73 83,30 90,26 91,07 CT-4 12,87 22,90 32,33 42,13 72,93 78,77 80,40 CT-5 12,13 21,17 34,20 46,53 84,26 89,23 90,06 CT-6 12,23 21,67 36,83 52,17 88,50 92,00 93,50 CT-7 12,47 22,13 38,33 55,63 92,10 94,43 95,67 CT-8 12,80 22,63 35,97 48,67 78,50 84,52 86,57 CT-9 12,93 22,23 37,93 50,50 83,07 86,67 89,00 CT-10 12,26 21,57 38,17 51,52 83,73 90,03 92,80 CT-11 13,23 22,77 38,87 55,37 88,00 91,67 93,80 CT-12 11,53 21,97 36,23 51,60 82,70 86,43 88,10 CT-13 12,73 23,23 35,20 47,07 77,97 84,20 85,37 CT-14 11,80 21,57 36,00 47,80 81,53 85,40 87,07 CT-15 11,57 21,93 35,43 46,33 78,77 82,23 84,27 CT-16 11,23 21,50 35,12 45,60 76,93 83,17 85,00

Nếu thân chính có chiều cao lớn sẽ cho số lá và số quả nhiều tạo tiền đề cho việc tổng hợp chất hữu cơ và năng suất cây trồng. Nhưng chiều cao thân chính sinh trưởng quá mức sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh kém. Do đó sinh trưởng, phát triển tốt đạt chiều cao đặc trưng của giống là việc làm có ý nghĩa rất lớn.

Tốc độ sinh trưởng, phát triển của chiều cao thân chính cây vừng có sự khác nhau giữa các thời kỳ: Thời kỳ cây con tăng trưởng chậm nhưng sau 20 ngày cây bắt đầu phát triển mạnh, đạt tối đa lúc quả vào chắc, từ quả chắc đến quả chín nó phắt triển chậm lại và ổn định. Ngoài yếu tố dinh dưỡng, giống chiều cao cây còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu mà đặc biệt là nhiệt độ, ánh sáng và chế độ nước.

Thời kỳ cây con Thời kỳ ra hoa rộ Thời kỳ quả chắc đến chin.

Hình 3.2. Sự tăng trương chiều cao cây của dòng vừng NV10

* Sự tăng trưởng chiều cao thân chính ở giai đoạn 20 - 25 ngày gieo:

Ở giai đoạn này là giai đoạn cây con, do điều kiện khí hậu khắc nghiệt cho quá trình nảy mầm nên chiều cao các cây không đồng đều, ở giai đoạn này có sự thay đổi rõ rệt giữa các luống.

Giai đoạn này là giai đoạn quyết định đến năng suất sau này vì đây là giai đoạn có tốc độ chiều cao mạnh nhất và cũng chính giai đoạn này cây bắt đầu bước vào giai đoạn phân hoá hoa và hình thành hoa vừng.

Tốc độ tăng trưởng chiều cao phát triển mạnh từ sau 35 - 55 ngày nhưng tăng trưởng mạnh nhất là giai đoạn 49 - 56 ngày, giai đoạn này cây đột phá về chiều cao và hoa nở rộ nhất, nếu giai đoạn này cây thiếu chất dinh dưỡng và điều kiện thời tiết không thuận lợi thì năng suất cây trồng sẽ ảnh hưởng rất lớn.

* Giai đoạn sau 60 ngày:

Ở giai đoạn này cây cây bước vào giai đoạn hình thành quả. Tuy nhiên do dòng có đặc điểm sinh trưởng vô hạn nên sau khi hình thành quả nhưng số hoa trên cây vẫn nhiều và chiều cao cây vẫn cứ tiếp tục tăng. Giai đoạn này chiều cao cây tăng cũng rất nhanh, đặc biệt là số đốt tăng nhanh và chiều dài lóng ngắn dần.

Từ kết quả nghiên cứu về tăng trưởng chiều cao thân cho thấy các biện pháp tác động để thúc đẩy sự tăng trưởng chiều cao cây vừng như: bón phân, tưới nước nên tiến hành trong giai đoạn từ gieo đến trước 45 -50 ngày sau khi gieo. Nếu các biện pháp được tiến hành sau thời điểm 45 ngày sau khi gieo dường như không có ý nghĩa, điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Chamlong Kogram và Barrie T.Steer về ảnh hưởng của thời điểm bón nitơ với sự tăng trưởng sinh khối thực vật cây vừng.

3.2.2.Số lá

Số lá trên cây tăng nhanh theo thời gian và sự sinh trưởng, phát triển của vừng. Thường thì số lá tỷ lệ với số đốt, cứ một đốt thường có 2 lá mọc đối xứng nhau.

Bảng 3.3. Động thái tăng trưởng số lá theo thời gian của các công thức thí nghiệm trong vụ Xuân 2010

Đơn vị tính:

Ngày CT 14/04 21/04 28/04 05/05 12/05 19/05 26/05 CT-1 6,21 10,79 19,21 26,23 30,17 25,39 24,87 CT-2 6,33 11,27 19,77 26,12 29,38 26,52 24,39 CT-3 6,27 10,82 19,95 25,39 30,35 25,16 24,11 CT-4 6,17 9,91 15,69 24,65 29,12 26,12 24,16 CT-5 6,74 11,42 19,41 26,43 30,22 27,15 26,20 CT-6 6,85 11,73 19,37 26,79 30,36 27,22 26,17 CT-7 7,13 11,13 19,52 27,11 31,08 26,78 27,32 CT-8 6,52 10,76 17,12 26,23 30,42 26,21 24,36 CT-9 6,79 12,08 20,06 28,17 31,28 27,35 32,21 CT-10 7,22 12,37 19,73 27,32 31,17 27,29 33,14 CT-11 7,37 12,53 20,22 27,56 31,42 26,76 31,22 CT-12 6,18 11,49 18,35 26,14 30,44 26,14 30,76 CT-13 6,24 10,38 17,76 24,92 29,25 25,23 25,18 CT-14 6,11 10,72 17,59 25,21 29,17 25,54 24,36 CT-15 6,21 10,65 16,87 25,53 29,38 26,39 25,27 CT-16 5,93 8,59 14,37 23,14 29,32 25,17 24,06

Kết quả trên cho thấy tốc độ ra lá của dòng vừng NV10 là rất mạnh, nhanh. Không có sự chênh lệch nhiều trong tốc độ tăng trưởng của lá giữa các thời kỳ sinh trưởng , phát triển của vừng. Tuy nhiên ở mức bón quá nhiều đạm, cụ thể ở đây các công thức: CT-9; CT-10; CT-11; CT-12 thì số lá trên cây có xu hướng tăng vào giai đoạn vừng chín, hơn nữa số lá trên cây cũng nhiều hơn so với các công thức bón phân khác. Điều này rất không có lợi cho việc thu hoạch vừng và cũng là một trong những yếu tố làm giảm năng suất vừng. Thông thường thi khi cây vừng bước vào giai đoạn quả chắc thi tốc độ ra lá ổn định và giảm dần khi chín. Điều đó cho thấy các mức bón khác nhau ảnh hưởng đến tốc độ ra lá của vừng.

Hình 3.3. Sự tăng trưởng số lá theo thời gian của dòng vừng NV10

* Giai đoạn 20 - 25 ngày:

Đây là giai đoạn cây con số lá trên cây tăng chậm, cứ cách từ 2 - 5 ngày ra 2 lá thật đối xứng nhau.

* Giai đoạn 35 - 55 ngày:

Số lá tăng mạnh và lúc này lá vừng rất to bản, mép lá trơn, giai đoạn này vừng bắt đầu ra hoa nên số lá trên cây đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển chất khô lên nuôi hoa và quả.

* Giai đoạn sau 60 ngày

Giai đoạn này cây bước vào giai đoạn hình thành quả, số lá trên cây bước vào giai đoạn ổn định. Các lá ở phía trên ngọn thường nhỏ và nhọn dần. Giai đoạn quả chín số lá trên cây có xu hướng giảm dần do một số lá cội rụng xuống, tuy nhiên ở mức bón nhiều đạm như: CT-9; CT-10; CT-11; CT-12 thì số lá trên cây có xu hướng tăng lên.

3.2.3. Số đốt

Theo Chamlong Kogram và Barriet T. Steer (1995) khi nghiên cứu mối liên quan giữa sản lượng vừng với các đặc tính thực vật trong các thí nghiệm vứi Nitơ tiến hành cả trong nhà kính và trên đồng ruộng đã kết luận có 2 “ kênh” quyết định đến sản lượng hạt của cây vừng là số lượng các tổ chức và trọng lượng khô của các tổ chức.

Bảng 3.4. Động thái tăng trưởng số đốt của các công thức thí nghiệm theo thời gian trong vụ Xuân 2010.

Đơn vị tính: đốt Ngày CT 21/04 28/04 05/05 12/05 19/04 26/05 CT-1 4,5 6,4 10,7 16,5 18,4 18,6 CT-2 4,2 6,3 11,3 17,2 18,3 18,5 CT-3 4,5 6,4 11,5 17,8 19,2 19,5 CT-4 4,4 6,3 9,4 14,3 16,2 16,7 CT-5 4,5 6,5 12,0 18,6 20,3 20,4 CT-6 4,6 6,6 11,8 18,5 20,5 20,7 CT-7 4,5 6,4 11,7 18,1 19,6 19,9 CT-8 4,2 6,5 10,1 16,2 17,4 17,6 CT-9 4,3 6,8 12,8 19,3 20,8 20,9 CT-10 4,5 7,3 13,2 19,5 21,1 21,2 CT-11 4,6 7,1 12,3 18,6 20,3 20,3 CT-12 4,4 6,5 9,3 15,4 17,2 17,4 CT-13 3,9 6,1 8,7 15,1 16,4 16,6 CT-14 4,6 6,7 9,5 15,4 16,5 16,6 CT-15 4,5 6,9 9,7 15,5 17,1 17,1 CT-16 3,7 5,8 8,6 15,0 15,9 16,2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với cây vừng, trong từng giống số đốt (tương ứng với số mắt) trên thân chính liên quan mật thiết với số lượng quả. Số đốt (tức số mắt) càng nhiều thì số quả càng lớn.

Vậy chiều cao cây vừng cũng ảnh hưởng mật thiết với số đốt trên cây, do đó để tăng số đốt trên cây thì ngoài phụ thuộc vào từng giống thì yếu tố quan trọng là cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và điều kiện thời tiết thích hợp.

tăng trưởng của số đốt chưa mạnh nên tiến hành đếm số đốt sau 25 ngày gieo.

Hình 3.4. Sự tăng trưởng số đốt theo thời gian của dòng vừng NV10

+ Giai đoạn 25 - 30 ngày.

Ở giai đoạn này ta tiến hành bón thúc đạm lần 2 cho cây để cây bước vào giai đoạn vươn lóng. Số đốt trên cây lúc này còn ít, chiều cao cây tăng trưởng còn chậm.

+ Giai đoạn 30 ngày sau gieo.

Giai đoạn này số đốt trên cây tăng trưởng nhanh, các đốt phía dưới gốc dài khoảng 4 – 5 cm. Có một số ít cây ở vị trí đốt thứ hai từ thân chính phân ra thành 2 nhánh đối xứng nhau do bị sâu cuốn lá tấn công. Giai đoạn này tốc độ phát triển của thân vừng tương đối đồng đều.

+ Giai đoạn 55 - 60 ngày.

chính là giai đoạn hoa nở rộ nhất, ở giai đoạn này nếu gặp điều kiện thuận lợi thì chiều cao cậy tăng mạnh và số đốt trên cây cũng tăng theo.

+ Giai đoạn 65 - 75 ngày.

Gai đoạn này thì cây vừng đã bước vào thời kỳ ổn định về chiều cao và đây là giai đoạn hình thành quả, 1/3 phần dưới gốc của cây vừng cũng bước vào giai đoạn ổn định nên sự phát triển về đốt là kém.

3.2.4.Số hoa

Tổng số hoa trên cây là chỉ tiêu quyết định đến tổng số quả trên cây lúc thu hoạch. Nếu cây vừng được chăm sóc tốt, cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao tổng số hoa và tỷ lệ hoa hữu hiệu, đồng thời cũng rút ngắn được thời gian ra hoa mà không ảnh hưởng đến tổng số quả trên cây.

Mầm hoa được phân hoá rất sớm sau 20 ngày, quá trình phân hoá hoa kéo dài thì quá trình nở của hoa vừng kéo dài, đặc điểm của hoa vừng là kéo dài xuyên suốt quá trình từ khi xuất hiện mầm hoa đầu tiện đến thu hoạch. Các hoa hữu hiệu chủ yếu tập trung ở thân chính và nó tập trung ở đoạn giữa thân.Phía trên cùng khả năng đóng quả của cây vừng là kém hơn, do mầm hoa phân hoá muộn nên tỷ lệ hoa hữu hiệu thấp và khả năng đóng quả chắc là kém mà có đóng quả thì tỷ lệ hạt lép cao điều này nó ảnh hưởng do hàm lượng chất dinh dưỡng chủ yếu tập trung ở phần giữa cây và phần dưới cây.

Vừng là cây có phản ứng mạnh với chu kỳ quang, sự ra hoa của vừng phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện nhiệt độ. Thông thường nhiệt độ thích hợp cho sự hình thành hoa khoảng 25 - 27oC, nhiệt độ cho hoa nở là 28- 32oC.

Bảng 3.5. Động thái ra hoa của dòng vừng NV10 ở các công thức thí nghiệm trong vụ Xuân 2010.

Đơn vị tính: hoa

Ngày CT

CT-1 4,36 6,87 10,12 40,14 35,72 31,19 CT-2 4,12 7,05 10,04 39,27 34,26 31,65 CT-3 3,78 6,17 9,85 41,52 36,73 32,08 CT-4 3,47 6,34 9,17 37,73 33,14 27,76 CT-5 4,73 7,23 10,35 41,16 37,29 32,25 CT-6 4,57 7,11 10,21 43,60 36,22 31,29 CT-7 4,19 7,56 10,17 45,23 35,24 33,17 CT-8 4,22 5,79 8,26 38,44 34,22 30,15 CT-9 4,76 7,15 10,52 45,56 37,54 32,18 CT-10 4,63 7,76 10,76 47,21 35,63 33,24 CT-11 4,81 8,17 10,43 43,35 37,12 32,43 CT-12 4,31 5,63 8,77 36,23 35,16 30,29 CT-13 3,42 6,42 9,07 36,19 33,18 28,72 CT-14 3,74 6,07 8.94 35,78 34,27 30,29 CT-15 3,65 6,31 9,32 37,34 32,76 29,26 CT-16 3,88 5,47 7,42 35,59 32,12 29,21

* Giai đoạn 20 – 40 ngày sau gieo.

Giai đoạn này hoa xuất hiện ít, chỉ nở lác đác. * Giai đọan 45 – 50 ngày sau gieo.

Ở giai đoạn này vừng đã bước vào giai đoạn nở hoa, đặc tính của cây vừng là hình thành mầm hoa và ra hoa từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài. Vào giai đoạn này yếu tố dinh dưỡng là tất quan trọng. Nếu vào giai đoạn này cây vừng gặp điều kiện bất thuận về thời tiết hoặc dinh dưỡng thì sẽ làm giảm năng suất một cách đáng kể.

Hình 3.5. Động thái ra hoa theo thời gian của dòng vừng NV10. * Giai đoạn 55 - 60 ngày sau gieo

Đây là thời kỳ cây bước vào giai đoạn hoa nở rộ nên giai đoạn này nó quyết định đến năng suất cây trồng. Vì thế ở thời kỳ này phải chăm sóc cây trồng để tạo điều kiện tốt nhất cho cây có thể đạt tỷ lệ hoa cao, hoa hữu hiệu cao nhất.

* Giai đoạn 65 - 70 ngày.

Đây là giai đoạn vừng bắt đầu ổn định và các đốt ở phía dưới đã đóng quả, cây thời kỳ này chủ yếu tập trung để nuôi quả nên các hoa hình thành ở thời kỳ này tỷ lệ hoa hữu hiệu thấp.

3.2.5.Số quả

Số quả trên cây là yếu tố quan trọng cấu thành năng suất. Số quả trên cây liên quan mật thiết với số quả trên từng mắt và số mắt mang quả trên cây.

Quy luật tăng trưởng số quả trên cây cũng là một trong những yếu tố cần quan tâm trong việc thiết lập các biện pháp canh tác hợp lí. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

năng đóng quả càng nhiều, do đó muốn số quả trên thân nhiều thì ngoài giống còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và chế độ chăm sóc để làm sao mà cây đạt chiều cao tối đa và số quả hữu hiệu là cao nhất.

Bảng 3.6. Sự tăng trưởng số quả trên thân chính của dòng vừng NV10 ở các công thức thí nghiệm trong vụ Xuân 2010.

Đơn vị tính: quả Ngày CT 28/04 05/05 12/05 19/04 26/05 CT-1 3,67 10,29 27,46 38,72 39,56 CT-2 3,52 10,15 27,87 39,44 39,57 CT-3 3,76 11,52 29,25 40,15 40,72 CT-4 3,58 10,06 26,34 37,16 38,21 CT-5 4,14 11,56 28,17 40,23 40,57 CT-6 4,05 10,85 28,69 41,45 42,62 CT-7 4,17 11,32 27,15 40,29 41,75 CT-8 3,87 9,64 26,34 38,25 39,37 CT-9 4,61 11,72 28,14 41,25 42,51 CT-10 4,39 11,35 29,46 41,16 43,15 CT-11 4,53 12,14 29,76 42,08 42,29 CT-12 3,24 9,56 25,61 35,52 37,11 CT-13 3,28 10,18 24,32 33,49 35,23 CT-14 4,32 10,43 25,36 35,32 35,88 CT-15 3,66 9,87 23,87 34,47 36.18 CT-16 2,75 7,29 22,32 32,86 34,12

Hình 3.6. Sự tăng trưởng số quả trên cây của dòng vừng NV10

* Giai đoạn chớm quả (bắt đầu quả):

Giai đoạn này số quả trên cây chưa nhiều, mỗi cây chỉ độ dăm ba quả. Nhưng đây là giai đoạn cần nhiều dinh dưỡng để nuôi quả, do đó nếu ở giai đoạn này mà cây thiếu dinh dưỡng thi không có lợi cho vừng trong việc tạo năng suất và năng suất vừng sẽ bị giảm sút. Những quả hình thành trong giai đoạn nay thường là những quả nằm ở những đốt dưới của vừng và thường có kích thước to,

Một phần của tài liệu Sự sinh trưởng, phát triển của dòng vừng NV10, ở các mức bón phân đạm và phân lân khác nhau tại xã nghi phong, nghi lộc, (Trang 39 - 51)