B. PHẦN NỘI DUNG
3.2 Kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
Toàn cầu hóa có những mặt tích cực cơ bản là tạo điều kiện thuận lợi để giao lƣu, hội nhập văn hóa, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa thế giới, thúc đẩy và hình thành nền kinh tế tri thức, góp phần hình thành lối sống văn minh, hiện đại. Nhƣng bên cạnh đó, toàn cầu hóa cũng có những tác động tiêu cực là tạo nguy cơ lệ thuộc về kinh tế, văn hóa, chính trị dẫn đến các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, các giá trị văn hóa truyền thống bị phôi phai, biến dạng, đạo đức truyền thống bị xói mòn, lối sống thực dụng, vị kỷ, lai căng. Trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, vấn đề kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đƣợc đặt ra bức thiết hơn bao giờ hết đối với mọi quốc gia. Bởi lẽ, văn hóa truyền thống là nền tảng, không có văn hóa truyền thống sẽ không có sự phát triển. Giá trị văn hóa truyền thống là những giá trị thuộc về tƣ tƣởng, lối sống, chuẩn mực đạo đức đƣợc cộng đồng thừa nhận và bảo tồn, gìn giữ từ đời này sang đời khác… Không dựa trên nền tảng của giá trị văn hóa truyền thống thì không thể tiếp thu có hiệu quả những thành tựu hiện đại và càng không thể có sự phát triển lâu bền.
Từ khi Đảng ta lãnh đạo và khởi xƣớng công cuộc đổi mới, đất nƣớc ta đã có những bƣớc phát triển to lớn đáng mừng, đặc biệt là gần đây khi chúng ta gia nhập WTO. Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế thị trƣờng đã tác động trực tiếp đến các giá trị văn hóa truyền thống, làm biến đổi và gây sức ép không nhỏ trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đó. Đại hội Đảng lần thứ X đã nhận định “Lĩnh vực văn
38
hóa - xã hội tiếp tục có nhiều vấn đề bức xúc chậm đƣợc giải quyết”[4,tr.172]. Đó là việc xây dựng nềp sống văn hóa chƣa đƣợc coi trọng đúng mức. Tình trạng suy thoái, xuống cấp về đạo đức, lối sống, sự gia tăng tệ nạn xã hội và tội phạm đáng lo ngại, nhất là trong lớp trẻ. Một số tệ nạn xã hội chƣa đƣợc ngăn chặn có hiệu quả. Đáng chú ý là hiện tƣợng suy thoái về đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên có chức quyền, “tệ sùng bái nƣớc ngoài, coi thƣờng giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc” [2, tr.46].
Việc kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa ở nƣớc ta vừa có tính cấp bách, trƣớc mắt, vừa mang tính chiến lƣợc, lâu dài nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần xây dựng nhân cách con ngƣời Việt Nam phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, để văn hóa thực sự là nền tảng, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, để kế thừa và phát huy giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, cần bảo đảm các yêu cầu cơ bản sau:
Một là, kế thừa có tính phê phán, chọn lọc. Trong truyền thống có những mặt giá trị và phi giá trị. Chính vì vậy, phải nhận thức rõ và xác định cho đúng những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam đích thực. Với những nét giá trị truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc, đã đƣợc kiểm nghiệm, đánh giá của lịch sử, thời gian, đƣợc cộng đồng thừa nhận thì cần kế thừa và phát huy. Trái lại, đối với những mặt lạc hậu, lỗi thời, cản trở sự tiến bộ thì phải khắc phục hoặc kiên quyết loại bỏ. Ví dụ nhƣ: tƣ tƣởng tiểu nông cục bộ địa phƣơng “phép vua thua lệ làng”...
Hai là, kế thừa phải gắn với quá trình xây dựng xã hội mới, nền văn hóa mới và con ngƣời mới. Các giá trị truyền thống không có nghĩa là bất biến, trái lại, nó liên tục đƣợc bổ sung cho phù hợp với cuộc sống đang diễn ra. Bởi lẽ, trong kế thừa văn hóa, cái mới bao giờ cũng ra đời dựa trên cái cũ. Cái cũ là tiền đề để cái mới ra đời và phát triển. Điều này cũng có nghĩa là, nếu không có truyền thống thì sẽ chẳng có hiện tại và tƣơng lai. Muốn phát triển đất nƣớc theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa không thể không dựa trên nền tảng truyền thống. Bổ sung những giá trị mới,
39
các yếu tố truyền thống sẽ đƣợc phát huy có hiệu quả. Nền văn hóa mới mà Đảng ta đã xác định là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết Trung ƣơng 5 (khóa VIII) đã nêu rõ nền văn hóa tiên tiến bao gồm những đặc trƣng: yêu nƣớc và tiến bộ, có nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nhằm mục tiêu tất cả vì con ngƣời v.v… “Bản sắc văn hóa dân tộc của văn hóa Việt Nam gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa đƣợc vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc. Đó là lòng yêu nƣớc nồng nàn, ý chí tự cƣờng dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc, lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống…”[2, tr.10-11].
Ba là, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Nền văn hóa Việt Nam có bề dày hàng ngàn năm với những thành tựu rực rỡ của các nền văn hóa bản địa: Đông Sơn, Gò Mun, Hòa Bình, Sa Huỳnh… Đồng thời, chúng ta đã tiếp thu theo hƣớng Việt hóa các nền văn hóa du nhập vào Việt Nam nhƣ Phật giáo, Lão giáo. Ngƣời Việt Nam tiếp thu một cách uyển chuyển và tinh tế tƣ tƣởng Nho giáo, đó là tƣ tƣởng trọng đạo đức, trọng tình ngƣời, mối quan hệ nhà - làng - nƣớc bảo đảm sự cố kết cá nhân và cộng đồng đã ảnh hƣởng mạnh mẽ đến đời sống ngƣời Việt, cho đến tận hôm nay… Bảo vệ bản sắc dân tộc phải gắn kết với mở rộng giao lƣu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa các dân tộc khác. Giao lƣu văn hóa nhƣ là một tất yếu khách quan bởi chính nhờ giao lƣu hội nhập mà bản sắc văn hóa dân tộc đƣợc bổ sung những yếu tố ngoại lai để làm phong phú bản sắc của mình. Đồng thời, qua đó, cũng góp phần làm phong phú văn hóa thế giới khi chính các nền văn hóa ngoại lai cũng tiếp nhận những giá trị tinh hoa văn hóa Việt Nam.
Bốn là, chống thái độ bảo thủ, đồng thời chống thái độ hƣ vô. Bảo tồn truyền thống văn hóa là việc cần làm nhƣng không sa vào bảo thủ khi đề cao quá văn hóa dân tộc truyền thống mà coi nhẹ và không chịu tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới. Tự khép kín là làm trái quy luật phát triển, làm cho nền văn hóa trở nên nghèo nàn, đơn điệu. Tôn sùng chủ nghĩa dân tộc thái quá dễ dẫn đến những thái độ cực đoan,
40
sai lầm, bảo thủ và lạc hậu. Điều này sẽ kéo theo sự kìm hãm, níu kéo, làm chậm sự phát triển. Trong lịch sử, triều đình phong kiến Việt Nam nhà Nguyễn đã có lúc sai lầm khi “bế quan tỏa cảng”, đánh mất đi cơ hội phát triển đất nƣớc. Một số quốc gia hiện nay do bị chính sách bao vây cấm vận của Mỹ, hoặc do thể chế chính trị mà gần nhƣ đóng cửa với thế giới bên ngoài thì đời sống vật chất cũng nhƣ tinh thần của nhân dân hết sức hạn chế. Sinh thời V.I.Lê-nin đã phê phán gay gắt những quan điểm sai lầm trong việc kế thừa văn hóa theo chủ nghĩa dân tộc hoặc chủ nghĩa hƣ vô. V.I.Lê-nin nhấn mạnh: “Phải tiếp thu toàn bộ nền văn hóa do chủ nghĩa tƣ bản để lại và dùng nền văn hóa đó để xây dựng chủ nghĩa xã hội” [11, tr.67]. Chủ nghĩa hƣ vô là một cực ngƣợc lại của chủ nghĩa dân tộc, phủ nhận văn hóa truyền thống.
Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội. Để làm đƣợc điều đó, cần có nhiều giải pháp đồng bộ, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, cơ quan, đoàn thể, xã hội cho đến từng gia đình và cá nhân.