0
Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Phân loại bài tập sáng tạo

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP SÁNG TẠO VÀ DẠY HỌC PHẦN ĐIỆN HỌC LỚP 11 NHẰM BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TƯ DUY SÁNG TẠO CH (Trang 26 -31 )

Dạng của bài tập sáng tạo có thể rất khác nhau như câu hỏi, bài tập định tinh, bài tập định lượng và bài tập thi nghiệm, thực hành vật li, thiết kế một mô hình ki thuật…[15]. Theo V.G.Ra-zu-mốp-xki, bài tập sáng tạo được chia thành hai loại:

+ Bài tập nghiên cứu: đòi hỏi trả lời câu hỏi “Tại sao ?” tương tự với “phát minh” trong sáng tạo khoa học kỹ thuật.

+ Bài tập thiết kế: đòi hỏi trả lời câu hỏi “Làm thế nào ?” tương tự với “Sáng chế” trong sáng tạo khoa học kỹ thuật.

Sự phân loại trên có tinh khái quát cao nên khó vận dụng trong thực tiễn dạy học. Các câu hỏi “Tại sao ?” và “Làm thế nào ?” cũng thường xuất hiện ở những bài tập luyện tập. Để dễ vận dụng trong thực tiễn dạy học theo [9] nên kết hợp cách phân loại này với cách phân loại theo các phẩm chất của tư duy sáng tạo. Tư duy sáng tạo bộc lộ các phẩm chất: Tinh mềm dẻo, tinh linh hoạt, tinh độc đáo và nhạy cảm. Bốn phẩm chất này có tinh độc lập tương đối ở một mức độ nào đó, có thể khai thác trong dạy học các bài tập sáng tạo nhằm bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh. Có thể nhận biết bài tập sáng tạo dựa vào các dấu hiệu theo [8], [9]:

Dấu hiệu 1: Bài tập có nhiều cách giải

Đây là dạng bài tập phổ biến trong hệ thống bài tập sáng tạo, dạng bài tập này tạo cho học sinh thói quen suy nghi không rập khuôn, máy móc. Thường xuyên cho học sinh làm việc với dạng toán này giúp cho học sinh nhận thức rằng khi xem xét một vấn đề cần nhìn từ nhiều góc độ, nhiều quan điểm khác nhau, từ đó có nhiều con đường đạt đến mục đich và chọn ra con đường nào hiệu quả nhất.

Dấu hiệu 2: Bài tập có hình thức tương tự nhưng nội dung biến đổi

Đây là những bài tập có nhiều hơn một câu hỏi, ở câu hỏi thứ nhất là một bài tập luyện tập, các câu hỏi tiếp theo có hình thức tương tự nhưng nếu vẫn áp dụng phương pháp giải như trên sẽ dẫn đến bế tắc vì nội dung câu hỏi đã có sự thay đổi về chất.

Phương thức để soạn thảo dạng bài tập này gồm hai bước:

+ Bước 1: Cho bài tập hoàn chỉnh, yêu cầu học sinh tìm yếu tố nào đó.

+ Bước 2: Thay đổi một dữ kiện của đề bài mà vẫn yêu cầu học sinh tìm yếu tố trên chinh những dữ kiện đó đã làm biến đổi hoàn toàn bản chất của vấn đề. Với bài tập có nhiều cách giải và bài tập có hình thức tương tự nhưng nội dung biến đổi có tác dụng trong việc bồi dưỡng thói quen tư duy nhiều chiều, không máy móc cứng nhắc, khắc phục tinh ỳ của tư duy theo lối mòn – đó là các biểu hiện về tinh mềm dẻo của tư duy.

Dấu hiệu 3: Bài tập thí nghiệm về Vật lí.

Dựa vào yêu cầu và điều kiện ta có thể phân bài tập thi nghiệm Vật li thành hai loại:

+ Bài tập thi nghiệm định tinh. + Bài tập thi nghiệm định lượng.

Cả hai dạng bài tập thi nghiệm trên đòi hỏi học sinh phải tự thiết kế phương án thi nghiệm dựa trên cơ sở giả thiết của bài toán: Người ta cho trước một số thiết bị thi nghiệm (dụng cụ đo lường, vật liệu) hoặc tự đề xuất.

Bài tập thi nghiệm định tinh yêu cầu thiết kế phương án thi nghiệm theo một mục đich cho trước, thiết kế một dụng cụ ứng dụng vật li hoặc yêu cầu làm thi nghiệm theo chỉ dẫn quan sát và giải thich hiện tượng xảy ra. Loại bài tập này không có thao tác đo đạc, tinh toán về mặt định lượng. Việc giải loại bài tập này là lập chuỗi các suy luận lôgic dựa trên cơ sở các định luật, các khái niệm và các quan sát thi nghiệm Vật li. Trong loại bài tập này ta có

thể phân làm hai loại là: Bài tập thi nghiệm quan sát và giải thich hiện tượng và bài tập thi nghiệm thiết kế phương án thi nghiệm nhằm giải quyết yêu cầu của đề bài.

Bài tập thi nghiệm định lượng là loại bài tập mà khi giải ngoài việc chú ý đến hiện tượng vật li học sinh còn phải quan tâm đến số đo của các đại lượng cần đo. Dạng này gồm các bài tập đo đạc đại lượng vật li, minh họa lại qui luật vật li

bằng thực nghiệm.

Các bài tập thi nghiệm có tác dụng bồi dưỡng tinh linh hoạt của tư duy trong việc đề xuất các phương án thi nghiệm, các giải pháp đo đạc trong các tình huống khác nhau tùy thuộc vào các thiết bị thi nghiệm đã cho hay tự tìm kiếm.

Dấu hiệu 4: Bài tập cho thiếu, thừa hoặc sai dữ kiện

Đây là dạng bài tập mà người ra đề đã cố ý cho thừa dữ kiện, thiếu dữ kiện hoặc sai dữ kiện. Việc đòi hỏi học sinh phải nhận biết và chứng minh được dữ kiện “có vấn đề” là mục đich của bài tập. Tinh sáng tạo ở đây là học sinh phải nhận ra sự không bình thường của bài toán, chỉ ra được mâu thuẫn giữa các dữ kiện và có thể đề xuất các cách điều chỉnh dữ kiện để được bài toán thông thường. Việc phân tich kết quả nhận được, đối chiếu kết quả với các dữ kiện bài toán đã cho trong trường hợp bài toán cho thừa dữ kiện quan trọng hơn chinh quá trình giải.

Dấu hiệu 5: Bài tập nghịch lý và ngụy biện

Bài tập nghịch lý và ngụy biện là những bài tập trong đó đề bài chứa đựng một sự ngụy biện nên đã dẫn đến nghịch lý: Kết luận rút ra mâu thuẫn với thực tiễn hoặc mâu thuẫn với những nguyên tắc, định luật Vật li đã biết. Tuy nhiên nếu chỉ nhìn nhận các yếu tố này một cách hình thức thì có thể nhầm tưởng rằng chúng phù hợp với các định luật Vật li và lôgic thông

thường. Song khi xem xét một cách chặt chẽ, có luận chứng khoa học, dựa trên các định luật Vật li thì mới nhận ra sự nghịch li và ngụy biện trong bài toán.

Bài tập nghịch lý và ngụy biện là những bài tập được soạn thảo dựa trên những suy luận sai lầm về tri thức Vật li của học sinh trong những biểu hiện đa dạng của các sự kiện, hiện tượng, quá trình Vật li,… Các bài toán nghịch lý và ngụy biện Vật li là những bài tập loại đặc biệt mà phương pháp giải chung nhất là phân tich và tìm ra nguyên nhân của sự hiểu sai và vận dụng sai các khái niệm, định luật và lý thuyết Vật li.

Do nguyên nhân của những sai lầm tiềm ẩn trong các nghịch lý và ngụy biện luôn đa dạng cho nên các bài toán này bao giờ cũng chứa đựng nhiều yếu tố mới, bất ngờ, dễ kich thich óc tò mò tìm hiểu của người giải.

Các bài tập nghịch lý và ngụy biện có tác dụng bồi dưỡng tư duy phê phán, phản biện của học sinh, giúp cho tư duy có tinh độc đáo nhạy cảm, đặc biệt các bài toán nghịch lý có giá trị lớn phát triển sự khám phá, tìm tòi thêm tri thức. Ưu điểm của dạng bài tập này là kich thich hứng thú học tập cao độ của học sinh.

Dấu hiệu 6: Dạng bài tập không theo khuôn mẫu

Dạng bài tập này được soạn thảo không theo một khuôn mẫu nào cả. Mục đich sử dụng để chống suy nghi rập khuôn, máy móc. Việc giải bài tập này không áp dụng ngay các công thức đã biết. Điều cơ bản là học sinh phải tìm ra được mối liên hệ ngầm, từ đó hình thành nên những kết hợp mới của đề bài. Loại bài tập này kich thich học sinh khả năng đưa ra các giải pháp lạ, cách giải quyết vấn đề theo hướng riêng, độc đáo, không bị gò bó lệ thuộc vào cái đã có. Đây là loại bài tập nhằm bồi dưỡng tinh độc đáo của tư duy.

Theo M.Bun-xơ-man, bài toán “Hộp đen” gắn liền với việc nghiên cứu đối tượng mà cấu trúc bên trong là đối tượng nhận thức mới (chưa biết), nhưng có thể đưa ra mô hình cấu trúc của đối tượng nếu cho các dữ kiện “đầu vào”, “đầu ra”. Giải bài toán “Hộp đen” là quá trình sử dụng kiến thức tổng hợp, phân tich mối liên hệ giữa dữ kiện đầu vào, đầu ra để tìm thấy cấu trúc bên trong của hộp đen. Các bài toán “Hộp đen” ngoài chức năng giáo dưỡng còn có chức năng bồi dưỡng năng lực sáng tạo.

Kết luận Chương 1

Cơ sở li luận của việc xây dựng bài tập sáng tạo là tư duy sáng tạo và dạy học sáng tạo. Tư duy sáng tạo là quá trình suy nghi giải quyết vấn đề và ra quyết định. Việc bồi dưỡng tư duy sáng tạo phải dựa vào quy luật hình thành và phát triển của nó. Dạy học sáng tạo là dạy học nhằm bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh dựa trên cơ sở li luận dạy học, sơ sở tâm li học và cơ sở thực tiễn.

Bài tập sáng tạo là một phương tiện có hiệu quả nhằm bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh. Bài tập sáng tạo về Vật li là bài tập mà giả thiết không có đủ thông tin đầy đủ liên quan đến hiện tượng quá trình Vật li, có những đại lượng Vật li được ẩn dấu, điều kiện bài tập không chứa đựng chỉ dẫn trực tiếp và gián tiếp về an-gô-rit giải hay kiến thức Vật li cần sử dụng.

Các hình thức dạy học sử dụng bài tập sáng tạo phù hợp có thể mang lại hiệu quả cao trong việc bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh, góp phần tạo nên những thói quen tư duy mềm dẻo, tinh độc lập trong suy nghi, tinh quyết đoán trong công việc, các kỹ năng thực hành, kỹ năng phối hợp làm việc theo nhóm, sự say mê tìm tòi khám phá cái mới của học sinh.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP SÁNG TẠO VÀ DẠY HỌC PHẦN ĐIỆN HỌC LỚP 11 NHẰM BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TƯ DUY SÁNG TẠO CH (Trang 26 -31 )

×