- Sơ đồ thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB), 16 công thức, 3 lần lặp lại (hình 2.1).
2.8. Điều kiện nghiên cứu thí nghiệm
* Đặc điểm địa hình
19o30 vĩ độ Bắc và 103o52- 105o42 kinh độ Đông với tổng diện tích tự nhiên 1.637.068 ha (bằng 1/20 diện tích lãnh thổ Việt Nam, thống kê 2003), trong đó miền núi chiếm 3/4 diện tích, phần lớn đồi núi tập trung ở phía Tây của tỉnh. Dải đồng bằng nhỏ hẹp chỉ có 17% chạy từ Nam đến Bắc giáp biển Đông và các dãy núi bao bọc. Địa hình của tỉnh bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi dày đặc và những dãy núi xen kẽ, vì vậy gây không ít trở ngại cho sự phát triển giao thông và tiêu thụ sản phẩm.
* Khí hậu
Khí hậu là yếu tố đóng vai trò quân trọng trong quá trình phát triển của cây trồng nói chung và cây vừng nói riêng. Mỗi quá trình sinh lý diễn ra trong cây, mỗi giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây vừng đều cần điều kiện khí hậu thuận lợi nhất định riêng. Khí hậu gồm nhiều yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa,… Kết quả theo dõi các yếu tố khí hậu trong thời gian thí nghiệm (từ 16/3 - 05/7/2010) được thể hiện qua bảng 2.1.
Bảng 2.1. Bảng khí hậu, thuỷ văn năm 2010 tại xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc, Nghệ An. Thán g Độ ẩm % Nhiệt độ (0C) Lượng mưa (mm) Trung bình Thấp nhất Trung bình Cao nhất Thấp nhất III 83 47 22,5 28,6 16,5 11,7 IV 88 52 24,2 31,5 17,7 77,0 V 78 55 29,9 34,5 23,2 26,3 VI 67 42 31,7 37,8 25,3 70,6
(Nguồn: Đài khí tượng thuỷ văn Bắc Trung Bộ)
Từ bảng 2.1 ta thấy:
+ Nhiệt độ: Trong quá thời gian tiến hành thí nghiệm, nhiệt độ có xu hướng tăng dần từ tháng III đến tháng VI, biến động từ 22,5 0C - 31,7 0C, trong đó thấp nhất là tháng III chỉ có 22,5 0C và cao nhất là tháng VI đạt 31,7 0C. So với yêu cầu nhiệt độ của cây vừng cho thấy, ở giai đoạn tháng III tương ứng với giai đoạn gieo và giai đoạn cây con thì nhiệt độ như vậy là tương đối thấp, không thực sự thuận luận lợi cho quá trình mọc mầm và giai đoạn đầu cây con phát triển.
+ Lượng mưa: Đây la thời kỳ của mùa khô nên lượng mưa tương đối thấp. Bên cạnh đó, điều kiên thời tiết năm nay khô hạn hơn mọi năm, lượng mưa thấp nhất là tháng III chỉ đạt 11,7 mm và cao nhất ở tháng VI cũng chỉ đạt 77,0 mm (ở tháng IV). Nhìn chung, đây là thời kỳ tương đối khô hạn của Nghệ An nói chung và Nghi Phong – Nghi Lộc nói riêng. Lượng mưa ít ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sinh trưởng và phát triển cửa cây vừng.
+ Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí dao động từ 67 - 88 %. Trong đó các tháng III, IV có độ ẩm tương đối cao (từ 83 - 88 %) và giảm dần ở các tháng V, VI, chỉ còn 78 % và 67 %. Độ ẩm không khí thấp ở giai đoạn cuối thuận lợi cho quá trình chín và thu hoạch vừng.
Nhìn chung, điều kiện thời tiết năm nay ở Nghi Phong không thực sự thuận lợi cho quá trình sinh trưởng phát triển của cây vừng. Điều kiện thời tiết năm nay ảnh hưởng không nhỏ đến các chỉ tiêu theo dõi của cây vừng.
*Tài nguyên đất
Về địa hình thổ nhưỡng, Nghệ An có địa hình phức tạp với nhiều dạng đất khác nhau. Riêng huyện Nghi Lộc mang tính chất đặc trưng của đất cát ven biển, có độ phì nhiêu thấp (Nguyễn Vy, Trần Khải, 1978).
Đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh có khoảng 196.000 ha, chiếm gần 11,9% diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp có trên 685.000 ha (41,8%); đất chuyên dùng 59.000 ha (3,6%); đất ở 15.000 ha (0,9%). Hiện quỹ đất chưa sử dụng còn trên 600 nghìn ha, chiếm 37% diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu là đất trống, đồi núi trọc. Số diện tích đất có khả năng đưa vào khai thác sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, trồng cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày và cây ăn quả là 20 - 30 nghìn ha, lâm nghiệp trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ và tái sinh rừng trên 500 nghìn ha. Phần lớn diện tích đất này tập trung ở các huyện miền núi vùng Tây Nam của tỉnh.
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Một số đặc điểm hình thái của giống
Hình 3.1. Một số đặc điểm hình thái của dòng vừng mới NV10
A. Cây trên đồng ruộng; B. Cây lúc quả chín sinh lý; C. Ruộng vừng; D-E-F. Quả trênthân; G. Lá ở các tầng trên thân; H-K. Hoa và sự phát triển của hoa; L. Cấu trúc của bao thân; G. Lá ở các tầng trên thân; H-K. Hoa và sự phát triển của hoa; L. Cấu trúc của bao phấn và vòi nhụy; M. Bao phấn lúc đã tung phấn (ở trên) và chưa tung phấn (ở dưới); N. Rễ; O-P. Quả và hạt
* Rễ
Dòng vừng NV10 có rễ cọc ăn sâu, hệ thống rễ chùm phát triển. Trên rễ cái đâm ra nhiều rễ cấp 1, trên rễ cấp 1 đâm ra nhiều rễ cấp 2...Thời kỳ cây con rễ cái sinh trưởng tương đối nhanh hơn rễ bên, nhưng thời kỳ bắt đầu ra hoa thì ngược lại. * Thân, cành
- Thân: Thân vừng NV10 có tiết diện cắt ngang hình vuông, lõm ở giữa, thân vừng có màu xanh, trên thân có nhiều lông màu trắng ngắn và thưa. Chiều cao của thân vừng đạt trung bình 122,87 cm. Đây là một tính trạng thuận có liên quan khá chặt với năng suất hạt, thể hiện sức sinh trưởng của cây vừng. Nếu thân chính có chiều cao lớn sẽ cho số lá và số quả nhiều, tạo tiền đề cho việc tổng hợp chất hữu cơ và năng suất cây trồng. Nhưng chiều cao thân chính sinh trưởng quá mức sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng chống chiu với điều kiện ngoại cảnh kém, sinh trưởng, phát triển tốt đạt chiều cao đặc trưng của giống là việc làm có ý nghĩa lớn (Nguyễn Vi, 2003)[10]. Chiều cao từ gốc đến quả đầu tiên đạt trung
bình 37,25 cm. Quả trên thân được chia làm 3 tầng khác nhau với kích thước lóng là khác nhau: ở tầng dưới chiều dài lóng là dài nhất đạt bình quân 3,83 cm/lóng; tiếp theo là tầng giữa đạt bình quân 3,02 cm/lóng; ở tầng trên, càng gần phía ngọn, chiều dài lóng càng ngắn và đạt bình quân là 2,26 cm/long.
- Cành: Dòng vừng NV10 có đặc tính không phân cành, cây chỉ có một thân chính. Tuy nhiên khả năng phục hồi của dòng vừng này rất cao. Trong trường hợp bị mất đỉnh sinh trưởng vì một số lý do nào đó như bị gãy do gió, bị sâu cuốn lá gây hại thì cây sẽ phân cành từ đốt thứ 2 hoặc đốt thứ 3. Tại đây, từ thân chính mọc ra 2 cành đối nhau.
* Đốt thân:
Đối với cây vừng, trong từng giống số đốt (tương ứng với số mắt) trên thân chính liên quan mật thiết với số lượng quả. Số đốt càng nhiều thì số quả càng nhiều. Bên cạnh đó, chiều cao cây ảnh hưởng mật thiết với số đốt trên cây, do vậy để tăng số đốt trên cây thì ngoài phụ thuộc vào từng giống thì yếu tố quan trọng là cung cấp đầy đủ chất dinh dưởng và điều kiện thời tiết thích hợp (Nguyễn Vi, 2003)[10]. Đối với dòng vừng mới NV10, số đốt trên thân chính biến động từ 28 đến 32 đốt/cây.
* Lá
- Lá mầm có màu xanh, dạng dẹt, có cuống lá nhỏ, dài 0,2 - 0,5 cm. Đây là chỉ tiêu quan trọng quyết định đến quá trình quang hợp, tích lũy chất khô trong thân, lá và quả.
- Dòng vừng NV10 có lá thật hình thuôn dài, mép lá trơn, thỉnh thoảng có một vài chỗ trên mép lá có răng cưa không theo quy luật. Lá có màu xanh, mọc đối xứng. Trên mặt lá có lông tương tự như màu lông của thân nhưng trơn và ít hơn trên thân. Không có lá kèm phân bố dọc thân, góc đính lá nhọn. Cấu trúc lá trên thân được chia thành 3 tầng rõ rệt, lá rộng ở tầng dưới, hẹp dần ở giữa và thuôn dài, nhỏ ở phía ngọn phù hợp cho việc xuyên qua của ánh sáng để tăng hiệu suất quang hợp. Lá bị rụng khi quả chín sinh lý phù hợp cho quá trình thu hoạch. Những đặc điểm về lá và cấu trúc bộ lá hoàn toàn phù hợp theo mô hình
lý cây vừng lý tưởng của Ashri năm 1995. Kết quả thực nghiệm cho thấy tốc độ ra lá của dòng vừng NV10 là rất mạnh, nhanh. Không có sự chênh lệch nhiều trong tốc độ tăng trưởng của lá giữa các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của vừng.
* Hoa
- Hoa được mọc từ nách lá trên vị trí của thân và cành. Số đốt từ gốc đến chùm hoa đầu tiên là 4 - 5 đốt. Dấu hiệu đầu tiên của sự ra hoa là sự xuất hiện 4 núm nhỏ màu vàng mọc đối xứng hai bên của nách lá, sau đó xuất hiện núm hoa, sau đó lá đài và cuống nhỏ xuất hiện, tiếp theo là tràng hoa xuất hiện ở trong đài hoa và lớn dần cả chiều ngang lẩn chiều dài. Hoa có dạng hình chuông, dài 3 cm và thuộc loại hoa lưỡng tính hoàn toàn. Đài hoa chia làm 5 thuỳ nông, tràng hoa chia 5 thuỳ ống, màu trắng tím nhạt, trên tràng hoa có nhiều lông, hoa hình chuông với 2 hoa môi yếu ớt, môi trên có màu trắng, 3 tràng dưới liên kết làm thành môi dưới có màu trắng xen lẫn màu tím nhạt. Ở trong tràng hoa, ban đầu vòi nhụy phát triển dài hơn vòi nhị, đến thời kỳ hoa nở thì vòi nhị phát triển nhanh và đạt chiều dài tương đương hoặc dài hơn vòi nhụy để phù hợp cho quá trình tự thụ phấn, thụ tinh. Nhị đực có 5 cái mọc ở phía trong vách ống tràng, 1 cái bất dục đính trên ống tràng, 4 cái hoạt động, 2 dài, 2 ngắn, đầu mang túi phấn màu vàng, chứa nhiều hạt phấn.
- Nhụy cái màu trắng sữa, gồm bầu nhụy, chỉ nhụy và đầu nhụy phân nhánh tương ứng với số tâm bì. Bầu nhụy có 2 ngăn, mỗi ngăn có 2 hàng phôi châu đính vào thai sau sẽ thành hạt. Gốc bầu nhụy có tuyến mật nhưng phát triển yếu ớt.
- Thời gian từ mọc đến khi ra hoa khoảng 35 ngày. Hoa nở suốt ngày từ 4 giờ sáng đến 6 giờ chiều nhưng nở rộ nhất từ lúc 9 giờ sáng. Số lượng hoa ở mỗi nách lá là 1.
* Quả
- Quả thuộc quả nang, trong quả chứa nhiều hạt xếp dọc từng ngăn do các vách giả tạo thành. Mỗi quả có 2 múi, mỗi múi lại có 1 màng ngăn thành 2 ngăn.
1,05 cm và chiều dày quả đat 0,94 cm. Trên quả có lông thưa và ngắn, quả mới hình thành màu xanh, khi già có màu vàng sẫm và khi chin có màu vàng nâu. Dòng vừng NV10 có đặc tính ít nứt quả trên cây. Khi quả khô, đầu quả bắt đầu mở ra, tuy nhiên hạt vẫn được giữ bên trong vỏ quả. Hạt chỉ bị rơi ra ngoài nếu dốc ngược quả xuống dưới. Điều này làm hạn chế về sự tổn thất về năng suất trong quá trình canh tác. Trên cây, số quả đạt bình quân 54 quả/cây.
* Hạt
Hạt có hình trứng, da mặt dám mang nhiều vân hình nhiều cạnh và một đường ngôi phân đôi hạt theo chiều dọc. Hạt có màu đen, dài 3,2 mm, rộng 1,6 mm. Khối lượng 1000 hạt đạt bình quân 3,01g. Số hạt trên 1 quả đạt bình quân 74 hạt.
* Hàm lượng dầu
Kết quả phân tích hàm lượng dầu của dòng vừng mới NV10 cho thấy dòng vừng này có hàm lượng dầu đạt trung bình 48,20 %.
Bảng 3.1. Một số đặc điểm hình thái của dòng vừng NV10
(Số liệu nghiên cứu vụ Hè Thu 2009)
TT Đặc điểm Dòng vừng NV10
Nguồn gốc dòng vừng NV10
1 Nguồn gốc Thái Lan
Một số đặc điểm hình thái
2 Rễ Rễ cọc ăn sâu, hệ rễ chùm phát triển
3 Đặc tính phân cành Không
4 Màu thân Xanh
5 Tiết diện thân cắt ngang Vuông, lõm ở các mép
6 Lông trên thân Nhăn
7 Dạng lá Thuôn dài, mép lá trơn
8 Cấu trúc lá trên thân Bản lớn ở dưới, nhỏ dần ở giữa và
thuôn dài ở ngọn
9 Màu lá Xanh
10 Lông trên lá Ngắn, nhăn và có màu trắng
11 Vị trí lá Đối xứng
12 Góc lá Ngang (<850)
13 Màu tràng hoa Trắng và tím nhạt
14 Màu cánh hoa Có màu tím nhạt
16 Số lượng hạt phấn Nhiều
17 Chiều dài vòi nhụy Giấu ở trong
18 Số hoa/nách lá 1
19 Chiều cao từ gốc đến chùm hoa
đầu tiên Từ đốt thứ 4 hoặc 537,25 ± 1,88 cm
20 Chiều dài vùng quả 85,63 ± 2,95 cm
21 Chiều dài lóng tầng dưới 3,85 ± 0,18 cm
22 Chiều dài lóng tầng giữa 3,02 ± 0,02 cm
23 Chiều dài lóng tầng ngọn 2,26 ± 0,09 cm
24 Dạng quả Thuôn dài và vuông
25 Lông trên quả Thưa
26 Chiều dài lông/quả Ngắn
27 Độ dày vỏ ngăn quả Mỏng
28 Chiều dài quả 3,26 cm ± 0,05 cm
29 Chiều rộng quả 1,05 ± 0,01 cm
30 Độ dày quả 0,94 ± 0,01 cm
31 Màu quả Xanh (non), vàng sẫm hoặc vàng nâu
(chín) 32 Số múi/quả 2 33 Số hàng hạt/quả 4 34 Số hạt/quả 74 ± 2 hạt 35 Số quả/mắt 2 36 Số hoa/cây 58.04 ± 4,17 37 Số quả/cây 54,50 ± 3,92 38 Màu sắc hạt Đen 39 Cấu trúc vỏ hạt Nhám 40 P1000 hạt 3,01 ± 0,02 gam Một số đặc điểm nông học
41 Chiều cao cây 122,87 ± 3,37 cm
42 Số đốt/thân chính 28 – 32 đốt
43 Thời gian sinh trưởng 90 ngày (vụ Xuân)
44 Thời gian ra hoa 35 ngày
45 Tính đổ khi chín Nhẹ
46 Chịu úng Khá
47 Năng suất cá thể 8,91 ± 0,03 gam
48 Năng suất thực thu 14,8 ± 0,05 tạ/ha
Một số đặc điểm sinh hóa
49 Hàm lượng dầu 48,20%