C. Soạn một số giáo án điện tử
2. Phương pháp, phương tiện Phương pháp: hỏi đáp, giảng giải.
- Phương pháp: hỏi đáp, giảng giải.
- Phương tiện: máy vi tính, máy projecter. 3. Tiến trình lên lớp
3.1. ổn định tổ chức lớp
3.2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 3.3. Nội dung bài giảng
Đặt vấn đề: Chương I - Bằng chứng tiến hoá là chương mở đầu của phần tiến hoá. Đây chính là chương tổng hợp lại những dẫn liệu trực tiếp hoặc gián tiếp chứng minh sự có thực của quá trình tiến hoá, tức là sự biến đổi của các dạng hữu cơ, sự hình thành các loài mới. Nguồn dẫn liệu này rất đa dạng phong phú: giải phẫu học so sánh, phôi sinh học so sánh, di truyền học, cổ sinh vật học…Bài hôm nay chúng ta đi nghiên cứu bài 32: Bằng chứng giải phẫu học so sánh.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng
- GV: chiếu Slide1
Hình 32.1
Em hãy nhận xét về vị trí và kiểu cấu tạo các xương chi trước của các loài động vật có xương sống ở trên?
- GV: đưa nhận xét
- GV: Người ta gọi các chi trước của các loài động vật có xương sống ở trên là cơ quan tương đồng.
- GV: chiếu Slide 2
Vậy theo em hiểu thế nào là cơ quan tương đồng?
1. Khái niệm - Ví dụ
+ Các chi trước của các loài đều có cùng vị trí trong quá trình phát triển phôi.
+ Có kiểu cấu tạo giống nhau, phân bố theo thứ tự từ trong ra ngoài là: xương cánh, xương cẳng, xương cổ, xương bàn, xương ngón.
- Khái niệm: Cơ quan tương đồng là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi cho nên có kiểu cấu tạo giống nhau.
- GV: chiếu Slide 3
Hình 32.2
Em hãy cho biết gai xương rồng và tua cuốn ở đậu Hà Lan tương đồng với bộ phận nào của cây?
- GV: chiếu Slide 4
Một số ví dụ khác:
+ Tuyến nọc độc của rắn tương đồng với tuyến nước bọt .
+ Vòi hút của bướm tương đồng với đôi hàm dưới của các sâu bọ khác.
- GV: chiếu Slide 5
Kiểu cấu tạo giống nhau của các cơ
quan tương đồng phản ánh điều gì?
- GV: đưa ra kết luận 1
- GV: chiếu Slide 6
Vậy tại sao cùng một nguồn gốc
trong quá trình phát triển của phôi mà các cơ quan tương đồng lại có sự sai khác?
- GV: đưa ra kết luận 2
2. Kết luận
- Kiểu cấu tạo giống nhau của các cơ quan tương đồng phản ánh nguồn gốc chung của chúng.
- GV: chiếu Slide 7
+ Gai cây hoàng liên là biến dạng của lá.
+ Gai cây hoa hồng là biến dạng của biểu bì thân.
Em hãy nhận xét về nguồn gốc và hình dạng cấu tạo của gai hoa hồng và gai cây hoàng liên?
- GV: người ta gọi gai cây hoàng liên và gai cây hoa hồng là các cơ quan tương tự.
- GV: chiếu Slide 8
Vậy theo em hiểu thế nào là cơ quan
tương tự?
- GV: đưa khái niệm
- GV: chiếu Slide 9
Vậy tại sao các cơ quan có nguồn
gốc khác nhau lại có hình thái tương tự
quan tương đồng là do chúng thự hiện những chức phận khác nhau.
II. Cơ quan tương tự - Ví dụ
- Khái niệm: Cơ quan tương tự là cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng có hình thái tương tự nhau.
nhau?
- GV: chiếu Slide 10
Hình 32.3
Em hãy so sánh về nguồn gốc, đặc điểm cấu tạo của mang cá và mang tôm, chân chuột chũi và chân dế dũi?
- GV: chiếu Slide 11
+ Mang cá và mang tôm có nguồn gốc khác nhau trong sự phát triển của phôi nhưng có cấu tạo giống nhau.
+ Chân chuột chũi và chân dế dũi có nguồn gốc khác nhau trong phát triển phôi nhưng có cấu tạo giống nhau.
- GV: đưa Slide 12
Cơ quan tương tự phản ánh điều gì?
- Do các cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau nên có hình thái tương tự nhau.
2. Kết luận
Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hoá đồng quy và cho ta thấy được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức phận của các cơ quan.
III. Cơ quan thoái hoá 1. Khái niệm
- GV: chiếu Slide 13
Hình 32.4
ảnh ruột thừa ở người và ruột tịt ở động vật ăn cỏ.
- GV: phân tích
+ Cá voi là động vật có vú nhưng sống dưới nước nên xương đai hông và xương chi chỉ còn lại vết tích không gắn với cột sống.
+ Ruột thừa ở người là dấu vết của ruột tịt ở động vật ăn cỏ.
Các cơ quan trên là các cơ quan thoái hoá.
- GV: chiếu Slide 14
Vậy theo em hiểu thế nào là cơ quan
thoái hoá?
- GV: đưa khái niệm
- GV: chiếu Slide 15
Theo em nguyên nhân nào dẫn đến
hiện tượng thoái hoá?
- Khái niệm: Cơ quan thoái hoá là cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành.
- Do điều kiện sống của loài đã thay đổi, các cơ quan này mất dần chức năng ban đầu, tiêu giảm dần và hiện chỉ
- GV: nêu thêm một số ví dụ về cơ quan thoái hoá.
+ ở động vật có vú trên cơ thể hầu hết con đực đều có di tích các tuyến sữa không hoạt động.
+ ở ngô, đu đủ hoa đực vẫn có di tích của nhụy.
- GV: chiếu Slide 16
ảnh người trưởng thành có đuôi.
ảnh người trưởng thành có lông rậm toàn thân và mặt.
Em hãy phân biệt hiện tượng trên với hiện tượng thoái hoá?
- GV: đưa câu trả lời
- GV: chiếu Slide 17
Từ việc nghiên cứu cơ quan thoái hoá chúng ta rút ra được điều gì?
- GV: đưa ra kết luận
để lại một vết tích xưa kia của chúng.
- Hiện tượng cơ quan thoái hoá lại phát triển mạnh và biểu hiện ở một cá thể nào đó gọi là hiện tượng lại tổ.
2. Kết luận
- Cơ quan thoái hoá phản ánh nguồn gốc chung giữa các loài.
- Cơ quan thoái hoá phản ánh mối quan hệ giữa cấu tạo và chức phận của các cơ quan, giữa cơ thể và môi trường trong quá trình tiến hoá.
3.4. Củng cố
Qua bài học chúng ta cần nắm được các vấn đề sau:
- Khái niện cơ quan tương đồng, kết luận rút ra từ việc nghiên cứu cơ quan tương đồng.
- Khái niệm, kết luận rút ra từ việc nghiên cứu cơ quan tương tự. - Cơ quan thoái hoá và kết luận tương ứng.
3.5. Dặn dò
- Đọc phần đóng khung ở cuối bài . - Sưu tầm thêm một số ví dụ.
- Học và trả lời câu hỏi cuối bài. - Đọc trước bài mới.
Bài 46. Sự phát sinh loài người 1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức
- Trình bày được các bằng chứng gián tiếp chứng minh người có nguồn gốc động vật.
- Nêu được những kết luận rút ra từ việc so sánh sự giống, khác nhau giữa người và vượn người ngày nay.
- Chọn được các sự kiện điển hình xây dựng luận điểm lý thuyết. 1.2. Kỹ năng
Rèn cho học sinh một số kỹ năng sau: - Kỹ năng phân tích kênh hình.
- Kỹ năng so sánh.
- Kỹ năng phân tích tổng hợp. - Phát triển tư duy logic. 1.3. Thái độ
Học sinh có quan điểm duy vật và phương pháp biện chứng về nguồn gốc loài người. Từ đó nhận thức được thế giới sinh vật ngày nay kể cả loài người là kết quả của một quá trình phát triển lịch sử lâu dài từ nguồn gốc thống nhất.
2. Phương pháp, phương tiện - Phương pháp: hỏi đáp, giảng giải. - Phương pháp: hỏi đáp, giảng giải.
- Phương tiện: máy vi tính, máy projecter. 3. Tiến trình lên lớp
3.1. ổn định tổ chức lớp 3.2. Kiểm tra bài cũ
Câu 1. Em hãy cho biết hoá thạch là gì? ý nghĩa của hoá thạch trong nghiên cứu sinh học và địa chất học?
Câu 2. Căn cứ phân định các mốc thời gian địa chất? 3.3. Nội dung bài giảng
Đặt vấn đề: Loài người là sản phẩm tiến hoá cao nhất. Vậy loài người có phải là sản phẩm sáng tạo đặc biệt của thượng đế hay đó là kết quả của quá trình phát triển tự nhiên từ những động vật bậc cao? Để trả lời câu hỏi này chúng ta đi nghiên cứu bài hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng
- GV: Như chúng ta dã biết người thuộc giới động vật, ngành dây sống, phân ngành động vật có xương sống, lớp thú. Để chứng minh người thuộc lớp thú chúng ta đi tìm hiểu phần 1.
- GV: chiếu Slide1
Em hãy cho biết điểm giống nhau
giữa người và thú?
- GV: trình bày lần lượt các đặc điểm
- GV: giảng giải
+ Giai đoạn phô hai tháng vẫn có đuôi dài.
+ Giai đoạn sáu tháng trên bề mặt của phôi vẫn còn một lớp lông mịn chỉ trừ
I. Bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người
1. Sự giống nhau giữa người và thú
- Có lông mao, tuyến sữa, bộ răng phân hoá thành răng cửa, răng nanh, răng hàm.
- Đẻ con, có nhau thai, nuôi con bằng sữa.
- Giai đoạn phôi sớm của người giống phôi thú: có lông mao phủ toàn thân, có đuôi, có vài ba đôi vú.
ở môi, gan bàn tay, gan bàn chân và cho đến hai tháng trước khi sinh lớp lông đó mới rụng đi.
+ ở phôi người thường có vài ba đôi vú. Về sau chỉ còn một đôi ở ngực phát triển.
- GV: chiếu Slide 2
ảnh tai khỉ và tai người trưởng thành. ảnh ruột thừa ở người và ruột tịt ở trâu bò.
- GV: chiếu Slide 3
ảnh người trưởng thành có đuôi dài. ảnh người trưởng thành có nhiều đôi vú.
Hãy cho biết các cơ quan ở người giống cơ quan ở thú? Từ đó hãy cho biết thế nào là hiện tượng lại tổ?
- GV: đưa ra câu trả lời
- Người có các cơ quan thoái hoá giống với các cơ quan phát triển ở thú:
+ Mấu lồi mép vành tai phía trên người là di tích đầu nhọn của vành tai thú. + Ruột thừa là vết tích của động vật ăn cỏ.
- GV: chiếu Slide 4
Vậy từ những đặc điểm giống nhau
giữa người và thú ở trên ta có thể rút ra kết luận gì về nguồn gốc của loài người?
- GV: đưa kết luận
- GV: thông báo
Khi so sánh người với các nhóm động vật trong lớp thú thì người thuộc bộ Linh trưởng trong đó vượn người có nhiều đặc điểm giống với người hơn cả. Để thấy được điều này chúng ta sang phần 2.
+ Người có đuôi dài là 20- 25 cm. + Người có 3- 4 đôi vú.
Hiện tượng lại tổ là hiện tượng tái hiện một số đặc điểm của động vật ở người trưởng thành do sự phát triển không bình thường của phôi.
* Kết luận:
Những đặc điểm giống nhau giữa người và thú chúng ta có thể khẳng định loài người thuộc lớp thú.
2. Sự giống nhau giữa người và vượn người ngày nay
- GV: chiếu Slide 5
ảnh vượn người ngày nay.
Em hãy nêu tên bốn loài vượn người ngày nay và cho biết điểm giống nhau giữa người và vượn người về hình dạng và kích thước cơ thể?
- GV: đưa ra đặc điểm 1
- GV: chiếu Slide 6
Ngoài đặc điểm trên thì người và
vượn người còn có đặc điểm nào giống nhau khác?
- GV: đưa các đặc điểm còn lại
- Vượn người có hình dạng kích thước cơ thể gần giống người:
+ Cao 1,5- 2 m, nặng 70- 200 kg.
+ Không có đuôi, có thể đứng bằng hai chân.
+ Bộ xương có 12- 13 đôi xương sườn, 5- 6 đốt cùng, bộ răng gồm 32 chiếc.
- Nhóm máu: đều có bốn nhóm máu là A, B, AB, O, có hêmôglôbin giống nhau.
- Bộ gen người giống bộ gen của tinh tinh đến 98%.
- Đặc tính sinh sản giống nhau.
- GV: chiếu Slide 7
Từ những đặc điểm giống nhau giữa
người và vượn người nêu trên ta có thể rút ra được kết luận gì ?
- GV: đưa ra kết luận
- GV: Vậy liệu vượn người ngày nay có phải là tổ tiên trực tiếp của người hay không? Để trả lời câu hỏi này chúng ta sang phần 3.
- GV: chiếu Slide 8
ảnh bộ xương của người và vượn người.
ảnh xương chậu của người và vượn
người như biết biểu lộ tình cảm vui, buồn, giận dữ, biết dùng cành cây để lấy thức ăn.
* Kết luận
Từ việc nghiên cứu và đưa ra các đặc điểm giống nhau giữa người và vượn người chứng tỏ người và vượn người có quan hệ thân thuộc gần gũi.
3. Sự khác nhau giữa người và vượn người ngày nay
người.
ảnh bàn chân và bàn tay của người và vượn người ngày nay.
Em hãy cho biết điểm khác nhau giữa bộ xương, đai hông, chân và tay, lồng ngực giữa người và vượn người?
- GV: đưa ra các đặc điểm khác nhau
- Về dáng đi và bộ xương:
+ Vượn người đi lom khom, tay phải tỳ xuống đất nên có cột sống hình cung. + Người có dáng đi thẳng nên cột sống có hình chữ S, có bốn chỗ lồi giúp cơ thể ít bị chấn động khi chạy nhảy. - Về lồng ngực:
+ Vượn người lồng ngực hẹp bề ngang, rộng trước sau.
+ Người lồng ngực hẹp trước sau, rộng ngang.
- Về xương chậu:
+ Vượn người xương chậu hẹp hơn. + Người xương chậu rộng do phải nâng đỡ các nội quan của cơ thể.
- Về đặc điểm các chi:
+ Vượn người có tay dài hơn chân, gót chân kéo dài ra phía sau, ngón cái đối diện với các ngón khác.
- GV: chiếu Slide 9
ảnh sọ não của người và đười ươi. Em hãy cho biết điểm khác nhau giữa sọ não của người và vượn người?
- GV: đưa ra câu trả lời
- GV: chiếu Slide 10
Từ hình vẽ sọ não ở trên em hãy cho
biết điểm khác nhau về xương hàm giữa người và vượn người?
+ Người gót chấn không kéo dài ra sau, ngón chân ngắn, ngón cái không đối lập với các ngón khác, tay phân hoá khác chân, ngón cái lớn và linh hoạt. b. Não
- Não vượn người còn bé khoảng 460 g, thể tích 600 cm3, diện tích vỏ não là 395 cm3, thuỳ trán chưa phát triển, mặt dài và lớn hơn hộp sọ.
- Não người có khối lượng lớn 1000- 2000 g, thể tích 1300- 1600 cm3, diện tích vỏ não 1250 cm2, phần sọ lớn hơn phần mặt. Thuỳ trán não người phát triển, có nhiều nếp nhăn, có sự hình thành hệ thống tín hiệu thứ hai.
- GV: Theo em thì sao lại có sự khác nhau như vậy?
- GV: trình bày về bộ nhiễm sắc thể của người và vượn người.
- GV: chiếu Slide 11
Từ các đặc điểm khác nhau ở trên ta
có thể kết luận gì về mối quan hệ giữa người và vượn người ngày nay?
- GV: đưa kết luận
- Vượn người xương hàm to, góc quai hàm lớn, bộ răng thô khoẻ, răng nanh phát triển.
- Người bộ xương hàm và bộ răng bớt thô, góc quai hàm bé, xương hàm dưới có lồi cằm, răng nanh kém phát triển.
d. Bộ nhiễm sắc thể (NST)
- Bộ NST của vượn người 2n = 48. - Bộ NST của người 2n = 46.
* Kết luận
Những đặc điểm khác nhau giữa vượn người và người chứng tỏ vượn người không phải là tổ tiên trực tiếp của