Giải pháp về vốn, đầu tư

Một phần của tài liệu phát triển bền vững kinh tế biển ở kiên giang (Trang 55)

5. Kết cấu:

3.2.3. Giải pháp về vốn, đầu tư

Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển ngành thuỷ sản tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2013-2020 khoảng 40.165 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2013-2015 khoảng 17.964 tỷ đồng và giai đoạn 2016-2020 khoảng 22.202 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn: ngân sách 27%, thu hút từ các thành phần kinh tế 73%. Cơ cấu vốn phân theo lĩnh vực: khai thác 10.838 tỷ đồng, nuôi trồng 16.543 tỷ đồng, chế biến 12.784 tỷ đồng.

Vốn ngân sách: Xây mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá: cảng cá, bến cá, chợ cá, các khu neo đậu tránh trú bão, hệ thống thuỷ lợi. Tăng cường cho công tác khuyến ngư, nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao công nghệ mới, hỗ trợ đào tạo lao động, xúc tiến thương mại, phục hồi nghề truyền thống, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thuỷ sản,... Thực hiện Nghị định 61/2010/NĐ-CP, ngày 04/06/2010 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg, ngày 13/07/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa,...

Vốn huy động từ các thành phần kinh tế: Thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư theo quy định của pháp luật để thu hút vốn của các thành phần kinh tế đầu tư các dự án thuộc danh mục ưu tiên kêu gọi đầu tư theo quy hoạch và các dự án kết cấu hạ tầng có khả năng sinh lợi như hạ tầng khu chế biến tập trung, khu đóng sửa tàu cá,…

Vốn đầu tư nước ngoài: Thông qua Bộ NN&PTNT và các tổ chức hợp tác quốc tế ở địa phương để tranh thủ các nguồn vốn viện trợ, tài trợ của các tổ chức

quốc tế để hỗ trợ thực hiện các dự án tăng cường năng lực quản lý ngành, đào tạo và khuyến ngư, xây dựng các mô hình thí điểm quản lý nguồn lợi hải sản, khu bảo tồn biển,…

3.2.4. Giải pháp về thị trường

Tăng cường mối liên kết giữa ngư dân với các doanh nghiệp chế biến, các hiệp hội nghề cá trong việc tiêu thụ sản phẩm. Trong đó, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đóng vai trò đầu mối định hướng về loại sản phẩm, thông tin giá cả và các yêu cầu của thị trường cho ngư dân.

Hỗ trợ triển khai hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại để tiếp cận thị trường và mở rộng xuất khẩu các sản phẩm lợi thế; ưu tiên các mặt hàng chế biến, nước mắm, cá và đặc sản sống, giống hải sản. Củng cố và tiếp tục gia tăng xuất khẩu các thị trường truyền thống Châu Á, EU; tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường mới sang Đông Âu - Nga, Châu Phi, Trung Đông và các thị trường tiềm năng khác.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới và nhu cầu tiêu thụ thủy sản trong nước ngày càng tăng, thị trường nội địa là hướng đi mà các doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm hơn nữa. Tỉnh cần có chính sách khuyến khích phát triển tiêu thụ nội địa, hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh triển khai các chi nhánh, đại lý giới thiệu và kinh doanh sản phẩm trong chương trình hợp tác kinh tế giữa tỉnh với các địa phương, nhất là các khu công nghiệp lớn, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Nguyên, Hà Nội.

3.2.5. Giải pháp về khoa học, công nghệ và phát triển nguồn nhân lực

*Về khoa học, công nghệ và khuyến ngư

Đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học công nghệ trong tất cả các lĩnh vực để hướng tới hiện đại hóa ngành thủy sản của tỉnh trong thời gian tới. Ưu tiên thực hiện các đề tài ứng dụng gắn với sản xuất, phục vụ sản xuất nhằm thúc đẩy sản xuất nguyên liệu, nâng dần hàm lượng khoa học – công nghệ trong các sản phẩm chủ yếu của ngành. Cụ thể là:

đánh giá trữ lượng, khả năng khai thác nguồn lợi hải sản, đặc biệt là các loại hải sản có lợi thế của tỉnh như mực, cá nổi, nhuyễn thể,… làm cơ sở cho việc chỉ đạo khai thác, quy hoạch phát triển nghề cá của tỉnh.

Tiếp cận và ứng dụng công nghệ hiện đại trong thăm dò, phát hiện đàn cá. Cải tiến các nghề khai thác ven bờ để nâng cao hiệu quả gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Thử nghiệm các nghề khai thác tiên tiến của các nước để đánh bắt các loại hải sản trên tuyến khơi, xa bờ và vùng biển công hải.

Ứng dụng quy trình bảo quản sau thu hoạch tiên tiến trên tàu thuyền khai thác xa bờ, tàu thuyền dịch vụ; các cơ sở thu gom, vận chuyển; bảo quản sản phẩm chế biến.

Phát triển công nghệ đóng sửa tàu thuyền, vật liệu mới thay thế gỗ trong đóng sửa tàu thuyền nghề cá (composit, hợp kim nhôm,…).

Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ trong nuôi trồng thủy sản, đồng bộ từ giống, dinh dưỡng và thức ăn, công nghệ nuôi, phòng và trị bệnh,… trong đó công nghệ về giống phải được coi trọng hàng đầu, như ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động sản xuất giống thủy sản nhân tạo, nhất là các giống tôm nước lợ, giống cua và giống hải đặc sản biển phục vụ nghề nuôi hướng xuất khẩu.

Ưu tiên đầu tư cho khoa học công nghệ nuôi cá biển. Nghiên cứu xây dựng các mô hình nuôi tổng hợp nhiều đối tượng cá biển, tôm biển; kết hợp nuôi biển với du lịch sinh thái trên biển. Khuyến khích hình thành các tổ chức nuôi trồng hải sản trên biển liên kết tạo vùng nuôi tôm và cá biển tập trung.

Đẩy mạnh nghiên cứu, áp dụng công nghệ tiên tiến trong xây dựng công trình nuôi; công nghệ nuôi sạch, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường.

Tăng cường nghiên cứu hoặc liên kết với các Viện nghiên cứu, Trường Đại học để nhận chuyển giao công nghệ chế biến các sản phẩm mới, có giá trị gia tăng cao, đặc biệt là công nghệ chế biến surimi để từ các loài cá kém giá trị kinh tế chế biến thành sản phẩm giá trị gia tăng (sản phẩm giả tôm, cua,…); Nghiên cứu tận dụng phế thải từ chế biến thủy sản để chế biến thành các sản phẩm có ích (như sản

xuất chitin, chitozan từ vỏ tôm, cua; chiết rút dầu cá từ nội tạng cá; chế biến bột đạm cô đặc từ đầu, vây, vảy, nội tạng của các loài thủy sản,…).

Ứng dụng công nghệ mới trong xử lý nước thải, chất thải ở các khu quy hoạch sản xuất chế biến, sản xuất giống, dịch vụ nghề cá tập trung.

- Đẩy mạnh công tác khuyến ngư, hoạt động thông tin khoa học - kỹ thuật, thương mại chuyên ngành để hỗ trợ các thành phần kinh tế về khoa học, công nghệ, thị trường, định hướng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Ứng dụng thông tin điện tử (lập trang thông tin điện tử chuyên ngành về chế biến xuất khẩu) nắm bắt kịp thời nhu cầu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng để chủ động đáp ứng, nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm thủy sản của tỉnh trên thị trường trong và ngoài nước.

*Phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực hiện nay là khó khăn chung của toàn ngành, do vậy ngoài các chính sách chung của Nhà nước về nâng cao dân trí, tỉnh Kiên Giang cần tập trung một số vấn đề sau đây:

Tăng cường đầu tư, mở rộng quy mô các cơ sở đào tạo nghề có liên quan đến lĩnh vực thủy sản của địa phương. Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho Trường dạy nghề. Đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Lao động trong khai thác hải sản: Tập trung đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn kỹ thuật trong khai thác thủy sản (thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên), đào tạo đội ngũ chuyên môn cao như kỹ sư khai thác, kỹ sư bảo vệ nguồn lợi thủy sản phân bổ xuống mỗi xã một kỹ sư quản lý; có khả năng tiếp cận và sử dụng tốt các công nghệ khoa học kỹ thuật, máy móc trang thiết bị tiên tiến vào sản xuất.

Tăng cường tư vấn, hướng nghiệp cho những hộ ngư dân chuyển đổi nghề, hỗ trợ vốn, được vay vốn ưu đãi và đào tạo nghề giúp ngư dân nhanh chóng thích ứng với nghề mới, sớm ổn định cuộc sống và gia tăng sản xuất.

Tăng cường giáo dục ý thức của người dân về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, an toàn vệ sinh thực phẩm và ý thức chấp hành pháp luật trong khai thác thủy sản.

Lao động trong nuôi trồng thuỷ sản: Mở rộng phạm vi đào tạo cán bộ có trình độ đại học trong các lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ nuôi: Ngư y, khuyến ngư và phát triển nông thôn. Đến năm 2015 cứ 25 ha nuôi tôm, cá thâm canh, bán thâm canh cần 01 lao động kỹ thuật và đến năm 2020, 01 lao động kỹ thuật sẽ quản lý 20 ha. Nên tập trung đào tạo nguồn cán bộ này ở Đại Học Cần Thơ, Đại học Nông Lâm-TP.HCM và Đại học Nha Trang.

Lao động trong chế biến thủy sản: Tập trung đào tạo và thu hút lao động có trình độ và tay nghề cao vào lĩnh vực chế biến thủy sản, ưu tiên cho cán bộ có trình độ quản lý sản xuất, kinh doanh và có khả năng tiếp cận với khoa học công nghệ, am hiểu luật thương mại quốc tế.

3.2.6. Giải pháp bảo vệ môi trường

*Trong khai thác hải sản

Tăng cường đào tạo, tập huấn và nâng cao ý thức trách nhiệm của ngư dân trong bảo vệ môi trường, nguồn lợi; trong đó phải thường xuyên nâng cấp, sửa chữa tàu thuyền đảm bảo không gây rò rỉ xăng dầu ra sông, biển; bố trí các dụng cụ thu gom rác thải sinh hoạt trên tàu thuyền tránh xả thải xuống sông, biển.

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó xử lý nghiêm các vi phạm khi sử dụng các biện pháp khai thác mang tính huỷ diệt nguồn lợi như dùng kích điện, chất nổ, chất độc,…

Cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường tại các cảng cá, bến cá, chợ cá,… như thường xuyên thu gom và xử lý chất thải, khơi thông cống rãnh, phân khu chức năng hợp lý theo từng mặt hàng, và tăng cường xử phạt hành chính đối với các vi phạm.

*Trong nuôi trồng thủy sản

Các dự án đầu tư vào các vùng nuôi tập trung phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật, đảm bảo sản xuất ổn định, bền vững.

giám sát chất lượng môi trường nước, thông tin kịp thời cho người nuôi có biện pháp khắc phục và xử lý kịp thời.

Xây dựng quy chế vùng nuôi tập trung theo hướng áp dụng qui trình nuôi tiên tiến, thực hành nuôi tốt (GAP,…) để giảm các loại thuốc và hóa chất dùng trong quá trình sản xuất; tăng cường công tác kiểm dịch con giống trước khi đưa vào ao nuôi; kiểm dịch các loại thức ăn, thuốc, hóa chất ở các cơ sở kinh doanh thức ăn và vật tư thủy sản, đảm bảo truy xuất nguồn gốc vùng nuôi.

*Trong chế biến và tiêu thụ thủy sản

Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng cơ sở các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh gắn với xây dựng hệ thống xử lý nước thải chung, đặc biệt là sớm hoàn thiện khu cảng cá Tắc Cậu giai đoạn II nhằm di dời toàn bộ các doanh nghiệp thuộc diện di dời vào các khu này, do đó sẽ ổn định được sản xuất và dễ dàng kiểm soát môi trường.

Cần có các chính sách khuyến khích, động viên và bắt buộc các doanh nghiệp có các giải pháp giảm thiểu và xử lý triệt để các chất gây ô nhiễm môi trường, xây dựng và vận hành có hiệu quả hệ thống xử lý chất thải, đặc biệt là nước thải. Đồng thời phải có chế tài, các chế độ thưởng phạt nghiêm minh.

Tăng cường năng lực, trình độ công nghệ, trình độ quản lý sản xuất, đặc biệt tăng cường quản lý nguồn nguyên liệu, tiếp tục hỗ trợ, đào tạo cán bộ cho các doanh nghiệp cán bộ thủy sản áp dụng sâu rộng sản xuất sạch hơn, giảm thiểu chất thải, nước thải, tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng và xử lý có hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm.

Nhà nước ưu tiên cho doanh nghiệp thuê mặt bằng để xây dựng hệ thống xử lý chất thải riêng cho doanh nghiệp hoặc hỗ trợ di dời doanh nghiệp vào các khu chế biến tập trung để kiểm soát tốt môi trường theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 về phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Thời hạn hiệu lực của quyết định này nên kéo dài đến hết năm 2020.

Vốn đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải thường là quá cao so với khả năng tài chính của nhiều doanh nghiệp, Nhà nước hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ hoặc một phần kinh phí để những cơ sở gặp khó khăn về tài chính, kỹ thuật có thể xây dựng được hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn. Trong đó hỗ trợ lãi suất vay vốn đang được nhiều doanh nghiệp và các Sở NN&PTNT quan tâm và đề nghị Nhà nước hỗ trợ.

3.2.7.Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu-nước biển dâng

*Khơi thông luồng lạch, bến neo đậu tàu thuyền

Các cửa sông, luồng lạch và công trình ven biển (cảng cá, bến cá) của tỉnh luôn chịu sự tác động trực tiếp của sóng gió, dòng chảy, kể cả do các doanh nghiệp xả thải chất thải trực tiếp xuống sông biển làm cho luồng lạch tắc nghẽn và bồi lấp thường xuyên gây cản trở tàu thuyền ra vào cập bến, đặc biệt là khu vực cảng cá Tắc Cậu. Do đó nhu cầu nạo vét khơi thông cửa sông, luồng lạch hàng năm là rất lớn và cấp thiết. Các dự án đầu tư khu tránh bão, cảng, bến cá phải xác định rõ chu kỳ nạo vét duy tu luồng lạch, bến đậu tàu sau đầu tư. Trên cơ sở đó, các đơn vị quản lý công trình chủ động lập kế hoạch nạo vét định kỳ. Đa dạng hoá nguồn vốn và phương thức thực hiện nạo vét gồm vốn ngân sách địa phương, vốn Trung ương hỗ trợ; đồng thời khuyến khích, tạo điều kiện và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân có kinh nghiệm và phương tiện thi công thực hiện nạo vét, khơi thông luồng lạch, bến neo đậu tàu thuyền.

*Ứng phó với biến đổi khí hậu-nước biển dâng

Như đã dự báo, biến đổi khí hậu - nước biển dâng sẽ có tác động đến hầu hết các mặt của hoạt động kinh tế-xã hội của đất nước nói chung và Kiên Giang nói riêng, trong đó trước hết và trực tiếp là khu vực ven biển, hải đảo. Để ứng phó với biến đổi khí hậu – nước biển dâng cần có sự chung tay của toàn xã hội. Trên cơ sở hướng dẫn, chỉ đạo của Trung ương, chính quyền các cấp sớm ban hành Kế hoạch hành động cụ thể ứng phó với biến đổi khí hậu – nước biển dâng của từng cấp, từng địa phương. Trong phạm vi chức năng và khả năng của mình, ngành Thủy sản cần thực hiện tốt các công việc sau đây:

Tích cực phối hợp với cơ quan quản lý, nghiên cứu về tài nguyên và môi trường trong việc dự báo được các kịch bản biến đổi khí hậu – nước biển dâng cụ thể ở các vùng cửa sông, ven biển; dự báo các công trình phục vụ thủy sản bị đe dọa do nước biển dâng: Cảng cá, bến cá, khu neo đậu, các ao đầm nuôi ven biển,… từ đó có khuyến cáo, tổ chức thiết kế, thẩm định công trình thuỷ sản phù hợp.

Xây dựng cơ sở dữ liệu (bản đồ, số liệu, ảnh vệ tinh phục vụ cho công tác ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng); xây dựng các báo cáo về mối quan hệ hệ thống và cơ chế tác động giữa khí hậu và các yếu tố liên quan đến hoạt

Một phần của tài liệu phát triển bền vững kinh tế biển ở kiên giang (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)