Bài 44: Sự phát sinh sự sống trên trái đất
Bài 45: Sự phát triển của sinh vật qua các đại địa chất Bài 46: Sự phát sinh loài người
Bài 47: Sự phát sinh loài người (tiếp) 2. Nhiệm vụ của chương III
Học thuyết tiến hoá hiện đại được trình bày trong chương II đã giải thích cơ chế sự phát triển của giới hữu cơ từ đơn giản đến phức tạp. Nhưng các dạng sống đơn giản nhất đã phát sinh như thế nào? vấn đề này là một nhiệm vụ mà chương III cần giải quyết.
Tiến hoá sinh học chính là sự phát triển lịch sử của giới sinh vật từ đơn giản đến nhiều dạng phức tạp ngày nay. Vậy tiến hoá sinh học này diễn ra như thế nào? Đó chính là nhiệm vụ tiếp theo của chương III.
Bên cạnh vấn đề trung tâm là nguồn gốc các loài thì học thuyết tiến hoá còn đề cập tới nguồn gốc loài người. Đây cũng là một nhiệm vụ của chương III. 3. Phân tích nội dung các bài trong chương III
Bài 44. Sự phát sinh sự sống trên trái đất 1. Logic nội dung của bài 44
1.1. Vị trí của bài 44 trong chương
Bài 44 : Sự phát sinh sự sống trên trái đất là bài đầu tiên của chương đóng vai trò làm nền tảng để chúng ta đi tìm hiểu tiếp các bài sau. Bởi chúng ta chỉ có thể thấy được sự hình thành những dạng sống phức tạp cũng như sự xuất hiện loài người chỉ khi biết được bản chất của sự sống, sự hình thành dạng sống đơn giản nhất được nghiên cứu ở bài 44.
Như vậy, bài 44 được đặt ở đầu chương là hoàn toàn phù hợp. 1.2. Logic nội dung của bài 44
Để tìm hiểu quá trình phát sinh sự sống thì trước hết phải có quan niệm đúng đắn về sự sống. Chính vì vậy, trước khi tìm hiểu quá trình phát sinh sự sống, ta sẽ điểm qua quan điểm về sự sống.
Quá trình phát sinh sự sống gồm hai giai đoạn: Tiến hoá hoá học và tiến hoá tiền sinh học kế tiếp nhau. Vì vậy, nội dung của bài 44 được sắp xếp lần lượt theo trật tự sau:
Phần I: Tiến hoá hoá học Phần II: Tiến hoá tiền sinh học
Kiến thức ở phần I là cơ sở để tìm hiểu tiếp các nội dung của phần II. Như vậy, logic nội dung của bài 44 là hợp lý.