Quan điểm, hƣớng tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông lại giang (Trang 50)

8. Cấu trúc của luận án

1.3.Quan điểm, hƣớng tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu

1.3.1. Quan điểm nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện luận án, NCS đã vận dụng những quan điểm nghiên cứu đặc thù của Địa lý gồm: Quan điểm hệ thống - tổng hợp; quan điểm lãnh thổ; quan điểm lịch sử; quan điểm phát triển bền vững.

1.3.1.1. Quan điểm hệ thống và tổng hợp

Cơ sở của quan điểm này là các yếu tố tự nhiên trong một lãnh thổ luôn đa dạng và có mối quan hệ tương tác, biện chứng lẫn nhau, tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh về cấu trúc, thành phần, động lực và mối quan hệ với môi trường xung quanh. Theo đó, bất kỳ sự thay đổi hay sự tác động quá ngưỡng nào từ bên trong hoặc bên ngoài hệ thống đều có thể gây ra những biến đổi hàng loạt của các yếu tố và của cả tổng thể. Do vậy, quan điểm này ngày càng được xem như một công cụ đắc lực, phục vụ cho quy hoạch, sử dụng và bảo vệ tài nguyên, môi trường của một lãnh thổ.

Quan điểm tổng hợp được luận án vận dụng trong nghiên cứu tổng thể, toàn diện cảnh quan LVS Lại Giang, từ các hợp phần thành tạo (địa chất, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, sinh vật), TNTN, các hoạt động của con người đến quy luật phân hóa, mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các hợp phần. Kết quả phân tích trên giúp xác định vai trò của mỗi nhân tố thành tạo CQ, mối quan hệ giữa nhân tố, làm sáng tỏ đặc điểm phân hóa tự nhiên lãnh thổ nghiên cứu qua hệ thống phân loại CQ và bản đồ CQ.

47

Quan điểm hệ thống cho phép luận án không chỉ nghiên cứu tổng hợp các yếu tố tự nhiên mà còn xem xét bản chất, mối tương quan chặt chẽ giữa các yếu tố đó. Tiếp cận hệ thống còn giúp nhìn nhận vấn đề một cách tổng hợp,xác định được sự liên kết không gian, mối liên hệ liên ngành, liên vùng trong đề xuất kế hoạch và quy hoạch phát triển KT- XH của một vùng lãnh thổ.Nghiên cứu LVS Lại Giang trên quan điểm hệ thống được thể hiện ở sự phân tích cấu trúc theo không gian (cấu trúc đứng, cấu trúc ngang) và cấu trúcthời gian (động lực) trên từng đơn vị CQ, nhằm xác định mối quan hệ tác động qua lại giữa các hợp phần và các cấp đơn vị lãnh thổ. Điều này cho phép đánh giá đúng vai trò, chức năng và giá trị của các đơn vị CQ cho từng mục đích nghiên cứu cụ thể. Đồng thời quan điểm này còn được luận án vận dụng trong việc liên kết phân tích LVS với phân loại CQ và đánh giá thích nghi CQ, được tiến hành từ tổng thể đến từng bộ phận của lãnh thổ LVS, từ cấp vĩ mô đến cấp vi mô theo yêu cầu của quy hoạch, SDHL lãnh thổ.

Như vậy, tiếp cận hệ thống và tổng hợp trong nghiên cứu cảnh quan LVS Lại Giang giúp đề tài luận án đánh giá đầy đủ các nhân tố thành tạo CQ, mối quan hệ cấu trúc của các CQ, dự báo hệ quả của các mối quan hệ tác động. Đây là cơ sở đề xuất không gian, khai thác và sử dụng tài nguyên, BVMT theo các đơn vị CQ, phục vụ định hướng SDHL lãnh thổ LVS Lại Giang.

1.3.1.2. Quan điểm lãnh thổ

Là quan điểm truyền thống của Khoa học Địa lý,bởi mỗi đối tượng địa lý đều gắn với một không gian cụ thể, đều có các quy luật hoạt động riêng và phụ thuộc chặt chẽ vào đặc điểm của lãnh thổ đó. Đồng thời, trong mỗi một lãnh thổ luôn có sự phân hóa nội tại và có mối quan hệ chặt chẽ với những lãnh thổ xung quanh. Vận dụng quan điểm lãnh thổ sẽ giúp chúng ta giải quyết một cách cụ thể các vấn đề trong thực tiễn khai thác, quản lý và sử dụng TNTN của một đơn vị tự nhiên. Do vậy, các nghiên cứu địa lý đều được gắn với một lãnh thổ cụ thể.

Vận dụng quan điểm lãnh thổ giúp luận án xác định không gian nghiên cứu, phạm vi từng đơn vị CQ lãnh thổ LVS Lại Giang, xác định mối quan hệ của các CQ với lãnh thổ xung quanh, nhằm đưa ra định hướng mang tính tổng hợp, sát với thực tiễn địa phương, phát huy lợi thế của toàn lãnh thổ nghiên cứu.

1.3.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh

Mỗi một đơn vị CQ đều có nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển và biến đổi không ngừng theo thời gian. Trong quá trình phát triển, các đặc trưng riêng của từng CQ đều bị thay đổi. Do vậy, các số liệu thống kê, ghi nhận đặc điểm CQ đều gắn

48

với mỗi một giai đoạn phát triển nhất định. Vận dụng quan điểm lịch sử - viễn cảnh cho phép luận án xác định được nguồn gốc phát sinh, động lực phát triển, mức độ nhân tác theo thời gian, nguyên nhân biến đổi CQ và hiện trạng sử dụng; đồng thời, dự báo xu thế phát triển của các đơn vị CQ trong tương lai theo các giai đọan nhất định.Đây cũng là cơ sở để định hướng tổ chức không gian SDHL lãnh thổ cho LVS Lại Giang.

1.3.1.4. Quan điểm phát triển bền vững

Là quan điểm chủ đạo trong nghiên cứu SDHL lãnh thổ và BVMT. PTBV được hiểu là mỗi hoạt động phát triển kinh tế của con người, tác động vào môi trường tự nhiên, không thể chỉchú ý đến lợi ích kinh tế mà còn cần đảm bảo sự phù hợp với tự nhiên và sự bền vững của môi trường, đáp ứng được những nhu cầu của hiện tại nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của các thế hệ tương lai. Đây cũng chính là mục tiêu cao nhất trong việc khai thác, sử dụng, quản lý và BVMT lãnh thổ của mỗi quốc gia. Với quan điểm PTBV, luận án đã xác định rõ các yếu tố cơ bản để đánh giá, phát hiện và đề xuất các vấn đề về sử dụng tài nguyên cho mỗi khu vực trong quá trình khai thác, sử dụng lãnh thổ LVS Lại Giang. Đây cũng là cơ sở quan trọng khi lựa chọn các phương án tổ chức để SDHL lãnh thổ gắn với BVMT. Việc phân cấp PHĐN trên cơ sở phân cấp XMTN kết hợp với phân tích, đánh giá thích nghi sinh thái CQ, phục vụ cho định hướng không gian SDHL lãnh thổ mà luận án thực hiện là sự minh hoạ cho quan điểm trên.

1.3.2. Hƣớng tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu

1.3.2.1. Hướng tiếp cận của luận án

Đối với bất kỳ một công trình nghiên cứu khoa học nào, hướng tiếp cận luôn giữ vai trò hết sức quan trọng. Nó được xem là kim chỉ nam, đảm bảo đạt được mục tiêu đặt ra và mang và lại hiệu quả cao trong nghiên cứu.

Trên quan điểm xem LVS Lại Giang là một tổng hợp thể lãnh thổ hoàn chỉnh (trong đó các yếu tố địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng và lớp phủ thực vật tác động qua lại lẫn nhau bởi chu trình vật chất và năng lượng, tạo thành một thể thống nhất từ thượng lưu đến cửa sông ven biển), mọi hoạt động KT - XH của con người trên bề mặt LVS đều có mối quan hệ mật thiết với nhau theo không gian và thời gian từ thượng, trung đến hạ lưu của lưu vực.

Từ kết quả tổng quan các hướng, các công trình nghiên cứu, lý luận chung về ĐGCQ và SDHL lãnh thổ LVS, hướng tiếp cận nghiên cứu của đề tài được xác định:

49

SDHL lãnh thổ LVS Lại Giang (hình 1.2). Đây là hướng nghiên cứu địa lý ứng dụng cho kết quả tối ưu, huy động được nhiều tiềm năng tự nhiên trong khai thác SDHL lãnh thổ LVS theo quan điểm PTBV.

- Phân tích lưu vực: Mỗi lưu vực sông là một hệ thống tự nhiên, trong đó mối liên kết giữa các bộ phận thượng, trung và hạ lưu được thực hiện bởi quá trình động lực dòng chảy. Sự phân hóa trong lưu vực và sự khác nhau giữa các bộ phận được thể hiện ở năng lượng địa hình, năng lượng dòng chảy mặt và XMTN đất. Đại lượng XMTN được đề tài luận án sử dụng làm độ đo phân cấp phòng hộ đầu nguồn trong LVS Lại Giang. Cách tiếp cận này đảm bảo xác định được diện tích phòng hộ đầu nguồn nhất định cho lưu vực, đáp ứng yêu cầu BVMT sinh thái. Tuy vậy, đại lượng XMTN chỉ mới liên kết các yếu tố tự nhiên đơn thuần, thể hiện khả năng đất đai và đáp ứng yêu cầu tổ chức không gian sử dụng lãnh thổ ở cấp vĩ mô (quy hoạch tổng thể), nhất là đối với phát triển lâm nghiệp. Do vậy, để có thể phát huy tối đa tiềm năng lãnh thổ, cần thiết phải có những nghiên cứu một cách chi tiết về đặc trưng của lãnh thổ (nghiên cứu, đánh giá cảnh quan).

- Phân tích, đánh giá cảnh quan: Phân tích cấu trúc ngang với cấu trúc đứng của CQ, nhằm xác định đặc trưng, tiềm năng vốn có và các mối liên kết tự nhiên của từng đơn vị CQ, phục vụ định hướng sử dụng lãnh thổ trong phát triển nông lâm nghiệp (phòng hộ rất xung yếu, phòng hộ xung yếu, đặc dụng, lâm nghiệp sản xuất, lâm - nông kết hợp, nông - lâm kết hợp, nông nghiệp và đất khác). Đây là cơ sở phục vụ định hướng tổ chức không gian sử dụng lãnh thổ ở cấp vi mô cho từng đơn vị CQ, phát huy tối đa các lợi thế của lãnh thổ (quy hoạch chi tiết). Do vậy, để SDHL lãnh thổ từ tổng thể đến chi tiết, cần thiết phải liên kết phân tích lưu vực với phân tích, ĐGCQ.

- Liên kết phân tích lưu vực với phân tích, đánh giá cảnh quan: Bản chất của việc liên kết phân tích lưu vực với phân tích, ĐGCQchính là cách tiến hành liên kết giữa cấu trúc ngang của lưu vực (thượng - trung - hạ lưu) với cấu trúc ngang và cấu trúc đứng của CQ. Cách liên kết này thể hiện hướng quy hoạch từ trên xuống: phân hoá tổng thể lưu vực bằng phân cấp PHĐN và quy hoạch từ dưới lên: gộp nhóm các CQ có cùng định hướng sử dụng trong mỗi loại hình sử dụng đất, nhằm phát huy tối đa tiềm năng vốn có của mỗi đơn vị CQ, đồng thời vẫn đảm bảo theo đúng định hướng quy hoạch tổng thể lãnh thổ gắn với công tác BVMT.

Phân tích tích hợp kết quả phân tích lưu vực thông qua cấp PHĐN với phân tích ĐGCQ ở LVS Lại Giang được thực hiện trên cơ sở phân chia các TVCQ thành các cấp

50

khác nhau về XMTN theo đặc điểm địa hình, các đặc trưng địa lý và môi trường của chúng. Từ đó, xác định được diện tích và khoanh vi yêu cầu phòng hộ đất đai của LVS Lại Giang. Dựa trên kết quả này, tiến hành đánh giá khả năng sử dụng đất đai làm cơ sở định hướng phân bổ kế hoạch sử dụng tổng thể lãnh thổ trên từng TVCQ phù hợp với khả năng sử dụng của tiểu vùng. Tích hợp với kết quả đánh giá TNST cảnh quan để đề xuất định hướng SDHL chi tiết, phù hợp với quy hoạch tổng thể, phát huy được tối đa tiềm năng lãnh thổ và đạt hiệu quả cao trong sản xuất gắn với mục tiêu PTBV.

1.3.2.2.Các phương pháp nghiên cứu

a. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu: Việc thu thập, tổng quan, kế thừa các nguồn tài liệu, tư liệu và những kết quả đã có liên quan đến nội dung yêu cầu và mục tiêu của luận án, kể cả tiếp cận, cập nhật những thông tin, tài liệu mới ở trong và ngoài nước.

Các tài liệu được thu thập một cách chọn lọc, hệ thống hóa, phân loại theo nội dung nghiên cứu của đề tài, bao gồm: Hệ thống các bản đồ, các số liệu thống kê, các công trình nghiên cứu, các báo cáo liên quan đến tỉnh Bình Định, tỉnh Quảng Ngãi, tài liệu về LVS Lại Giang và các tư liệu điều tra, khảo sát. Các dữ liệu trên được chuẩn hóa, sắp xếp xử lý, phân tích, làm cơ sở để định hướng khai thác thực hiện nghiên cứu đề tài luận án.

b. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Điều tra, khảo sát thực địa là một phương pháp truyền thống không thể thiếu được trong nghiên cứu địa lý. Đối với luận án, việc nghiên cứu thực địa nhằm mục đích thu thập tư liệu, tìm hiểu thực tế địa bàn, kiểm tra, đối chiếu tư liệu và một số kết quả nghiên cứu của đề tài.

Đề tài đã tiến hành 5 đợt khảo sát thực địa vào năm 2009, 2010, 2011, 2012 và 2013 tại các huyện Hoài Ân, Hoài Nhơn, An Lão thuộc LVS Lại Giang, với các công việc cụ thể: Nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm, sự phân bố và phân hoác các hợp phần tự nhiên, các kiểu, dạng địa hình, các loại đất, thảm thực vật. …Đồng thời, tìm hiểu tìnhhình phát triển KT- XH của dân cư trong LVS, khảo sát các LHSDĐ, các mô hình canh tác, vấn đề sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở địa phương, đặc biệt là việc trồng, tiêu thụ một số sản phẩm cây trồng có hiệu quả kinh tế cao trên LVS.Kết hợp trao đổi, phỏng vấn trực tiếp các cán bộ chính quyền địa phương, cán bộ quản lý, người dân trong lưu vực, đề tài đã có thêm nhiều thông tin có ý nghĩa liên quan đến tình hình quản lý, sản xuất, quản lý đất đai, các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.

51 Cơ sở lý luận

của các vấn đề nghiên cứu

Quan điểm và phương pháp nghiên cứu của luận án

Tổng quan các công trình nghiên

cứu liên quan

Phân cấp XMTN Định hướng QHSDĐ Xác định diện tích PHĐN Phân cấp PHĐN Bản đồ 3 loại rừng Các đại lượng phân cấp XMTN 4. ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN 1. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, ĐỐI

TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

5. ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG SDHL LÃNH THỔ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP

Phân tích yếu tố thành tạo CQ Các hoạt động KT-XH Các hợp phần và các quá trình TN Thành lập bản đồ cảnh quan BĐTVCQ LVS Lại Giang BĐ phân loại CQ LVS Lại Giang Phân tích cảnh quan Phân tích cấu trúc Phân tích chức năng Phân tích động lực

2. NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN

Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá

Đánh giá khả năng đất đai cho 7 LHSDĐ chính Đánh giá thích nghi sinh

thái CQ cho 4 nhóm, loại cây trồng

BĐ thích nghi sinh thái các nhóm, loại cây trồng

BĐ khả năng sử dụng đất

Định hướng không gian sử dụng lãnh thổ theo các đơn vị CQ Bản đồ định hướng sử dụng lãnh thổ theo đơn vị CQ Định hướng không gian sử dụng lãnh thổ các TVCQ theo KNSDĐ Bản đồ định hướng sử dụng lãnh thổ theo TVCQ Các vấn đề môi trường cần quan tâm trong TVCQ

YÊU CẦU THỰC TIỄN

- HIÊN TRẠNG SỬ DỤNG LÃNH THỔ - CÁC ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN KT - XH

3. PHÂN CẤP PHĐN LVS LẠI GIANG

52

Ngoài ra, đề tài luận án còn khảo sát tình hình sạt lở bờ sông, ô nhiễm môi trường và một số vấn đề liên quan đến tai biến thiên nhiên khác. Kết quả của các chuyến khảo sát thực địa là những nguồn thông tin quan trọng để phân tích, lựa chọn các chỉ tiêu phân cấp PHĐN, đánh giá thích nghi sinh thái CQ và đề xuất các giải pháp SDHL lãnh thổ LVS. Các tuyến khảo sát thực địa được tác giả tiến hành gồm:

- Thị trấn Bồng Sơn - Ân Mỹ - Ân Hảo Đông - An Hòa - An Lão - An Trung. - TT Bồng Sơn - TT Tăng Bạt Hổ - Ân Tường Tây - Bok Tới

- TT Bồng Sơn - TT Tăng Bạt Hổ - Ngã ba Gò Loi - Ân Tường Đông - TT Bồng Sơn – Hoài Xuân – Hoài Hương

c. Phương pháp nghiên cứu, đánh giá cảnh quan

- Phương pháp phân tích liên hợp các thành phần: Mỗi hợp phần thành tạo CQ đều có quy luật phát triển riêng, song giữa chúng có mối quan hệ mật thiết, quy định lẫn nhau. Vận dụng phương pháp này giúp phân tích, hệ thống hóa các số liệu, dữ liệu, xác định mối quan hệ và sự phân hóa tự nhiên trong lưu vực. Mặt khác, dựa trên việc phân tích liên hợp các bản đồ thành phần khác nhau ở cùng tỷ lệ như bản đồi địa chất, địa mạo, thổ nhưỡng, khí hậu, sinh vật,.... NCS đã thành lập bản đồ cảnh quan LVS Lại Giang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông lại giang (Trang 50)