PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên Sóc Trăng (Trang 42 - 45)

- Hệ số thu nợ theo thời hạn:

3.5.PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG

chi nhánh Ba Xuyên Sóc Trăng

Phân loại nợ luôn là công tác quan trọng trong việc quản lí rủi ro tín dụng của Ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng Ba Xuyên có tình hình phân loại nợ như sau:

Bảng 14: PHÂN LOẠI NỢ THEO THỜI HẠN TỪ 2004 – 2006

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Nợ đủ tiêu chuẩn 60.257 100,00 95.638 99,74 92.900 83,80 Nợ cần chú ý 0 0,00 250 0,26 15.452 13,94

Nợ dưới tiêu chuẩn 0 0,00 0 0,00 1.362 1,23

Nợ nghi ngờ 0 0,00 0 0,00 890 0,80

Nợ có khả năng mất vốn 0 0,00 0 0,00 250 0,23

Tổng 60.257 100,00 95.888 100,00 110.854 100,00

Nguồn: Bảng cân đối tài khoản của NH Ba Xuyên trong 3 năm 2004 - 2006

Cũng giống như những Ngân hàng khác Ngân hàng Ba Xuyên có nợ nhóm 1 luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tuy nợ đủ tiêu chuẩn số tiền của nó luôn tăng liên tục qua các năm nhưng tỷ trọng của nó trong tổng dư nợ ngày càng giảm đó là một xu hướng xấu.

Năm 2004 nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 không xuất hiện là do Ngân hàng chỉ hoạt động trong năm này có 5 tháng nên số nợ đến hạn là rất ít.

Năm 2005 ngoài nợ đủ tiêu chuẩn đã bắt đầu xuất hiện nợ cần chú ý với số tiền là 250 triệu chiếm 0,26%. Trong năm này, nhờ sự theo dõi sát sao của cán bộ tín dụng nên các hộ vay đã đóng lãi nhanh chóng, chỉ có một trường hợp hộ vay xây dựng nhà là để nợ quá hạn.

Nhưng sang năm 2006, 5 nhóm nợ đã xuất hiện đầy đủ với tỷ trọng thấp dần. Trong năm này, nợ đủ tiêu chuẩn lại giảm so với năm trước từ 95.638 triệu giảm còn 92.900 triệu, đồng thời nợ cần chú ý lại tăng với tốc độ nhanh chóng từ 250 triệu lên 15.452 triệu. Đây là một chiều hướng không tốt đánh dấu rủi ro tín dụng tăng qua các năm.

Từ khi đi vào hoạt động cho đến hết năm 2006. Ngân hàng Ba Xuyên luôn tìm mọi cách để khống chế tỷ lệ Nợ xấu / Tổng dư nợ dưới mức quy định của Ngân hàng Nhà nước là 5% và mức quy định riêng của NHNo là 3%. Cụ thể tỷ lệ Nợ xấu / Tổng dư nợ qua hai năm 2004, 2005 đều bằng 0 và năm 2006 là 2,26%.

chi nhánh Ba Xuyên Sóc Trăng

Rủi ro tín dụng được đo lường bằng tỷ lệ Nợ xấu trên Tổng dư nợ, tỷ lệ này lớn nghĩa là Ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng nhiều và ngược lại. Tỷ lệ nợ xấu / Tổng dư nợ qua 3 năm 2004, 2005, 2006 diễn biến với tình hình như sau:

Bảng 15: NỢ XẤU TRÊN TỔNG DƯ NỢ THEO THỜI HẠN TỪ 2004 - 2006.

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu 2004 2005 2006

Ngắn hạn 0 0 3,07

Trung, dài hạn 0 0 00,0

Tổng 0 0 2,26

Nguồn: Bảng cân đối tài khoản của NH Ba Xuyên trong 3 năm 2004 - 2006

- Từ số liệu trên ta thấy: năm 2004, 2005 hoạt động thu nợ ngắn hạn đạt kết quả cao nên đã không xuất hiện nợ xấu, mặt khác mới được thành lập nên Ngân hàng rất quân tâm đến việc củng cố chất lượng tín dụng. Trong năm 2006, nợ xấu đã xuất hiện trong năm này với số tiền là 2.502 triệu chiếm 3,07% trong tổng dư nợ ngắn hạn. Toàn bộ nợ xấu đều tập trung ở tín dụng ngắn hạn nguyên nhân là do doanh số dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ của Ngân hàng và nhóm đối tượng này có rất nhiều khách hàng, vì thế Ngân hàng không thể kiểm tra hết quá trình sử dụng vốn của từng hộ. Mặt khác, do thời gian quá ngắn nên một số khách hàng đã không xoay vòng đồng vốn kịp để trả Ngân hàng. Tổng cộng nợ xấu xuất hiện ở 8 đối tượng trong đó:

+ 3 trường hợp vay sản xuất nông nghiệp do thời tiết thay đổi đã gây sâu bệnh trên lúa, bệnh dịch trên vật nuôi nên ảnh hưởng đến thu nhập của hộ vay khiến họ không có vốn trả cho Ngân hàng.

+ 2 trường hợp sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến không trả nổi nợ vay cụ thể: 1 trường hợp vay vốn mua máy để sản xuất nông nghiệp thì họ đã không mua máy mà dùng vốn để tiêu xài hết, trường hợp còn lại dùng vốn vay để cờ bạc, cá độ bóng đá bị thua lỗ. Cả hai trường hợp xảy ra rủi ro lỗi một phần là do cán bộ tín dụng đã không kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng.

+ 3 trường hợp còn lại khách hàng vay vốn để kinh doanh, do thiếu trình độ chuyên môn đồng thời do trình độ quản lí kém lại bị cạnh tranh gay gắt nên đã dẫn đến kinh doanh thua lỗ. Về phía Ngân hàng, cán bộ tín dụng chưa am hiểu về

chi nhánh Ba Xuyên Sóc Trăng

ngành nghề kinh doanh của khách hàng nên không những chưa xác định chính xác tính khả thi của phương án kinh doanh mà còn không thể tư vấn cho khách hàng về lĩnh vực sản xuất của họ.

- Cho vay trung, dài hạn luôn chứa đựng rủi ro cao hơn cho vay ngắn hạn trong trường hợp này thì ngược lại. Ta thấy nợ xấu trung hạn thấp hơn nợ xấu ngắn hạn, thậm chí nợ xấu trung hạn trong 3 năm 2004, 2005, 2006 đều bằng 0 là do cho vay trung, dài hạn có thời hạn dài nên số nợ đến hạn là rất ít, đồng thời, do công tác thu hồi nợ của Ngân hàng thực hiện triệt để. Điều này đã khẳng định chất lượng tín dụng trung, dài hạn của Ngân hàng Ba Xuyên đạt kết quả cao, nhưng những món vay này luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Đây là những món vay có thời gian dài nên việc kiểm tra sau khi cho vay phải tiến hành nhiều lần. Đối với Ngân hàng Ba Xuyên, trong thời gian tới những món nợ trung, dài hạn sẽ đáo hạn nhiều sẽ phát sinh nhiều nợ quá hạn. Vì vậy, ngay từ lúc này Ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn của khách hàng để có kế hoạch xử lí kịp thời các khoản nợ có vấn đề.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên Sóc Trăng (Trang 42 - 45)