Kết hợp chặt chẽ công tác tuyên truyền và công tác giáo dục lối sống văn hóa

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của văn hóa phương tây đến lối sống của thanh niên việt nam hiện nay (Trang 43 - 46)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.3 Kết hợp chặt chẽ công tác tuyên truyền và công tác giáo dục lối sống văn hóa

hóa cho thanh niên Việt Nam.

Ảnh hƣởng của văn hóa phƣơng Tây lan tỏa sâu rộng đến tất cả các tầng lớp dân cƣ, đặc biệt là đối với thanh niên. Không thể phủ nhận những ảnh hƣởng tích cực của văn hóa phƣơng Tây đem lại. Tuy vậy, tác động của văn hóa phƣơng Tây cũng mang theo nó những mặt trái khiến không ít ngƣời lo ngại bởi nó không phù hợp với những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam. Điều này có thể thấy qua sự "cởi mở" trong các mối quan hệ giới tính, qua thị hiếu thẩm mỹ của thanh niên, qua cách ứng xử với con ngƣời và môi trƣờng thiên nhiên... Trên cơ sở đó việc kết hợp chặt chẽ công tác tuyên truyền với giáo dục lối sống văn hóa cho thanh niên không chỉ là của cá nhân, của tổ chức hay của xã hội mà là sự kết hợp một cách có hiệu quả của gia đình, nhà trƣờng và của toàn xã hội.

Đối với gia đình

Định hƣớng giáo dục các giá trị văn hóa, đặc biệt là giá trị văn hóa về cách ứng xử, giao tiếp… cho các thành viên trong gia đình là một quá trình trực tiếp và lâu dài. Bởi vì gia đình là tế bào của xã hội, là nền tảng của mỗi quốc gia và là chỗ

41

dựa vững chắc về mặt tinh thần, đồng thời cũng là kim chỉ nam để tránh những nhận thức lệch lạc. Công việc này phải nhờ tới vai trò to lớn của cha mẹ, ông bà, những ngƣời thân trong gia đình trong việc định hình cái đẹp cho các em. Giáo dục trong gia đình không chỉ dừng lại ở việc dạy dỗ các em ngay khi còn nhỏ cách ăn, cách mặc, cách đi đứng, nói năng sao cho có văn hóa, lịch thiệp mà còn bồi dƣỡng cho các em những giá trị đạo đức tốt đẹp. Đó là lòng yêu thƣơng con ngƣời, chú trọng những yếu tố truyền thống gia đình nhƣ các hình ảnh về sự tôn trọng ông bà, lễ nghĩa, sống chung thủy trƣớc sau, biết quý trọng lao động, biết sống có lý tƣởng, biết đem lại hạnh phúc cho mình và cho mọi ngƣời... Ý thức về giá trị văn hóa thẩm mỹ của thanh niên đƣợc hình thành ngay từ tuổi ấu thơ nhƣng đến giai đoạn trƣởng thành lại rất cần có sự quan tâm thƣờng xuyên của cha mẹ trong việc hƣớng dẫn lựa chọn và biết đánh giá đúng các đối tƣợng thẩm mỹ. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có thể làm tốt công tác giáo dục trong điều kiện hiện nay. Không ít gia đình, do cha mẹ mải kiếm tiền đã thả lỏng con cái, dẫn tới tình trạng các em ở độ tuổi trƣởng thành có thể tự do tìm đến những sản phẩm văn hóa phi thẩm mỹ và vô tình đánh mất đi nhân cách trong sáng của mình. Do vậy, việc tăng cƣờng công tác quản lý, giáo dục những giá trị thẩm mỹ cho thanh niên trong gia đình hiện nay là hết sức cần thiết.

Đối với nhà trƣờng

Nhà trƣờng là nơi đào tạo, là môi trƣờng giáo dục chuyên nghiệp, không chỉ phát triển về kiến thức mà còn truyền tải những giá trị chuẩn mực của xã hội để các em trở thành những con ngƣời trí thức thật sự có đời sống tinh thần phong phú bên cạnh cuộc sống gia đình. việc giáo dục trong nhà trƣờng hiện nay bên cạnh việc chú trọng giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thì giáo dục trong nhà trƣờng cũng cần phải trang bị cho các em một bản lĩnh vững vàng, một “bộ lọc” cần thiết để các em có thể tự mình quyết định việc lựa chọn những giá trị văn hóa phù hợp với bản thân mình trong khuôn khổ những giá trị và chuẩn mực văn hóa chung của toàn xã hội. Cần đƣa nội dung “tiên học lễ” vào môn đạo đức, môn văn và nội quy, kỷ luật của học sinh. Việc đánh giá học sinh hoặc xếp loại những danh hiệu cao quý cần xét về mặt văn hóa ứng xử, tức là "lễ".

42

Với môn giáo dục công dân, cần giảng giải cho các em hiểu và nắm bắt những giá trị đạo đức, cách sống và lối sống lành mạnh, biết kính trên nhƣờng dƣới... giúp các em hình thành một nhân cách và có nhận thức tốt trong ứng xử hàng ngày. Hiện nay, chúng ta vẫn bắt gặp ở lớp trẻ những ngƣời không nắm vững các mốc lịch sử, còn trong ngôn ngữ thì không nắm vững các thành ngữ dân tộc, hay nói gọn lại là sự hiểu biết về văn hóa và về cội nguồn của dân tộc đối với giới trẻ hiện nay rất hạn chế. Để giải quyết vấn đề này, giáo dục trong nhà trƣờng ngoài việc dạy các kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật hiện đại, thì cần chú trọng hơn nữa đến việc dạy quốc ngữ, quốc sử, quốc văn, phải dạy những nội dung rất cơ bản về văn hóa của dân tộc... Việc bỏ quên các giá trị lịch sử ở giới trẻ sẽ khiến các em đánh mất các chuẩn giá trị của văn hóa dân tộc từ đó có thể đƣa các em đến chỗ lệ thuộc hoàn toàn vào nƣớc ngoài và trở thành nô lệ đối với văn hóa nƣớc ngoài.

Đối với xã hội

Hiện nay các phƣơng tiện truyền thông đang chạy theo nhu cầu giải trí của giới trẻ, mà cụ thể là “thế hệ @”. Một số chƣơng trình, chuyên đề báo chí vô tình đã tạo ra sự phân biệt đối xử giữa thanh thiếu niên thành thị với nông thôn, khiến xã hội Việt Nam cũng nhƣ ngƣời nƣớc ngoài nhìn nhận thế hệ thanh niên nghiêng về ăn chơi, hƣởng thụ. Hình ảnh của các nhân vật đầy trí tuệ và bản lĩnh nhƣ: chàng trai đoạt giải nhất cuộc thi Trí tuệ Việt Nam 2006, hay cậu bé thần đồng tin học Nguyễn Khánh Ánh Hoàng, kiện tƣớng cờ vua Nguyễn Ngọc Trƣờng Sơn… cùng bao bạn trẻ đang cống hiến tuổi thanh xuân và công sức của mình trên những miền đất xa xôi trong màu áo xanh tình nguyện, những tấm gƣơng âm thầm vƣợt qua sự nghiệt ngã của số phận... Trong khi đó hiện nay, các chƣơng trình của đài truyền hình đều sử dụng kỹ thuật số: Hội tụ số, Hành tinh số, Chát với 8X, Giải trí @, Thú chơi @, Sự lựa chọn @, Cafe @...Các báo thƣờng tràn ngập thông tin về các ngôi sao âm nhạc – điện ảnh, thời trang hàng hiệu…, còn vấn đề giáo dục việc học hành, thi cử; định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh, thanh niên thì hầu nhƣ chƣa đƣợc chú trọng nhiều.

Vì vậy, các cơ quan truyền thông đại chúng hiện nay cũng cần nghiêm khắc khi đƣa ra những quyết định và phán quyết của mình. Có thể nói trong thời mở cửa,

43

hội nhập quốc tế, xu hƣớng tự do dân chủ, cá nhân hóa đƣợc đề cao nhƣng vai trò của truyền thông cũng không vì thế mà buông lỏng vai trò định hƣớng của mình đối với thế hệ trẻ. Sự nghiêm khắc và chỉ dẫn những hƣớng đi đúng đắn và tích cực sẽ luôn cần thiết đối với những con ngƣời trẻ ở mọi thời đại. Ngoài ra, các kênh thông tin, các cơ quan truyền thông cũng phải góp phần định hƣớng, quảng bá văn hóa dân tộc để tạo nên niềm đam mê, khát khao đền đáp ở thế hệ trẻ.

Ngoài ra các tổ chức Đoàn, Hội hiện nay cũng cần trú trọng công tác giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa, tƣ tƣởng chính trị cho thanh niên xã hội càng lúc càng phát triển, bởi thế hệ trẻ không chỉ dừng lại ở chỗ tự thủ trƣớc sự giao lƣu, tiếp biến những giá trị văn hóa mới mà họ phải biết tự chắt lọc những giá trị văn hóa thực sự có ích với chính mình trong cuộc sống. Khi xã hội phát triển, sự tƣơng tác văn hóa đa chiều, sự du nhập văn hóa từ nƣớc ngoài, từ phƣơng Tây luôn làm cho suy nghĩ của mỗi ngƣời bị ảnh hƣởng dù ít, dù nhiều. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập đòi hỏi ở mỗi ngƣời, đặc biệt là thanh niên phải biết tự đặt cho mình một “bộ lọc” đúng nghĩa. Có nhƣ thế, thế hệ trẻ mới có thể chắt lọc những giá trị văn hóa hợp lý và có giá trị. Sống có bản lĩnh là chuẩn mực của thế hệ trẻ. Chính vì vậy đòi hỏi ở mỗi ngƣời hiện nay phải biết từ chối hay phải biết nói không đúng lúc, phải biết chịu trách nhiệm để tránh kiểu văn hóa đổ lỗi… Bản lĩnh vững vàng với những giá trị văn hóa chuẩn mực, phù hợp với bản thân sẽ giúp thanh niên phát triển một cách có điểm tựa để vững vàng hơn, cống hiến hiệu quả hơn trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của văn hóa phương tây đến lối sống của thanh niên việt nam hiện nay (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)