5. Kết cấu:
3.2.6. Giải pháp bảo vệ môi trường
*Trong khai thác hải sản
Tăng cường đào tạo, tập huấn và nâng cao ý thức trách nhiệm của ngư dân trong bảo vệ môi trường, nguồn lợi; trong đó phải thường xuyên nâng cấp, sửa chữa tàu thuyền đảm bảo không gây rò rỉ xăng dầu ra sông, biển; bố trí các dụng cụ thu gom rác thải sinh hoạt trên tàu thuyền tránh xả thải xuống sông, biển.
Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó xử lý nghiêm các vi phạm khi sử dụng các biện pháp khai thác mang tính huỷ diệt nguồn lợi như dùng kích điện, chất nổ, chất độc,…
Cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường tại các cảng cá, bến cá, chợ cá,… như thường xuyên thu gom và xử lý chất thải, khơi thông cống rãnh, phân khu chức năng hợp lý theo từng mặt hàng, và tăng cường xử phạt hành chính đối với các vi phạm.
*Trong nuôi trồng thủy sản
Các dự án đầu tư vào các vùng nuôi tập trung phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật, đảm bảo sản xuất ổn định, bền vững.
giám sát chất lượng môi trường nước, thông tin kịp thời cho người nuôi có biện pháp khắc phục và xử lý kịp thời.
Xây dựng quy chế vùng nuôi tập trung theo hướng áp dụng qui trình nuôi tiên tiến, thực hành nuôi tốt (GAP,…) để giảm các loại thuốc và hóa chất dùng trong quá trình sản xuất; tăng cường công tác kiểm dịch con giống trước khi đưa vào ao nuôi; kiểm dịch các loại thức ăn, thuốc, hóa chất ở các cơ sở kinh doanh thức ăn và vật tư thủy sản, đảm bảo truy xuất nguồn gốc vùng nuôi.
*Trong chế biến và tiêu thụ thủy sản
Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng cơ sở các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh gắn với xây dựng hệ thống xử lý nước thải chung, đặc biệt là sớm hoàn thiện khu cảng cá Tắc Cậu giai đoạn II nhằm di dời toàn bộ các doanh nghiệp thuộc diện di dời vào các khu này, do đó sẽ ổn định được sản xuất và dễ dàng kiểm soát môi trường.
Cần có các chính sách khuyến khích, động viên và bắt buộc các doanh nghiệp có các giải pháp giảm thiểu và xử lý triệt để các chất gây ô nhiễm môi trường, xây dựng và vận hành có hiệu quả hệ thống xử lý chất thải, đặc biệt là nước thải. Đồng thời phải có chế tài, các chế độ thưởng phạt nghiêm minh.
Tăng cường năng lực, trình độ công nghệ, trình độ quản lý sản xuất, đặc biệt tăng cường quản lý nguồn nguyên liệu, tiếp tục hỗ trợ, đào tạo cán bộ cho các doanh nghiệp cán bộ thủy sản áp dụng sâu rộng sản xuất sạch hơn, giảm thiểu chất thải, nước thải, tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng và xử lý có hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm.
Nhà nước ưu tiên cho doanh nghiệp thuê mặt bằng để xây dựng hệ thống xử lý chất thải riêng cho doanh nghiệp hoặc hỗ trợ di dời doanh nghiệp vào các khu chế biến tập trung để kiểm soát tốt môi trường theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 về phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Thời hạn hiệu lực của quyết định này nên kéo dài đến hết năm 2020.
Vốn đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải thường là quá cao so với khả năng tài chính của nhiều doanh nghiệp, Nhà nước hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ hoặc một phần kinh phí để những cơ sở gặp khó khăn về tài chính, kỹ thuật có thể xây dựng được hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn. Trong đó hỗ trợ lãi suất vay vốn đang được nhiều doanh nghiệp và các Sở NN&PTNT quan tâm và đề nghị Nhà nước hỗ trợ.
3.2.7.Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu-nước biển dâng
*Khơi thông luồng lạch, bến neo đậu tàu thuyền
Các cửa sông, luồng lạch và công trình ven biển (cảng cá, bến cá) của tỉnh luôn chịu sự tác động trực tiếp của sóng gió, dòng chảy, kể cả do các doanh nghiệp xả thải chất thải trực tiếp xuống sông biển làm cho luồng lạch tắc nghẽn và bồi lấp thường xuyên gây cản trở tàu thuyền ra vào cập bến, đặc biệt là khu vực cảng cá Tắc Cậu. Do đó nhu cầu nạo vét khơi thông cửa sông, luồng lạch hàng năm là rất lớn và cấp thiết. Các dự án đầu tư khu tránh bão, cảng, bến cá phải xác định rõ chu kỳ nạo vét duy tu luồng lạch, bến đậu tàu sau đầu tư. Trên cơ sở đó, các đơn vị quản lý công trình chủ động lập kế hoạch nạo vét định kỳ. Đa dạng hoá nguồn vốn và phương thức thực hiện nạo vét gồm vốn ngân sách địa phương, vốn Trung ương hỗ trợ; đồng thời khuyến khích, tạo điều kiện và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân có kinh nghiệm và phương tiện thi công thực hiện nạo vét, khơi thông luồng lạch, bến neo đậu tàu thuyền.
*Ứng phó với biến đổi khí hậu-nước biển dâng
Như đã dự báo, biến đổi khí hậu - nước biển dâng sẽ có tác động đến hầu hết các mặt của hoạt động kinh tế-xã hội của đất nước nói chung và Kiên Giang nói riêng, trong đó trước hết và trực tiếp là khu vực ven biển, hải đảo. Để ứng phó với biến đổi khí hậu – nước biển dâng cần có sự chung tay của toàn xã hội. Trên cơ sở hướng dẫn, chỉ đạo của Trung ương, chính quyền các cấp sớm ban hành Kế hoạch hành động cụ thể ứng phó với biến đổi khí hậu – nước biển dâng của từng cấp, từng địa phương. Trong phạm vi chức năng và khả năng của mình, ngành Thủy sản cần thực hiện tốt các công việc sau đây:
Tích cực phối hợp với cơ quan quản lý, nghiên cứu về tài nguyên và môi trường trong việc dự báo được các kịch bản biến đổi khí hậu – nước biển dâng cụ thể ở các vùng cửa sông, ven biển; dự báo các công trình phục vụ thủy sản bị đe dọa do nước biển dâng: Cảng cá, bến cá, khu neo đậu, các ao đầm nuôi ven biển,… từ đó có khuyến cáo, tổ chức thiết kế, thẩm định công trình thuỷ sản phù hợp.
Xây dựng cơ sở dữ liệu (bản đồ, số liệu, ảnh vệ tinh phục vụ cho công tác ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng); xây dựng các báo cáo về mối quan hệ hệ thống và cơ chế tác động giữa khí hậu và các yếu tố liên quan đến hoạt động ngành thủy sản của tỉnh;
Nghiên cứu các giống thủy sản có khả năng chịu mặn cao, có khả năng thích ứng tốt với tác động của môi trường, thời tiết khí hậu diễn biến bất thường, không theo quy luật.
Tăng cường phối hợp hành động liên ngành, liên tỉnh, liên vùng để ứng phó với biến đổi khí hậu – nước biển dâng.
Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền giúp ngư dân nhận thức rõ về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu – nước biển dâng đến đời sống và sản xuất;
Tiếp tục thực hiện các dự án Quy hoạch sắp xếp, ổn định cuộc sống cho những hộ dân cư sinh sống ở vùng có nguy cơ bị thiên tai, xâm thực bờ biển (theo QĐ 193/QĐ-TTg, ngày 24/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình bố trí dân cư); khu vực quy hoạch xây dựng dân cư mới phải chọn nơi có địa thế cao, kết cấu nền đất ổn định.
Ưu tiên triển khai nhanh xây dựng đê kè biển ở những khu vực đang chịu tác động xâm thực hoặc có nguy cơ cao về xâm thực; đê kè biển phải xây dựng trên cơ sở có dự báo, tính toán ứng phó với nước dâng; kết hợp xây dựng đê kè biển với trồng rừng phòng hộ ven biển trước và sau kè (Theo QĐ 667/QĐ-TTg, ngày 27/05/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang);
của các tổ chức quốc tế về: vốn, khoa học-công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực; học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia có điều kiện tương đồng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu – nước biển dâng.
3.2.8. Giải pháp an ninh quốc phòng
Phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển Tây Nam của tổ quốc, tăng cường vai trò hoạt động của đội tàu cảnh sát biển. Tuyên truyền nâng cao trình độ pháp luật về biển, luật biển quốc tế, những quy định bắt buộc đối với ngư dân khi ra khơi, tăng cường tuyên truyền về vị trí, tầm quan trọng của thềm lục địa đối với phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.
Lồng ghép việc tuyên truyền vận động nhân dân xây dựng đời sống văn hóa kết hợp với vận động nhân dân phát triển kinh tế biển, bảo vệ môi trường, an ninh biên giới biển, đảo bằng cách đưa sách, báo về cơ sở, cơ bản đáp ứng nhu cầu văn hóa đọc của nhân dân, tổ chức chiếu phim lưu động phục vụ đồng bào các vùng biên giới, hải đảo. Cần bảo tồn và phát huy hơn nữa các loại hình văn hóa nghệ thuật đặc sắc của cư dân ven biển, hải đảo trên địa bàn tỉnh như lễ hội cầu ngư ở Phú Quốc, Nghinh ông ở Kiên Hải, Kỳ Yên ở An Biên và nhiều lễ hội truyền thống khác. Thông qua các hoạt động trên nhằm nâng cao đời sống văn hóa, cuộc sống cư dân vùng ven biển, đảo góp phần tạo sự chuyển biến trong nhận thức, thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Việc nâng cao đời sống văn hóa của cư dân vùng ven biển và hải đảo góp phần phát triển mạnh kinh tế biển, đảo của tỉnh.
Để thực hiện tốt các giải pháp trên đòi hỏi phải có sự nổ lực hết sức của cán bộ và nhân dân tỉnh Kiên Giang.
KẾT LUẬN
Cũng như nhiều quốc gia khác, Việt Nam là một trong những quốc gia có biển và biển đã đem lại nguồn lợi kinh tế đáng kể góp phần phát triển đất nước. Nhưng chỉ dừng lại ở việc khai thác mà không bảo tồn, phát triển thì một lúc nào đó không những tài nguyên cạn kệt làm kinh tế suy thoái, gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng đến nhu cầu của thế hệ mai sau. Nhận thức được điều đó Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế biển, thực hiện chiến lược biển đến năm 2020 nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển và làm giàu từ biển. Phát triển một nền kinh tế biển mạnh không chỉ chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế đơn thuần mà quan trọng là giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc của người lao động biển nói chung và lao động nghề cá nói riêng đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn lợi biển. Trong số các ngành kinh tế biển vừa qua, thủy sản không chỉ giữ vững là một ngành kinh tế biển truyền thống, mà còn phát triển thành một ngành kinh tế sản xuất hàng hóa lớn và đi đầu trong hội nhập kinh tế
quốc tế, khẳng định kinh tế thủy sản đan xen giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. Thời gian tới ngành thủy sản cần giải quyết tốt hơn và đồng bộ ba vấn đề ngư nghiệp, ngư dân và ngư trường, gắn với bảo đảm an ninh quốc phòng.
Thực hiện chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển và làm giàu từ biển, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Kiên Giang dựa trên lợi thế và tiềm năng về kinh tế biển, tỉnh còn được thủ tướng phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tỉnh còn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản để tăng năng suất, giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ tốt nguồn lợi thủy sản, giải quyết việc làm…, và phấn đấu phát triển thành một trung tâm về kinh tế biển.
Để đạt được thành tựu như trên do có những chính sách đúng đắn trong phát triển kinh tế biển của tỉnh. Bên cạnh đó còn một số hạn chế, tuy nhiên Đảng bộ tỉnh đã nhận thức được hạn chế của mình và quyết tâm khắc phục hạn chế, phát huy thế mạnh, tiềm năng của mình. Và quyết tâm đó thể hiện rõ trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần IX (nhiệm kỳ 2010-1015) đã xác định “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng bộ, phát huy truyền thống đoàn kết, huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, khai thác tốt tiềm năng lợi thế, đưa tỉnh nhà phát triển nhanh và bền vững, tạo bước tiến bộ về văn hóa-xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo ổn định chính trị-xã hội, quốc phòng-an ninh vững chắc; phấn đấu tỉnh đạt mức khá trong vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và trung bình khá trong cả nước”. Đó chính là thể hiện tinh thần đoàn kết, lòng quyết tâm, ý thức trách nhiệm của Đảng bộ. Trong chiến lược Phát triển bền vững kinh tế biển nói riêng và phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nói chung sẽ đạt được kết quả cao góp phần cho sự thành công của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà, phấn đấu vì tỉnh Kiên Giang phát triển và bền vững.
PHỤ LỤC
Bảng 1: Diễn biến tàu thuyền và công suất qua các năm 2002-2012
Danh mục Đvt 2002 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 BQGĐ 2002- 12 Số lượng Chiếc 7.030 7.330 7.268 11.142 11.434 11.904 12.286 12.425 5,9% Công suất Ngàn Cv 815 1.177 1.195 1.257 1.310 1.323 1.587 1.696 7,6%
Công suất BQ Cv/chiếc 115,9 160,5 164,5 112,8 114,6 111,1 129,2 136,5 1,6%
Trong đó: < = 20 CV Chiếc 2.566 2.249 2.161 6.056 4.440 4.337 4.342 4.257 5,2% 21 - 44 CV Chiếc 1.055 893 882 962 2.586 2.905 2.931 3.004 11,0% 45 - 89 CV Chiếc 1.250 1.188 1.179 936 1.061 1.060 1.077 1.061 -1,6% 90 - 250 CV Chiếc 435 512 513 724 806 838 886 900 7,5% 251 - 450 CV Chiếc 1.607 2.169 2.209 1.241 1.235 1.290 1.334 1.312 -2,0%
> 450 CV Chiếc 117 320 324 1.223 1.306 1.474 1.716 1.891 32,1% (Nguồn: Chi Cục Khai thác và BVNL thủy sản tỉnh Kiên Giang)
Bảng 2: Sản lượng, giá trị lao động khai thác hải sản Kiên Giang 2002-2012
ĐVT: SL-tấn; GT-tỷ đồng Danh Mục Đvt 2002 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 BQGĐ (%/nă m) Sản lượng Tấn 270.00 0 311.61 8 315.15 7 318.25 5 353.14 7 375.68 7 396.90 0 421.20 1 4,5% Cá các loại nt 194.86 0 220.79 9 221.50 3 221.07 5 235.38 2 259.54 5 269.68 5 282.96 1 3,8% Tôm các loại nt 24.300 30.047 29.848 30.913 37.123 35.466 36.809 38.308 4,7% Mực các loại nt 20.250 29.537 30.974 35.464 44.865 42.990 50.587 52.545 10,0% Hải sản khác nt 30.590 31.235 32.832 30.803 35.777 37.686 39.819 47.387 4,5% Giá trị sản xuất Giá hiện hành Tỷ đồng 1.683 2.882 3.208 4.930 5.786 6.937 7.532 8.143 17,1% Giá cđ 1994 đồng Tỷ 1.263 1.623 1.649 1.835 2.065 2.174 2.342 2.545 7,3% Lao động KT Số lượng LĐ Người 49.210 51.324 50.785 77.994 81.200 81.550 82.000 83.000 5,4%
Lao động / tàu Ng/tàu 7,1 7,0 7,0 7,0 7,1 6,9 6,7 6,7 -
(Nguồn: Chi Cục Khai thác và BVNL thủy sản tỉnh Kiên Giang)
Bảng 3: Năng lực chế biến thủy sản tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2002-2012
Stt Danh mục Đvt 2002 2005 2006 2007 2008 2010 2012 1 Số nhà máy Nhà máy 20 30 30 32 22 32 33 - Chế biến đông lạnh - 9 19 19 20 16 22 22 - Chế biến đồ hộp - 1 1 1 1 1 2 3 - Chế biến chả cá Cơ sở 2 4 4 4 5 5 5 - Chế biến bột cá Nhà máy 8 6 6 7 7 8 8
- Chế biến nước mắm Cơ sở - - 155 - 160 160 160