Những ảnh hƣởng tiêu cực từ văn hóa phƣơng Tây đến lối sống của thanh niên

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của văn hóa phương tây đến lối sống của thanh niên việt nam hiện nay (Trang 29 - 40)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.2 Những ảnh hƣởng tiêu cực từ văn hóa phƣơng Tây đến lối sống của thanh niên

niên Việt Nam.

Bên cạnh những giá trị tích cực đã đem lại cho thế hệ thanh niên hiện nay thì những ảnh hƣởng tiêu cực cũng không hề nhỏ. Đó là những thách thức đối với vận mệnh dân tộc nói chung và đối với thế hệ thanh niên Việt Nam nói riêng. Mặt trái của quá trình hội nhập: bản sắc dân tộc, đạo đức, lối sống của bộ phận thế hệ trẻ- những ngƣời nhạy bén nhất trong quá trình hội nhập sẽ đi đến đâu? là câu hỏi băn khoăn của không ít ngƣời .

Chuyện thế hệ trẻ hiện nay sống “khác nhiều” so với trƣớc kia chính là mặt trái của thời kỳ mở cửa hội nhập. Song song với quá trình hội nhập sâu rộng là sự đón nhận những giá trị văn hóa mang tính cao đẹp của các nền văn hóa lớn trên thế giới, mà chủ yếu là nền văn hóa phƣơng Tây. Tuy nhiên, những "mảnh vụn cực đoan" của văn hóa ngoại cũng đã len lỏi vào, nó đang dần phá hủy nền văn hóa truyền thống hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam.Với xu hƣớng “hội nhập với thế giới”, ngày nay thanh niên Việt Nam ngày càng thể hiện cá tính của mình một cách mạnh mẽ. Có ý kiến cho rằng đó là một dấu hiệu tích cực vì các bạn đƣợc thể hiện sự tự do, phóng khoáng, đƣợc tôn trọng giống nhƣ ở phƣơng Tây. Quan niệm về đạo đức và lối sống cũng đã và đang thay đổi rất nhanh chóng.

2.2.1 Lối sống coi trọng giá trị vật chất của phƣơng Tây đã tác động đến thanh niên Việt Nam ngày một nhiều hơn.

Tinh thần hiếu học với tƣ cách một giá trị dân tộc tuy nhìn chung vẫn giữ đƣợc, song cũng đã có những điều khác với trƣớc. Nếu nhƣ trƣớc đây, hiếu học là vì lòng ham hiểu biết, muồn khám phá, học để làm ngƣời thì ngày nay, ở không ít

27

ngƣời, những cái đó vẫn còn. Song đáng tiếc cũng có những ngƣời, mà số đông lại là trẻ tuổi, việc học để khám phá, để làm ngƣời không quan trọng bằng để có địa vị trong xã hội, để có nhiều tiền, chỉ cốt để sao cho có đời sống vật chất cao hơn. Không thể coi điều này là không chính đáng. Cái đáng lo ngại chỉ là ở chỗ, phần nhân văn, phần khoan dung, tức là những phần cốt lõi tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam có nguy cơ bị đặt ra ngoài lề của sự học. Trong xã hội đang nổi lên một lối suy nghĩ phản giá trị của sự học rằng,“văn hay, chữ tốt không bằng thằng dốt lắm tiền”. Sự gia tăng của chủ nghĩa thực dụng cực đoan, của thói thiển cận đang đe dọa giết chết giá trị chân chính của sự học. Không thể nói rằng, điều này không liên quan gì với việc giao lƣu, với việc tiếp thu không có chọn lọc các quan điểm và lối sống khác nhau của thế giới trong quá trình hội nhập.

Vốn theo truyển thống văn hóa, tâm linh lâu đời của ngƣời Việt. Hạnh phúc đƣợc đặt nền tảng trên những giá trị tinh thần nhiều hơn là trên những giá trị vật chất. Vậy mà những giá trị tinh thần ấy, nhƣ đạo lý, nhân nghĩa, đạo làm ngƣời theo quan niệm truyền thống Á Đông đang bị xói mòn trầm trọng bởi thời buổi “kinh tế thị trƣờng”, nhất là qua lối sống của lớp dân thành thị mới giàu lên nhờ “mở cửa”, “kinh tế thị trƣờng” và một số khá lớn thanh niên nam nữ. Vào lúc đã thóat khỏi gánh nặng học hành, thi cử, các bạn trẻ lại chỉ biết đổ xô vào những chỗ làm có thu nhập cao, tức tìm kiếm thành đạt. Làm ra tiền thì tiếp tục “năng động” trong tiêu xài, hƣởng thụ vật chất. Có thể là đã phải “cày” miệt mài kiếm tiền, giàu lên, thì các bạn xứng đáng xài bộ quần áo hàng hiệu, cái điện thoại di động tối tân nhất hay cái xe gắn máy “mốt” nhất – tất cả là dành cho sinh hoạt về mặt vật chất, nhƣng các bạn trẻ lại đang bị nghèo đi rất nhiều về mặt tinh thần, cảm xúc. Báo chí trong nƣớc thƣờng đƣa tin về tình trạng vô cảm, dửng dƣng của các bạn trẻ trƣớc những tình cảnh khốn khó, cần giúp đỡ giữa đƣờng của ngƣời già, em bé, phụ nữ mang thai. Cả phép lịch sự tối thiểu nhƣ tiếng “cám ơn” cũng thiếu sót đối với ngƣời lớn tuổi hay khách nƣớc ngoài. Tuổi trẻ ngày nay khác tuổi trẻ ngày xƣa nhiều quá! Có một chuyện đáng suy nghĩ là trong ngày 20-11 vừa qua, dù ai nấy rất bận rộn nhƣng nơi một số ngƣời lớn tuổi, có thể ghi nhận đƣợc một hình ảnh văn hóa khá cổ điển nhƣng đẹp và thấm đẩm tình cảm tƣơng thông giữa mọi ngƣời. Đó là gởi thiệp chúc

28

mừng. Có tốn công, tốn tiền gì lắm đâu khi mình ra hiệu sách hay lề đƣờng chọn một tấm thiệp đẹp, rồi suy nghĩ lời chúc riêng cho từng đối tƣợng và nắn nót ghi ra bằng chính nét chữ của mình, rồi gởi bƣu điện hay trao tận tay thầy (cô) giáo cũ, bạn bè hay ngƣời thân. Cách chúc vui vẻ, hạnh phúc gì đó cho một ngƣời bằng thiệp thì có tốn một ít thời gian nhƣng nhƣ thế mới đủ chứng tỏ tình cảm thƣơng yêu chân thực hay thành ý của ngƣời gởi, cũng lòng tôn trọng đối với ngƣời nhận. Nhƣ vậy mà nhiều bạn trẻ, chỉ cần 2 -3 phút trên máy vi tính, gõ lời chúc ngắn, nhanh, gọn – nhanh gọn đến mức lạnh lùng – đôi khi có chịu khó kèm theo ít tấm ảnh có sẵn trên mạng, rồi gởi đi bằng một cái liste danh sách thật nhiều ngƣời, ở trong nƣớc hay ở các nƣớc ngoài. Chắc đây là kiểu gởi “đa quốc gia”, “toàn cầu hóa”?

2.2.2 Lối sống hưởng thụ của phương Tây đã ảnh hưởng đến một bộ phận thanh niên Việt Nam.

Lối sống ăn chơi đua đòi, thích hƣởng thụ nhiều hơn là cống hiến của một bộ phận nhỏ thanh niên hiện nay rất phổ biến, nó đã và đang diễn ra xung quanh chúng ta, nhất là lớp trẻ đặc biệt là thanh niên. Do vậy mà lối sống của nhiều thanh niên hiện nay cũng trở nên ích kỷ hơn, nhận thức về cuộc sống hời hợt, không có tinh thần trách nhiệm với gia đình, xã hội và với cả chính bản thân mình. Do ảnh hƣởng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, với những ứng dụng hiện đại của công nghệ thông tin đã ảnh hƣởng đặc biệt đến thế hệ thanh niên, làm thay đổi cách thức làm việc, giao tiếp và tƣ duy, dẫn đến lối sống “vô cảm” không quan tâm đến những việc xung quanh. Ảnh hƣởng của lối sống Phƣơng Tây, quá tôn thờ tự do cá nhân, coi trọng cái tôi cũng vì thế mà dẫn tới thái độ bàng quan vô trách nhiệm của thanh niên trƣớc cuộc sống.

Những ngƣời sống vô cảm, thƣờng mang trong họ tâm niệm “Đèn nhà ai nấy sáng”, tức là họ ko muốn dính dáng đến những rắc rối, phiền toái có thể mang lại cho họ. Tất nhiên, ta ko thể phủ nhận mặt tích cực của thái độ vô cảm là sẽ mang lại cho những ngƣời sở hữu chúng một sự an toàn nhất định và tránh đƣợc những phiền toái lại cho họ. Nhƣng song song với đó, những ngƣời sống vô cảm tức là đã gián tiếp làm mất đi tính “ngƣời”trong bản thân của họ, và họ đã tự tách mình ra khỏi cộng đồng, ra khỏi xã hội mà chui ró vào cái xó chỉ biết có mỗi họ mà thôi. Hằng

29

ngày, trên các mặt báo hoặc trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng khác, ắt hẳn ta thấy ko ít những vụ việc đánh nhau của nữ sinh và xung quanh là các bạn học sinh khác nhìn theo cổ vũ và quay phim, hay đơn giản hơn và cũng dễ dàng bắt gặp hơn là thái độ lạnh lùng, vô cảm của mọi ngƣời trên tuyến dƣờng giao thông khi có một ngƣời phụ nữ bị ngã xe, thật hiếm để thấy có một ai đó giúp ngƣời phụ nữ đứng dậy. Thật khó hiểu, những ngƣời đó đang nghĩ gì khi không hề có một hành động mang tính “ngƣời” nào khi gặp đồng loại đang gặp khó khăn. “Con ngƣời là động vật có tinh thần”, và cái tinh thần đó thể hiện ở tính cộng đồng, tính gắn kết lẫn nhau giữa những con ngƣời. Sự thờ ơ, lạnh lùng của những ngƣời sống vô cảm phải chăng đã khiến cho tính “ngƣời” trong họ đã dần biến mất đi, và thay vào đó là sự lớn dần của phần “con”. Bởi con vật thì làm gì có tình thƣơng với đồng loại, thậm chí chúng có thể ăn thịt lẫn nhau để có thể sinh tồn cơ mà. Và những ngƣời sống vô cảm, họ luôn luôn ko quan tâm hoặc thích thú với những hoạt động, những sự kiện trọng đại, những vấn đề quan trọng của cộng đồng, của xã hội, của đất nƣớc. Họ đã tự tạo ra một cái hang để chui rúc vào đó, và tách biệt bản thân với xã hội. Có thể ở trong cái hang đó, họ sẽ đƣợc sống cho riêng mình, ko phải lo âu về những phiền toái của ngƣời khác nhƣng rồi liệu khi họ cần một sự giúp đỡ nào đó, liệu có ai sẵn sàng chui rúc vào cái hang của riêng họ để giúp đỡ họ hay không, và liệu họ có thể sống cô độc trong cái hang do họ tạo ra suốt cả đời hay ko…

Thật đáng lo, nếu nhƣ “cơn dịch vô cảm” này lan rộng ra toàn xã hội. Khi đó, một cộng đồng, một xã hội, một đất nƣớc mà những ngƣời sống trong đó vô cảm, ko gắn kết, ko giúp đỡ nhau thì tất yếu cái cộng đồng đó, xã hội đó, đất nƣớc đó sẽ nhƣ thế nào?.

Chúng ta cũng có thể thấy lối sống thích hƣởng thụ của nhiều thanh niên hiện nay qua một hình thức tiêu biểu đó là việc sử dụng Internet của thanh niên. Internet là một công cụ, một phƣơng tiện để truyền tải, hỗ trợ cho quá trình hội nhập diễn ra. Thông qua mạng Internet con ngƣời có thể mở rộng sự hội nhập của mình ra thế giới. Tuy nhiên Internet cũng là một hình thức tác động ghê gớm lên lối suy nghĩ và hành xử của thanh niên hiện nay. Sử dụng Interet có thể gọi là hƣởng thụ văn minh, nhƣng trên thực tế hiện nay số thanh niên dùng Internet vào những công việc hữu

30

ích còn rất hạn chế. Chính thức bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1997, thực sự phát triển bùng nổ vào những năm đầu thế kỷ XXI, thị trƣờng Internet Việt Nam có một đặc điểm quan trọng là đa phần số ngƣời sử dụng Internet là giới trẻ. Tuy nhiên, với xã hội Việt Nam hiện nay, Internet còn mới mẻ và đôi khi đƣợc xem nhƣ một dạng "American temptation", hay một phƣơng tiện truyền bá văn hóa, lối sống Mỹ. Internet đem lại cơ hội ngang bằng thông tin cho con ngƣời trên khắp hành tinh, nó mở ra những mối liên hệ mới, cơ hội hội nhập và chuyển giao văn hóa giữa các vùng miền, quốc gia khác nhau. Internet đã làm thay đổi hẳn khái niệm tự do thông tin, một vấn đề mà bất cứ một quốc gia nào cũng phải đối mặt cùng lúc với sự phát triển nhƣ vũ bão của công nghệ thông tin là chủ nghĩa khủng bố, bạo lực và nạn cờ bạc, rửa tiền đƣợc đăng tải tràn lan trên internet. Điều đáng quan tâm nhất là những ảnh hƣởng tiêu cực của internet đối với tầng lớp thanh niên hiện nay. Hiện nay nền văn hóa của chúng ta vô tình đang bị mai một dần, những dấu ấn của bản sắc đang mờ dạt dần sau những trang web độc hại với hình thức hấp dẫn nhƣng không mấy ai nhận thấy bởi nó hết sức tinh vi và khó định lƣợng, định tính.

2.2.3 Lối sống chạy theo hiện đại phương Tây của thanh niên Việt Nam làm lãng quên những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Hiện nay, vấn đề “truyền thống dân tộc” ở nhiều mặt trong lối sống của thanh niên đã ít nhiều bị phai nhạt. Vì bây giờ thanh niên đã có một lối sống mới, hiện đại hơn, đậm chất “Tây” hơn nên ít nhiều các yếu tố truyền thống đã bị mai một dần trong suy nghĩ của một bộ phận giới trẻ-thanh niên. Thậm chí, các yếu tố truyền thống về lối sống, dù ít dù nhiều, đôi khi đã bị quên lãng bởi sự hời hợt đối với truyền thống dân tộc của giới trẻ hiện nay. Cuộc sống ngày càng phát triển, đất nƣớc ta dần hội nhập với thế giới, dần tiếp xúc với nhiều nền văn hóa của các nƣớc phƣơng Tây qua các phƣơng tiện truyền thông hiện đại nên dễ dàng “bắt chƣớc” và “học hỏi” rất nhanh các yếu tố lối sống đến từ các nền văn hóa Tây phƣơng này, vì họ coi đó là hiện đại, là sành điệu, “Tây hóa” mới là thể hiện đẳng cấp. Và các yếu tố truyền thống trong lối sống dân tộc đã dần bị lãng quên.

Việt Nam vốn là một đất nƣớc giàu truyền thống dân tộc trong cả lối sống, cách cƣ xử và đạo đức con ngƣời. Con ngƣời Việt Nam xƣa và nay vẫn luôn giữ gìn

31

và phát huy truyền thống dân tộc trong lối sống của bản thân. Ngƣời nông dân cần cù chăm chỉ, tăng gia sản xuất, không ngừng sáng tạo trong nền nông nghiệp văn minh lúa nƣớc-đó là truyền thống mà chỉ riêng ngƣời nông dân Việt Nam mới có đƣợc. Nhƣng khi nƣớc ta dần hội nhập với nền văn hóa của thế giới thông qua các phƣơng tiện truyền thông hiện đại, tân tiến thì đồng thời một bộ phận ngƣời dân Việt Nam đã hình thành suy nghĩ sai lệch về vấn đề “hội nhập”. “Hội nhập” đồng nghĩa với tiếp thu có chọn lọc các yếu tố đặc sắc của văn hóa nƣớc ngoài, biết phát huy những điểm mạnh trong các môi trƣờng đa văn hóa - đó mới là hội nhập. Còn tiếp thu một cách bắt chƣớc, học hỏi một cách máy móc, để bản thân bị hòa tan trong nền văn hóa đó thì không đƣợc gọi là hội nhập. Thông qua những cách biểu hiện lối sống “hội nhập Tây phƣơng” và hời hợt với “truyền thống dân tộc” của giới trẻ hiện thời, nó phần nào thể hiện cách nhìn cuộc sống một cách hời hợt, vô trách nhiệm, thể hiện suy nghĩ ích kỉ chỉ sống vì bản thân, suy nghĩ vì bản thân chứ không quan tâm đến gia đình, xã hội...và đôi khi khi phải nhận lấy hậu quả thì họ lại cho rằng mình chỉ là nạn nhân. Tất cả những biểu hiện quan sát và nhận xét trên chỉ tóm gọn lại một vấn đề duy nhất: việc giới trẻ hiện nay học hỏi, đua đòi theo truyền thống văn hóa Tây phƣơng, lãng quên dần, mai một dần truyền thống văn hóa dân tộc là một việc làm, một suy nghĩ, một lối sống sai lệch, biểu hiện sự ích kỉ, tƣ lợi và thiếu suy nghĩ. Nhƣng vấn đề, hiện tƣợng đó lại chẳng phải là lỗi do giới trẻ hoàn toàn mà một phần là do cha mẹ - những đấng sinh thành trong thời kì hiện đại do mải mê kinh doanh, làm giàu mà quên đi việc giáo dục chăm sóc con cái dẫn đến hậu quả mang tính văn hóa của cả dân tộc.

Biểu hiện đầu tiên đó là thanh niên ngày nay ngày càng có xu hƣớng coi nhẹ các giá trị của gia đình. Sự tôn trọng gia đình và huyết thống, dòng tộc thể hiện qua nhiều mặt nhƣ tinh thần trách nhiệm, hành vi kính trên nhƣờng dƣới, kính già yêu trẻ, con cháu hiếu thảo với ông bà cha mẹ, lòng chung thuỷ và tình nghĩa vợ chồng đã có từ ngàn xƣa ở ngƣời Việt Nam. Độ bền vững của gia đình xét trong quan hệ vợ chồng cũng đã có phần khác trƣớc. Số cặp vợ chồng ly hôn tăng lên và điều đáng ngại là thời gian ly hôn sau khi kết hôn và độ tuổi của các cặp ly hôn ngày càng có xu hƣớng thấp dần. Không thể giải thích hiện tƣợng này một cách đơn giản hoặc chỉ

32

quy về một nguyên nhân nào đó. Song, có thể nhận thấy rằng, trong quan hệ hôn nhân và gia đình, xu hƣớng thực dụng đang tăng lên với những tinh toán vụ lợi, ích

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của văn hóa phương tây đến lối sống của thanh niên việt nam hiện nay (Trang 29 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)