Tiến hành thực nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập sáng tạo và dạy học phần điện học lớp 11 nhằm bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo ch (Trang 68 - 69)

( C D)R nt R / / R

3.5.2. Tiến hành thực nghiệm

Ở lớp thực nghiệm, chúng tôi thực hiện giảng dạy theo các giáo án sau: - Giáo án 1 (Xem phụ lục 2): Giảng dạy ở lớp thực nghiệm trong tiết học chinh khóa theo phân phối chương trình

- Giáo án 2 (Xem phụ lục 2): Giảng dạy ở tiết học tự chọn của lớp thực nghiệm.

- Giáo án 3 (Xem phụ lục 2): Dùng trong nội dung hoạt động của câu lạc bộ Vật li (bản tin học tập tuần 9 và 10)

3.6. Kết quả thực nghiệm sư phạm3.6.1. Lựa chọn tiêu chí đánh giá 3.6.1. Lựa chọn tiêu chí đánh giá

+ Đánh giá chất lượng và hiệu quả của quá trình:

- Dựa vào mức độ linh hội kiến thức và mức độ sáng tạo của học sinh thông qua chất lượng các câu trả lời, kết quả các bài kiểm tra.

- Tổ chức thăm dò, lấy ý kiến của học sinh ở các lớp thực nghiệm về việc sử dụng bài tập sáng tạo với các hình thức dạy học tich cực hóa tư duy từ đó điều chỉnh cho phù hợp.

+ Đánh giá thái độ học tập của học sinh: Để đánh giá thái độ của học sinh chúng tôi dựa vào:

- Không khi lớp học.

- Số lượng học sinh tham gia xây dựng bài có hiệu quả. - Ý thức tự giác làm bài tập về nhà của học sinh.

+ Tinh khả thi của quá trình: việc đánh giá tinh khả thi của quá trình được dựa vào các tiêu chi sau đây:

- Thời gian chuẩn bị cho hoạt động dạy học. - Khả năng nhận thức của học sinh.

- Điều kiện thực tế ở nhà trường phổ thông.

3.6.2. Đánh giá kết quả3.6.2.1. Đánh giá định tính 3.6.2.1. Đánh giá định tính

Quan sát giờ học của các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng trong quá trình dạy học, căn cứ vào các tiêu chi đánh giá chúng tôi nhận thấy:

- Đối với lớp thực nghiệm: Học sinh ở lớp 11B – Lớp thực nghiệm – có khả năng học tập với các bài tập sáng tạo, không khi lớp học sôi nổi. Các bài tập sáng tạo lôi cuốn phần lớn học sinh trong lớp vào hoạt động giải bài tập với thái độ tich cực, tự giác. Trong quá trình giải bài tập sáng tạo đã có sự tương tác tich cực giữa giáo viên và học sinh nhờ đó giáo viên không chỉ đánh giá được mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh mà còn có thể bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi định hướng.

- Đối với lớp đối chứng: Việc giải bài tập luyện tập thông thường mang tinh bắt buộc, không khi lớp học thường trầm, chỉ một số học sinh có kiến thức vững mới tham gia giải bài tập. Ít có sự liên hệ và các thông tin phản hồi ngược từ phia học sinh đối với giáo viên. Vì vậy giáo viên khó nắm bắt được mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập sáng tạo và dạy học phần điện học lớp 11 nhằm bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo ch (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w