Sử sụng bài tập sáng tạo trên lớp theo chương trình bắt buộc

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập sáng tạo và dạy học phần điện học lớp 11 nhằm bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo ch (Trang 62 - 66)

( C D)R nt R / / R

2.6.1. Sử sụng bài tập sáng tạo trên lớp theo chương trình bắt buộc

Bài tập sáng tạo thực sự được học sinh giải sau khi đã nắm vững tài liệu học của các đề tài, có được những kỹ năng cần thiết về vận dụng kiến thức nhờ các bài tập luyện tập. Vì vậy bài tập sáng tạo thường được sử dụng ở giai đoạn sau của việc nghiên cứu tài liệu. Tuy nhiên, nó cũng có thể dùng để nêu vấn đề nghiên cứu nhằm kich thich hứng thú học tập của học sinh còn việc giải bài tập đó sẽ được quay trở lại sau khi học sinh đã có những kiến thức cần thiết.

Sử dụng bài tập sáng tạo trong xây dựng kiến thức mới để đưa tư duy học sinh vào tình huống mâu thuẫn nhận thức, từ đó nêu được vấn đề cần giải quyết một cách tich cực. Trong quá trình giải bài tập, học sinh tự đi tới tri thức mới. Do tinh tổng hợp kỹ thuật của bài tập sáng tạo nên việc nghiên cứu tài liệu mới bằng việc giải bài tập sáng tạo thường được áp dụng cho loại kiến thức về các ứng dụng Vật li.

2.6.2. Sử dụng bài tập sáng tạo trong hoạt động ngoại khóa

Chúng ta biết rằng kho tàng tri thức Vật li nhân loại rất phong phú. Tri thức Vật li ngày càng nhiều, thời gian dạy học Vật li lại không được tăng lên tương xứng (thậm chi còn it đi so với trước đây), còn rất nhiều vấn đề cần hiểu biết khác chưa có điều kiện đưa vào chương trình. Để giải quyết mâu thuẫn này cần thông qua dạy tri thức Vật li, trong đó quan trọng là dạy học sinh cách tiếp cận và chiếm linh tri thức một cách tự lực. Ngoài ra, yêu cầu khả năng vận dụng tri thức của học sinh vào việc sáng tạo phải được phát triển.

Nhằm phát triển hứng thú học tập của học sinh trong học tập Vật li, rèn luyện óc thông minh, mở rộng kiến thức và kỹ năng bằng việc nghiên cứu thêm các vấn đề khác về Vật li, tận dụng thời gian rỗi một cách thich hợp, có ich, hiệu suất cao thì ta có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong nhà trường phổ thông nói chung và trong bộ môn Vật li nói riêng.

Với vai trò và đặc điểm của bài tập sáng tạo chúng ta có thể sử dụng nó trong các hoạt động ngoại khóa như sau:

+ Hình thức học không chính khóa: Một trong những hình thức phổ biến nhất là tổ chức các nhóm giải bài tập. Việc này có tác dụng trực tiếp đến kết quả học tập của học sinh.

Bằng kinh nghiệm và sự sáng tạo của mình, giáo viên có thể tổ chức được việc giải bài tập theo nhóm với nội dung phong phú. Trong các buổi bồi

dưỡng, phụ đạo thêm giáo viên có thể đưa ra các bài tập sáng tạo và yêu cầu học sinh nhận dạng bài toán, khuyến khich học sinh nỗ lực tìm hướng giải quyết. Học sinh đưa ra phương án giả bài toán và có thể trao đổi thảo luận, chữa bài tập cho các bạn. Nếu như học sinh chưa tìm ra hướng giải quyết bài tập đó thì giáo viên động viên, trợ giúp bằng hệ thống câu hỏi định hướng để học sinh suy nghi đề xuất phương án trả lời.

+ Hoạt động giải bài tập sáng tạo ở nhà: Trong lúc học ở nhà, giáo viên có thể cho học sinh những bài tập sáng tạo có nội dung gần gũi với thực tế cuộc sống mà học sinh phải tực lực tìm kiếm thông tin để giải quyết. Tong hình thức này, thồ gian làm bài tập có thể linh động (trong tháng, trong tuần), giáo viên cho câu hỏi định hướng (hoặc giải bài toán nếu cần), học sinh giải bài tập và nộp lại cho giáo viên.

+ Hình thức tuyển chọn học sinh giỏi: Các cuộc thi học sinh giỏi Vật li cũng là một trong những phương thức ngoại khóa phổ biến nhất về giải bài tập sáng tạo. Những cuộc thi này làm phát triển ở học sinh sự ham hiểu biết và có thể giúp nhiều học sinh tự tìm thấy chi hướng của mình, ngoài ra nó còn giúp lựa chọn được những học sinh có khả năng đặc biệt.

Giải bài tập sáng tạo không những đòi hỏi học sinh phải có kiến thức sâu rộng mà còn phải biết vận dụng kiến thức một cách linh hoạt, việc đề xuất ra các phương án và các hình thức thực hiện các phương án phải có tinh sáng tạo. Thông qua việc giải quyết các bài tập sáng tạo là một trong những cách giúp chúng ta phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi Vật li.

+ Hình thức tổ chức Câu lạc bộ Vật lí: Giải các bài tập sáng tạo có thể đưa vào nội dung sinh hoạt của các Câu lạc bộ Vật li. Câu lạc bộ Vật li gồm những thành viên yêu thich môn Vật li. Dưới sự hướng dẫn của tổ chuyên môn và sự lãnh đạo của nhóm trưởng, Câu lạc bộ có chương trình hoạt động cụ thể theo kế hoạch đã định sẵn. Cần phải tổ chức Câu lạc bộ sao cho phát

huy được tinh hứng thú tham gia của học sinh, thông qua hệ thống bài tập sáng tạo đưa ra trong nội dung sinh hoạt của Câu lạc bộ, làm sao cho học sinh bộc lộ được năng lực của mình. Sau khi giải quyết xong bài tập, phân tich cách giải hay, độc đáo, đưa ra những điều mà học sinh dễ mắc sai lầm, qua đó học sinh học hỏi được kinh nghiệm của các thành viên trong Câu lạc bộ

+ Hình thức sử dụng báo tường, báo bảng (bản tin Vật lí): Thông qua báo tường, báo bản các bài tập sáng tạo được chọn lọc để đăng tải. Tùy theo điều kiện của từng trường học mà có thể ra các số báo theo tuần hoặc theo tháng hoặc vào các đợt thi đua chào mừng các ngày lễ. Có thể sử dụng các hình thức này như sau:

Chọn lọc các đề bài hay để đưa lên mặt báo, những bài đưa ra ở đây phải có sức cuốn hút đối với học sinh, kich thich tinh tìm tòi, lòng ham hiểu biết của học sinh.

Khuyến khich các học sinh tham gia không hạn chế số lượng.

Sau khi tiếp nhận bài nộp của học sinh, tổ chuyên môn tiếp nhận bài và lựa chọn những bài giải đúng, hay, độc đáo. Danh sách học sinh đạt giải cao được đăng vào số báo tiếp theo cùng với đáp án.

Tổ chuyên môn giao cho giáo viên nhận xét đánh giá các bài giải. Kịp thời động viên, cổ vũ qua các buổi lễ trao giải sẽ có tác dụng giáo dục học sinh rất lớn, khuyến khich học sinh tham gia nhiệt tình, yêu thich môn học.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập sáng tạo và dạy học phần điện học lớp 11 nhằm bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo ch (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w