8. Cấu trúc của luận án
3.3. xuất định hƣớng sử dụng hợp lý lãnh thổ cho phát triển nôn g lâm nghiệp
3.3.1. Đề xuất định hƣớng sử dụng lãnh thổ theo chức năng của các loại cảnh quan
3.3.1.1. Căn cứ của việc đề xuất
a. Định hướng phát triển các ngành kinh tế chủ yếu trong lưu vực sông Lại Giang
Theo báo cáo định hướng phát triển KT – XH của tỉnh Bình Định đến năm 2020 và một số định hướng có liên quan đến các huyện thuộc LVS Lại Giang, nhận thấy rằng, các địa phương trên địa bàn lưu vực đã xây dựng định hướng phát triển các ngành kinh tế chủ yếu sau:
144
- Định hướng phát triển nông – lâm – ngư nghiệp:
+ Ngành nông nghiệp: Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng phù hợp, nhất là chuyển sản xuất 3 vụ lúa sang 2 vụ lúa/năm ở những vùng có thể chuyển đổi và có hiệu quả. Ổn định và tăngdiện tích lúa, cây hàng năm ở mức 24.500 ha; Đầu tư chiều sâu và ổn định các vùng nguyên liệu như mì (3.000 ha), cói (250 ha), cam, chanh bưởi, dừa (3.500 –4.000 ha). Hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp như cây điều, cây nguyên liệu giấy, cây tiêu... Phát triển một số cây ăn quả và ổn định diện tích cây thực phẩm khác.
Phát triển mạnh chăn nuôi gia súc gia cầm và một số vật nuôi mới dưới hình thức trang trại công nghiệp, bán công nghiệp và trang trại gia đình; Chú trọng ứng dụng công nghệ chăn nuôi tiên tiến để nâng cao chất lượng; Đàn bò đến năm 2015 là 70.000 con, tỷ lệ bò lai đạt 85%; đến năm 2020 ổn định 82.000 con, cơ bản là bò lai; Đàn heo 520.000 con năm 2015 và năm 2020 đạt 700.000 con. Đến năm 2020, hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho khu vực nông nghiệp và các vùng nông thôn về giao thông, điện, thuỷ lợi, nước sinh hoạt, mạng lưới chợ và các dịch vụ khác.
Bảng 3.13: Định hướng sử dụng đất đến năm 2020 ở LVS Lại Giang thuộc tỉnh Bình Định (đơn vị: ha)
Loại đất H. An Lão H. Hoài Ân H. Hoài Nhơn I.Đất nông nghiệp 11.040 9.689,9 15.913,1
1. Đất trồng cây hàng năm 4.770,5 5.141,6 8.791,0
1.1. Đất trồng lúa, màu 2.102,3 2.968,3 4.900
1.2. Đất nương rẫy 248,9 301,1 0
1.3. Đất trồng cây hàng năm khác 2.419,3 1.872,2 3.891
2. Đất vườn tạp 728 771,6 2.772,1
3. Đất trồng cây lâu năm 5.293,6 3.424,7 3.600
4. Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 50 200 100
5. Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 198 152 650
II. Đất lâm nghiệp có rừng 30.137,7 38.393.4 8.233,4
1. Rừng tự nhiên 7.005,6 6.708 1.515,9
2. Rừng trồng 23.132,1 31.685,4 6.717,5
III. Đất chuyên dùng 1.451,9 2.616,6 3.787,9 IV. Đất ở 407,7 505,5 1.024 V. Đất chƣa SD sông suối, núi đá 2.603,1 1.359,6 11.86,4
1. Đất bằng chưa sử dụng 412,9 390,3 100
2. Đất đồi núi chưa sử dụng 65,6 44,7 35
3. Đất nước mặt nước chưa sử dụng 7,3 15,7 45,9
4. Sông, suối 1.717,8 909 1.005,5
5. Núi đá không có rừng cây 399,5 0 0
6. Đất chưa sử dụng khác 0 0 0
145
+ Lâm nghiệp: Bảo vệ và khôi phục vốn rừng, năm 2020 nâng tỷ lệ che phủ rừng của LVS lên 51%. Hoàn thành việc giao đất giao rừng, khoanh nuôi rừng tái sinh, phủ xanh đất trồng đồi trọc theo phương thức NLKH, mỗi năm phấn đấu trồng 1.300 ha rừng tập trung và từ 2-3 triệu cây phân tán. Kết hợp phương thức trồng rừng tập trung và trồng rừng trong nhân dân, huy động mọi nguồn vốn và sử dụng có hiệu quả để đầu tư phát triển lâm nghiệp (như Chương trình 5 triệu ha rừng vốn nhà nước, Dự án phát triển lâm nghiệp Việt Đức...) để trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất, chú trọng phát triển rừng trồng lấy gỗ.
+ Ngư nghiệp: Phát triển nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thuỷ hải sản. Đưa nuôi trồng thuỷ hải sản thành một ngành kinh tế có giá trị xuất khẩu lớn và chiếm 1/3 giá trị gia tăng toàn ngành thuỷ sản. Năm 2020 đạt sản lượng nuôi tôm là 6.000 tấn, sản lượng nhuyễn thể nuôi là 1.000 tấn, khai thác khoảng 65.000 tấn hải sản. Quy hoạch và triển khai nuôi cá nước ngọt dựa vào các mặt nước hồ chứa, ao, ruộng... do tư nhân hoặc các tổ chức đầu tư nuôi, hoặc nhận khoán nuôi. Vừa nuôi vừa khai thác và tổ chức SX kinh doanh tổng hợp vùng hồ và ven bờ (kết hợp sản xuất nông lâm ngư và dịch vụ du lịch). Tiếp tục xây dựng hoàn thiện hệ thống cảng cá Tam Quan. Xây dựng xã Hoài Hương (trên cơ sở chỉnh trị sông Lại Giang kết hợp mở rộng cửa An Dũ) trở thành đầu mối dịch vụ hậu cần nghề cá quan trọng của LVS.
- Định hướng phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Tập trung đầu tư chiều sâu, cải tiến công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm; ưu tiên đầu tư đổi mới công nghệ ở các lĩnh vực chế biến nông lâm thủy sản - thực phẩm xuất khẩu, may mặc, vật liệu xây dựng; xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp, củng cố các làng nghề. Một số ngành nghề sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ưu tiên phát triển như: chế biến thủy hải sản, súc sản, các sản phẩm từ dừa, thức ăn gia súc, công nghiệp may mặc, công nghiệp vật liệu xây dựng (phát triển sản xuất gạch, quy hoạch lại các địa điểm khai thác và chế biến đá). Khôi phục, phát triển các ngành truyền thống, sơ chế và chế biến nông - lâm sản, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Hỗ trợ vốn cho việc mở rộng sản xuất chế biến thuỷ hải sản thủ công theo phương thức cổ truyền, cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa mặt hàng và chú ý khâu vệ sinh thực phẩm. Xây dựng làng nghề chế biến hải sản ven biển gắn với xử lý môi trường. Đối với những nguyên liệu đặc thù của huyện như cói, dừa, bánh tráng nước dừa... cần tiếp tục phát huy phương pháp chế biến truyền thống, du nhập thêm sản phẩm mới như sản phẩm cói mỹ nghệ xuất khẩu... Ngoài ra cần kết hợp sản phẩm nguyên liệu đặc thù của huyện với sản phẩm cùng loại bằng nguyên liệu khác như mây, tre... làm phong phú sản phẩm.
146
Đến 2020 toàn LVS Lại Giang quy hoạch 1 khu công nghiệp, 7 cụm công nghiệp tập trung chủ yếu ở huyện Hoài Nhơn với tổng quỹ đất là 350 - 400 ha đó là: cụm công nghiệp Bồng Sơn (xã Hoài Đức),Thiết Đính (thị trấn Bồng Sơn), Tam Quan, Hoài Tân, Hoài Châu, Hoài Đức, Hoài Hảo và khu chế biến hải sản Hoài Hương, khu chế biến hải sản ở Tam Quan Bắc, điểm công nghiệp xã Hoài Thanh Tây.
- Dịch vụ, thương mại và du lịch:Hình thành trung tâm thương mại ở Bồng Sơn và Tam Quan làm đầu mối phát triển thương mại theo hướng Bắc - Nam, hướng An Lão - Hoài Ân, và phía Đông phục vụ phát triển kinh tế biển. Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật của các chợ theo quy hoạch gắn với việc phát triển thương mại cho các khu vực dân cư và yêu cầu hình thành các tụ điểm thương mại - dịch vụ.
Phát triển các điểm, cụm, tuyến du lịch sinh thái biển và tuyến du lịch nghiên cứu làng nghề với các điểm du lịch như biển Lộ Diêu (Hoài Mỹ), Gành Diêu Quan (Hoài Hải),…Các tuyến du lịch như tuyến sinh thái biển, đảo từ Lộ Diêu đến Tam Quan; Tuyến tham quan, nghiên cứu làng nghề: Hoài Châu Bắc (làng nghề thủ công mỹ nghệ gắn với cây cói gồm các thôn Chương Hòa, Gia An Đông, Gia An, Quy Thuận), Tam Quan Nam (dệt thảm xơ dừa và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ dừa bao gồm các thôn Lợi Tây, Lợi Bắc, Lợi Nam), Hoài Xuân…
- Phát triển các lĩnh vực dịch vụ khác như vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính - ngân hàng, bảo hiểm; nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và cung ứng vật tư kỹ thuật phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp...
b. Phân tích xu hướng biến động sử dụng đất nông, lâm nghiệp trong lưu vực
- Biến động diện tích sử dụng đất: Từ năm 2000 trở lại đây, việc sử dụng đất trong LVS Lại Giang đang có xu hướng chuyển biến tích cực. Giảm diện tích đất trống, tăng diện tích rừng trồng (từ năm 2000 đến 2010 tăng 12.192,7 ha), mở rộng diện tích đất nông nghiệp, chủ yếu là đất trồng cây công nghiệp. Trong đó, đất trồng cây hàng năm và vườn tạp tăng so với năm 2000 là 1,3%, đất trồng cây lâu năm tăng 0,7%.. Tuy nhiên, qua tham khảo số liệu theo dõi diễn biến rừng cho thấy, mặc dù diện tích chung rừng tăng nhưng diện tích rừng nghèo và phục hồi, các dạng thực bì thứ sinh vẫn chiếm ưu thế trong hệ sinh thái rừng, đất chưa sử dụng tuy giảm 3,7% so với năm 2000, song vẫn còn chiếm diện tích khá lớn (13.011,0 ha), nương rẫy vẫn còn chiếm diện tích lớn trong toàn lưu vực, thể hiện qua bảng sau:
147
Bảng 3.14: Biến động diện tích các LHSDĐ ở LVS Lại Giang (năm 2000, 2010)
Số TT Loại hình sử dụng đất Diện tích Tăng giảm diện tích (ha)
% so với diện tích LVS Tăng giảm %
diện tích
Năm 2000 Năm 2010 Năm 2000 Năm 2010
1 Rừng tự nhiên 38.222,7 37.826,0 - 396,7 22,7 22,5 - 0,2
2 Rừng trồng 16.459,3 28.652,0 + 12192,7 9,8 17,0 + 7,2
3 Đất chưa có rừng 61.718,8 40.917,8 - 20801,0 36,7 24,3 - 12,4
4 Đất trồng cây hàng năm và vườn tạp 20.963,9 23.168,3 + 2204,43 12,5 13,8 + 1,3
5 Đất trồng cây lâu năm 2.199,0 3.451,55 + 1252,55 1,3 2,1 + 0,7
6 Đất chưa sử dụng 19.204,7 13.011,0 - 6193,7 11,4 7,7 - 3,7
Nguồn: Tổng hợp từ nguồn số liệu thống kê và kết quả điều tra diễn biến các loại rừng - Biến động diện tích và suy giảm tài nguyên rừng: Khu vực thượng lưu của LVS Lại Giang là một trung tâm mưa của tỉnh Bình Định, mùa khô lại không khắc nghiệt như các khu vực khác nên tài nguyên rừng ở đây khá nhiều. Tuy nhiên trong 20 năm qua, hoạt động khai thác rừng của dân cư trong lưu vực đã làm diện tích rừng biến động rất lớn. Thời gian gần đây, diện tích rừng tuy có tăng về số lượng nhưng chất lượng rừng đang có xu hướng suy giảm nhanh chóng. Biểu hiện ở diện tích rừng giàu giảm, diện tích rừng nghèo, rừng đang phục hồi và rừng trồng tăng lên
Bảng 3.15: Biến động tổng diện tích các loại rừng trong LVS
Năm 1990 Năm 1995 Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010
Diện tích (ha)
Tỷ lệ
(%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Rừng giàu 8466,8 13,4 6263,9 10,9 4976,1 9,1 4462,2 8,9 4155,1 6,3 Rừng trung bình 13521,5 21,4 9941,9 17,3 8311,7 15,2 6668,3 13,3 10313,0 15,5 Rừng nghèo 505,5 0,8 632,1 1,1 656,2 1,2 701,9 1,4 4300,3 6,5 Rừng phục hồi và rừng trồng 40691,0 64,4 37526,2 65,3 38714,8 70,8 38304,9 76,4 47709,4 71,8 Tổng đất có rừng 63184,8 100 57467,4 100 54681,9 100 50137,3 100 66478,0 100 Nguồn: [110, 114]
Sau 20 năm từ năm 1990 đến năm 2010, diện tích rừng giàu đã giảm gần 4.311,7 ha (từ 13,4% diện tích xuống còn 6,3%). Rừng giàu, rừng trung bình đã suy thoái thành rừng nghèo và rừng đang phục hồi. Cùng với sự thu hẹp diện tích rừng giàu là sự suy giảm tính đa dạng sinh học, giảm số lượng thành phần loài và nguồn gen. Qua điều tra diễn biến rừng các năm, động vật rừng LVS Lại Giang cũng có chiều hướng suy giảm
148
mạnh. Theo một số nhà nghiên cứu, tổng số lượng các loài động vật trên cạn và thực vật quý hiếm cần được bảo vệ ở LVS Lại Giang không nhiều, nhưng nếu tính theo mật độ số loài/1.000 km2, thì LVS Kôn và Lại Giang đứng thứ 3 sau sông Thạch Hãn và sông Hương [14]. Hiện nay, diện tích rừng bị thu hẹp do khai thác và đốt nương làm rẫy, kéo theo sự thu hẹp phạm vi phân bố cũng như chất lượng của động vật rừng. Ngoài ra, còn do nạn khai thác tự bừa bãi, buôn bán động vật rừng và các sản phẩm động vật, đã đe dọa đến sự tồn tại của một số loài động vật quý hiếm trong LVS.
Bên cạnh đó, việc suy giảm tài nguyên rừng còn biểu hiện ở rừng PHĐN của LVS Lại Giang có chiều hướng suy giảm về chất lượng [12, 110]. Khả năng PHĐN ở LVS Lại Giang trước đây đã kém, nay diện tích vùng PHRXY lại tăng thêm, tỷ lệ độ che phủ vùng đầu nguồn giảm, ảnh hưởng lớn đến tính chất dòng chảy sinh lũ và xói mòn, trượt lở đất trong LVS. Lũ ở đây lên rất nhanh, thời gian truyền lũ ngắn, cường suất lũ lớn, gây hiện tượng ngập lụt khắp vùng hạ lưu. Vùng thượng nguồn dễ bị bóc mòn, rửa trôi và gây ra lũ quét mỗi khi có mưa lớn, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của dân cư trong LVS. Trong thời gian gần đây, lượng mưa tăng bất thường, lũ lụt có cường độ ngày càng lớn. Do vậy, nhất thiết phải có những định hướng sử dụng, quy hoạch, xây dựng và bảo vệ rừng PHĐN cho LVS.
c. Các căn cứ khác
- Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của các huyện thuộc LVS(hình 2.10)
- Kết quả nghiên cứu XMTN và phân cấp PHĐN ở LVS Lại Giang
- Dựa vào bản đồ đề xuất KNSDĐ đai cho các LHSDĐ chính ở LVS Lại Giang. - Kết quả đánh giá thích nghi sinh thái CQ và kết quả so sánh với hiện trạng sử dụng trên lãnh thổ LVS Lại Giang
3.3.1.2. Nguyên tắc đề xuất
Để đề xuất định hướng SDHL lãnh thổ LVS Lại Giang cho phát triển nông, lâm nghiệp, luận án dựa trên một số nguyên tắc sau:
- Mỗi một đơn vị CQ đều có những chức năng tự nhiên riêng, do đặc điểm, cấu trúc hình thái và các hợp phần cấu thành nên nó quy định. Những chức năng này có tính quyết định trong việc đề xuất định hướng sử dụng lãnh thổ. Do vậy, kết hợp phân tích đặc điểm cấu trúc CQ và phân cấp PHĐN trong LVS, luận án đề xuất định hướng sử dụng lãnh thổ cho phát triển nông - lâm nghiệp theo các chức năng: Chức năng phòng hộ và bảo tồn tự nhiên (các CQ có XMTN cao với phân cấp PHĐN là PHRXY và PHXYvà rừng đặc dụng);Chức năng khai thác kinh tế kết hợp phòng hộ (CQ có XMTN
149
trung bình với kết quả phân cấp PHĐN là đất rừng sản xuất);Chức năng khai thác kinh tế và phục hồi tự nhiên (CQ có tiềm XMTN thấp với phân cấp PHĐN là đất rừng sản xuất); Chức năng khai thác kinh tế (CQ có XMTN thấp trên đất nông nghiệp)
- Dựa vào kết quả chồng xếp của bản đồ KNSDĐ cho các LHSDĐ chính với bản đồ CQ, kết quả đánh giá thích nghi sinh thái cây trồng của các loại CQ và căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất, luận án cụ thể các chức năng CQ trong các LHSDĐ chính ở LVS Lại Giang:
+ Đối với các chức năng phòng hộ và hiện trạng lớp phủ rừng, căn cứ vào trạng thái rừng để đề xuất hướng sử dụng là khoanh nuôi, bảo vệ hoặc phục hồi rừng.
+ Với các LHSDĐ không có lớp phủ rừng, tùy theo đặc điểm và HTSDĐ của lãnh thổ, sẽ đề xuất trồng rừng mới, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả hoặc lúa, hoa màu xen canh.
+ Đối với các loại CQ đánh giá có mức rất thích hợp hoặc thích hợp cho nhiều mục đích, thì ưu tiên đề xuất định hướng sử dụng cho các loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao, có ý nghĩa về mặt môi trường và phù hợp với định hướng quy hoạch sử dụng đất của các huyện trong LVS.
+ Ưu tiên hiện trạng sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả kinh tế.
+ Vùng đồng bằng ưu tiên cho các loại hình sản xuất nông nghiệp. Những diện tích đất sử dụng không hiệu quả, có thể chuyển đổi mục đích sử dụng.
3.3.1.3. Kết quả đề xuất
Từ các căn cứ khoa học, cơ sở thực tiễn và nguyên tắc đề xuất, luận án đề xuất định hướng SDHL lãnh thổ cho phát triển nông – lâm nghiệp ở LVS Lại Giang theo chức năng của các loại CQ như sau:
a. Chức năng phòng hộ và bảo tồn thiên nhiên: CácCQ có chức năng phòng hộ chủ yếu được hình thành trên các lớp CQ núi trung bình, núi thấp và đồi cao, nơi thuộc vùng đầu nguồn của LVS. Độ dốc, mức độ chia cắt địa hình lớn, lượng mưa trung bình năm cao (>2500mm/ năm), tầng đất mỏng, với các cấp PHĐN là PHRXY, PHXY và rừng đặc dụng. Các CQ có chức năng phòng hộ chiếm diện tích 58.000 ha (34,6% DTTN của lưu vực). Đối với các CQ này, ngoài việc phải bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng PHRXY, PHXY, còn cần phải khoanh nuôi, phục hồi rừng và trồng rừng phòng hộ mới. Cụ thể (bảng 3.16):